Ta Thân Phận Đại Đạo Bị Muội Muội Đắc Kỉ Công Khai

Chương 2201 - Huyền Đô Đại pháp sư thành thánh!

nam nhân trung niên mặt ửng đỏ này chính là Huyền Đô Đại pháp sư, đại đệ tử chân truyền của Lão Tử.
Những năm gần đây, Huyền Đô Đại pháp sư một mực bế quan tu luyện, rất hiếm bước ra khỏi Đâu Suất cung.
Lần này, cuối cùng hắn cũng ngộ ra đạo thuộc về mình, vậy nên bây giờ mới để lộ vẻ thất thố.
Huyền Đô Đại pháp sư nén nỗi kích động, hít sâu vài hơi mới khôi phục được vẻ bình tĩnh.
Chỉ thấy hắn đánh từng đợt pháp quyết huyền ảo về phía các đạo văn kim sắc.
Theo đó, pháp quyết và đạo văn kim sắc dung hòa với nhau.
Đạo văn kim sắc trong hư không lập tức cuốn vào nhau.
Kim quang tỏa ra càng lúc càng chói lọi.
Kim quang thậm chí còn xuyên qua Càn Khôn, xuyên thấu dòng sông sinh mệnh.
Khiến toàn bộ bầu trời trên tam giới hồng hoang cũng bị nhiễm một tầng ánh vàng.
Chúng sinh hồng hoang cùng chú ý tới dị tượng trên trời, không khỏi kinh ngạc và cảm thấy khó hiểu, bàn tán xôn xao.
“A, trên trời làm sao vậy?”
“Hình như đang toả ra ánh vàng kìa?”
“Dị bảo xuất thế hả?”
“Khí tức này thật là mạnh, nếu đúng là dị bảo xuất hiện thì bét nhất cũng là Tiên Thiên linh bảo cực phẩm.”
Chỉ có mấy vị thánh nhân hồng hoang hay các tu sĩ Đại La Kim Tiên trở lên mới nhìn ra manh mối.
“Luồng khí tức này vọng lại từ Đâu Suất Thiên.”
Vân Tiêu thầm kinh hãi, nói.
Quỳnh Tiêu nhìn lên trời, trên mặt thoáng hiện lên vẻ ngờ vực: “Trong cung đại sư bá đã xảy ra chuyện gì?”
Tiếp Dẫn đạo nhân nhìn hư không, thở dài, lầm bầm: “Có vẻ như Huyền Đô Đại pháp sư sắp trở thành đạo hữu của chúng ta.”
Chuẩn Đế đạo nhân: “Hồng hoang lại sắp có thêm một vị thánh nhân.”
Hậu Thổ cảm khái: “Làm thầy của tam thánh, Lão Tử thật có phúc.”
Nguyên Thuỷ Thiên Tôn nhìn về hướng Ly Hận Thiên Phương, sắc mặc vô cùng phức tạp, khó hình dung thành lời.
Theo lý thuyết, Lão Tử và hắn đều thuộc Huyền môn, đệ tử Lão Tử sắp đột phá Thánh Vị thì hắn phải cảm thấy vui mừng mới đúng chứ.
Nhưng Nguyên Thuỷ Thiên Tôn chẳng thể vui nổi.
“Khoảng cách giữa ta và Đại huynh càng lúc càng xa!”
Thông Thiên giáo chủ nhìn kim quang trong hư không đang càng lúc càng thịnh, giọng điệu có phần chua chát, chép miệng: “Hừ. Đại huynh có hai đệ tử là thánh nhân, nhưng dù cho ngươi có nhiều đệ tử thánh nhân hơn nữa thì cũng chẳng bằng đệ tử Đát Kỉ của ta.”
Trường An.
Trà lâu Thập Hoa xã.
Trong một gian phòng trang nhã và yên tĩnh trên tầng ba.
Lý Nguyên đang phẩm trà và thảo luận gì đó với một nữ tử thông tuệ và thướt tha.
Thiếu nữ thông tuệ này mặc trên người một bộ váy dài màu xanh da trời hoa lệ, khoảng chừng hai mươi sáu, hai mươi bảy tuổi, trông rất tao nhã dịu dàng, xinh đẹp như hoa.
Nàng vừa có dáng dấp thiếu nữ vừa mang khí chất trưởng thành.
Ánh mắt linh động, tựa như tinh linh, một làn thu thuỷ, nở nang yêu kiều.
Dung mạo người này chẳng những không hề thua kém Tiểu Long Nữ hay đám Tam Tiêu mà trái lại còn có nét thu hút riêng.
Chỉ thấy nữ tử đưa một trang giấy Tuyên Thành vô cùng hoa lệ tới trước mặt Lý Nguyên, giống như đang dâng lên báu vật.
Nàng nở nụ cười trên môi, nói: “Lý công tử, gần đây ta mới sáng tác một bài thơ mới, chỉnh lý mất mấy ngày mới tương đối hài lòng. Vậy nên ta đặc biệt mời Lý công tử đánh giá thử, xem bài thơ này có thể lọt vào mắt Lý công tử hay không.”
Lý Nguyên nhận giấy Tuyên Thành hoa lê, xúc cảm đặc trưng của giấy Tuyên Thành khiến hắn cảm thấy rất thoải mái khi chạm vào.
Trên giấy Tuyên Thành đề một bài thơ ngắn, nét chữ uyển chuyển mà không gò bó gượng gạo, trông cực kì đẹp mắt.
Mới nhìn vào đã thấy mấy phần hàm súc ý nhị.
Trên giấy chỉ là một bài thơ ngắn.
Lý Nguyên ung dung ngâm nga:
“Lần lần, giở giở
Lạnh lạnh lùng lùng
Cảm cảm thương thương nhớ nhớ
Thời tiết ấm lên lại rét
Càng thêm khó ở
Rượu nhạt uống đôi ba chén
Không chống nổi chiều về gió dữ? (Bản dịch thơ của Nguyễn Xuân Tảo)
Bài thơ này chính là bài “Thanh thanh mạn” do Lý Thanh Chiếu sáng tác.
Nữ tử uyển chuyển như nước trước mặt Lý Nguyên cũng chính là Lý Thanh Chiếu bản tôn.
Hai người quen biết sau một dịp tình cờ.
Trong quá trình làm quen, Lý Thanh Chiếu phát hiện Lý Nguyên chẳng những tuấn tú mà còn có tài ăn nói xuất chúng, lại cực kì tinh thông thư pháp, thi từ, âm luật.
Điều này làm nàng vô cùng ngưỡng mộ tài hoa của Lý Nguyên.
Dần dần, hai người trở thành tri kỉ khác phái.
Thường xuyên mời nhau gặp gỡ thưởng trà, chuyện trò, bàn luận thi ca.
Mỗi khi làm được một bài thơ mới, Lý Nguyên sẽ mời Lý Nguyên tới phẩm trà và đánh giá.
Thập Hoa xã này cũng chính là một trà lâu thuộc sản nghiệp gia tộc Lý Thanh Chiếu.
Đọc xong, Lý Nguyên gật đầu tán thưởng: “Bài thơ này uyển chuyển hàm xúc, lại đẹp thê lương, có thể xưng là Thanh Thanh Mạn độc nhất vô nhị. Nếu hậu nhân lại làm tên điệu này, chắc chắn sẽ chỉ là bắt chước thôi.”
Tuy Lý Thanh Chiếu cũng tự cảm thấy tên điệu mình viết khá hay, nhưng khi nghe Lý Nguyên khen ngợi nàng vẫn không khỏi mở cờ trong bụng.
Nét cười trên mặt càng thêm rạng rỡ.
Đương nhiên, tuy trong lòng rất vui mừng nhưng ngoài miệng nàng vẫn khiêm tốn nói: “Lý công tử quá lời rồi, Thanh Chiếu nghe mà thẹn. Trên đời này có biết bao người có thể làm thơ giỏi hơn ta, đâu dám nói là người ta bắt chước.”
Lý Nguyên cười đáp: “Ngươi không cần khiêm tốn, tuy bài thơ này chỉ có một vài câu nhưng sử dụng đến mười bốn cú liên điệp tinh tế không gì sánh bằng, biến xúc cảm phiền muộn trở nên sống động, tràn đầy ý cảnh. Chỉ mới đọc bài thơ này một lần, trong đầu ta lập tức hiện ra hình ảnh một thiếu phụ khuê các tựa lưng lên khung cửa sổ mà nhíu mày, đẹp vô cùng.”
Nhìn dáng vẻ tán dương chân thành của Lý Nguyên, Lý Thanh Chiếu cảm thấy cưc kì khoái chí.
Có điều…
“Tại sao lại là thiếu phụ? Chẳng lẽ không thể là thiếu nữ ư?”
Lý Thanh Chiếu làm bộ hờn dỗi.
Bạn cần đăng nhập để bình luận