Ta Thân Phận Đại Đạo Bị Muội Muội Đắc Kỉ Công Khai

Chương 2203 - Lý Thanh Chiếu sửng sốt

Bài thơ này vốn được viết do nhớ nhung Lý Nguyên, lúc này tặng cho Lý Nguyên, coi như đã gửi đi được nỗi tương tư ấy.
Đột nhiên, Lý Thanh Chiếu sực nhớ điều gì, nàng ra vẻ ranh mãnh, nói với Lý Nguyên: “Nếu ta đã tặng thơ cho ngươi, để đáp lại, phải chăng Lý công tử cũng nên viết câu hay ngươi vừa sáng tác ra rồi tặng nó cho ta? Như vậy mới là có qua có lại.”
Lý Nguyên bật cười, sảng khoái nhận lời: “Được.”
Thập Hoa xã không giống trà lâu bình thường, đây là một quán trà quy tụ đông văn nhân và những người có thú vui tao nhã.
Do đó trong phòng riêng đã chuẩn bị sẵn nhiều giấy bút nghiên mực.
Thấy Lý Nguyên nhận lời, Lý Thanh Chiếu lập tức vội vàng đứng lên đi lấy giấy bút nghiên mực.
Sau đó nàng vén tay áo lên, đích thân trải giấy, mài mực cho Lý Nguyên.
Đặc biệt mang ý cảnh hồng tụ thiêm hương.
“Lý công tử, mực nghiên chuẩn bị xong rồi, xin mời.”
Chỉ chốc lát sau, Lý Thanh Chiếu đã mài mực xong, tiếp đó đưa tay ra hiệu mời Lý Nguyên.
Trên mặt tàn đầy sự mong đợi.
Quen biết Lý Nguyên lâu như vậy nhưng Lý Nguyên đến tận giờ vẫn chưa tặng gì cho nàng.
Hôm nay hắn có thể sẽ tặng nàng một bản viết tay, tất nhiên nàng sẽ chờ mong.
Chẳng hay nét chữ của Lý Nguyên là như thế nào?
Hắn rất có tài hoa về ca phú, chắc hẳn thư pháp cũng không kém cạnh đâu?
Lý Thanh Chiếu nghĩ thầm.
Lý Nguyên chầm chậm tiến lại bàn sách, nhận chiếc bút lông thêu gấm từ tay Lý Thanh Chiếu, không hề do dự mà trực tiếp vung bút lên viết.
Nét bút như rồng bay, nước chảy mây trôi, động tác phóng khoáng bất kham, vui mắt vô cùng.
Nhưng, nhìn chữ của Lý Nguyên, Lý Thanh Chiếu không khỏi để lộ vẻ ngờ vực.
Nàng phát hiện bản thân không hiểu Lý Nguyên viết chữ gì.
Thậm chí nàng còn nghi ngờ Lý Nguyên đang thật sự viết chữ sao?
Cảm giác như hắn đang vẽ tranh vậy.
Bởi lẽ cách Lý Nguyên viết chữ sắp chữ trông có vẻ cực kì lộn xộn, không theo bất cứ quy luật nào.
Lý Thanh Chiếu thực sự không hiểu nổi thao tác của Lý Nguyên.
Nàng rất muốn hỏi Lý Nguyên rốt cuộc đang viết gì.
Tuy vậy, lời đến bên miệng lại bị nàng đè xuống.
Đợi đến khi Lý Nguyên “viết” xong thì hỏi cũng chưa muộn.
Song, rất nhanh sau đó, nỗi hoài nghi trong lòng Lý Thanh Chiếu liền biến thành sự kinh ngạc.
Bởi lẽ, sau khi Lý Nguyên “viết” một hồi, Lý Thanh Chiếu kì thực đã mơ hồ hiểu được hành động của hắn.
Chỉ thấy trên giấy Tuyên Thành Lý Nguyên viết lên, thấp thoáng hiện ra đường nét của một bức tranh.
Đó là một bức tranh sơn thuỷ.
Chỉ bằng một vài nét vẽ, khung cảnh vạn vật đìu hiu khi cuối thu đã được phác hoạ ra một cách sinh động, ý cảnh sâu xa.
Trên bức hoạ còn có một thiếu phụ đầy u sầu đứng tại một góc trong lương đình, trông về phương xa.
Lý Thanh Chiếu nhận ra, dù là dáng dấp hay thần thái, thiếu phụ này cũng giống nàng y như đúc.
Điều này làm con tim Lý Thanh Chiếu không nhịn được mà đập rộn ràng.
Thế nhưng tranh sơn thuỷ hay dáng vẻ nữ tử giống hệt nàng không phải là điểm khiến cho Lý Thanh Chiếu kinh ngạc nhất.
Điều làm Lý Thanh Chiếu hết sức sửng sốt chính là bức tranh sơn thuỷ này lại được phác hoạ bằng những văn tự đặc biệt.
Nói cách khác, đây vừa là bức hoạ, cũng là một bức thư pháp.
Thiết kế này có phải quá tinh tế huyền diệu hay không?
Lý Thanh Chiếu không nhịn được, muốn hoan hô khen Lý Nguyên.
Nàng không biết rốt cuộc phải là người tài hoa, sâu sắc thế nào mới có thể vẽ ra bức thư pháp tuyệt diệu vô song như vậy.
Vì chưa viết xong nên Lý Thanh Chiếu chưa biết nội dung của toàn bộ những văn tự này.
Nàng chỉ có thể nhận ra một đoạn thơ quen thuộc.
“Trẻ trung chẳng biết buồn chi hết
Khi biết vần thơ gượng nói sầu” (Bản dịch thơ của Nguyễn Xuân Tảo)
Đây chính là đoạn thơ Lý Nguyên từng thốt ra trước đó.
Lồng ghép văn tự thơ ca vào trong một bức tranh sơn thuỷ một cách hoàn mỹ.
Lý Thanh Chiếu không còn có thể dùng từ ngữ gì để mô tả tài nghệ của Lý Nguyên.
Nhưng ngoài một câu thơ này, trên bức hoạ còn viết những chữ khác.
Song Lý Thanh Chiếu nhất thời không thể ghép những chữ này với nhau và hiểu ý nghĩa của chúng.
Rất nhanh, Lý Nguyên đã viết xong.
Lý Thanh Chiếu ngắm bức tranh đã hoàn thành, gương mặt đờ đẫn, kinh ngạc mất một lúc lâu vẫn chưa nói nên lời.
Bởi vì bức tranh sơn thuỷ được tạo ra từ những nét chữ được viết theo cách thức đặc biệt, thực sự quá đẹp.
Đường nét lưu loát linh hoạt, cảnh sắc trong tranh vô cùng sống động, ý cảnh sâu xa, dường như sắp bay ra khỏi trang giấy.
Mấu chốt là, Lý Thanh Chiếu cảm nhận được đạo vận thâm hậu từ trong tranh của Lý Nguyên.
Nhập đạo qua cách vẽ tranh là cảnh giới xưa nay chỉ có các hoạ thánh mới đạt được!
Lý Thanh Chiếu từng giám định và thưởng thức không ít tác phẩm của các danh tác.
Thậm chí trong nhà nàng còn sưu tầm một tác phẩm xuất sắc nhập đạo bằng hoạ của họa thánh Ngô Đạo Tử.
Tuy vậy, Lý Thanh Chiếu cảm thấy bức tranh phong cảnh do Lý Nguyên sáng tác từ những nét chữ đặc biệt trông không hề thua kém tranh của hoạ thánh Ngô Đạo Tử.
Không, Lý Thanh Chiếu cho rằng bức hoạ của Lý Nguyên còn đẹp hơn cả Ngô Đạo Tử.
Sự mượt mà của đường nét, độ tương phản giữa mảng sáng và tối và đạo vận ẩn chứa bên trong đó thâm sâu hơn tranh của Ngô Đạo Tử rất nhiều.
Phải biết rằng Lý Nguyên vẽ bức hoạ này chỉ trong một hai phút ngắn ngủi mà thôi.
Sau khi nhận bút, không có chút chần chừ.
Dường như trong lòng đã nắm rõ phải miêu tả như thế nào.
Chẳng lẽ công lực hội hoạ của Lý Nguyên vượt qua Ngô Đạo tử rồi sao?
Nhất là khi đây là một bức hoạ được vẽ nên từ văn tự.
Trong đó đòi hỏi kĩ xảo và năng lực kiểm soát tổng thể mạnh mẽ, không biết cao siêu hơn tác phẩm truyền thống biết bao nhiêu lần.
Tuy Lý Thanh Chiếu biết Lý Nguyên rất có tài nhưng nàng hoàn toàn không ngờ hắn lại tài hoa như thế.
Lý Nguyên sao lại trâu bò đến vậy?
Bạn cần đăng nhập để bình luận