Xích Tâm Tuần Thiên

Chương 368: Phía sau ánh mặt trời

Trọng Huyền Thắng mở đại yến mời khách, người đến góp vui rất nhiều, nhưng kẻ có đủ sức nặng kỳ thật cũng không có mấy.
Bởi vì gã mới vừa mới đưa Trọng Huyền Tuân vào học cung, người không chú ý chưa chắc có thể biết được tin tức này trước tiên. Mà trong số những người biết, sau khi nghe tin đối thủ tiếp theo của gã là Vương Di Ngô, cũng chưa chắc có thể có lòng tin vào Trọng Huyền Thắng.
Lý Long Xuyên cùng Hứa Tượng Càn đều đã đến, trừ những người đó ra, cũng chính là Tĩnh Hải Cao gia tới một người là Cao Triết, Bối Quận Yến gia tới một người là Yến Phủ.
Cao Triết và vị Cao Kinh rớt đài ở Thiên Phủ bí cảnh là đường huynh đệ, thúc phụ của y là Trấn phủ sứ quận Xích Vĩ, Cao Thiếu Lăng, diện mạo của y cũng điển hình cho Tĩnh Hải Cao thị, thân hình cao lớn, mũi rộng mắt to. Cũng không biết vị Tĩnh quý phi kia xinh đẹp tuyệt trần đến cỡ nào.
Mà trong mắt người có tâm, Yến Phủ kỳ thật lại có địa vị lớn hơn một chút, gã là đích tôn của tiền tướng Yến Bình.
Mặc dù Yến Bình đã rời khỏi tướng vị nhiều năm, nhưng lão vẫn có ảnh hưởng nhất định đối với thời cuộc hiện tại. Một ngày vị lão nhân này không nhắm mắt, sẽ là một ngày không ai dám khinh thường Yến gia. Diện mạo của Yến Phủ tương đối ôn hòa điềm đạm, không có tính công kích. Về phần bản chất của gã như thế nào, nếu không thâm giao ngược lại sẽ không thể phán đoán.
Còn những người khác cũng không có gì để nói.
Những công tử tương lai của thế gia đỉnh cấp khác ở Lâm Truy hoặc là không có bất cứ giao thiệp nào, hoặc là vốn không hòa hợp với Trọng Huyền gia giống như Bảo thị.
Đương nhiên những người này tới tham dự yến ẩm, cũng không có nghĩa là bọn họ hoàn toàn đứng về phía Trọng Huyền Thắng. Chỉ là sau khi Trọng Huyền Thắng bày ra thủ đoạn của mình, thắng bại giữa gã và Trọng Huyền Tuân lại trở nên chưa xác định mà thôi.
Đại bộ phận người chỉ vừa không muốn đắc tội Trọng Huyền Tuân, cũng không muốn đắc tội Trọng Huyền Thắng.
Đối với Trọng Huyền Thắng mà nói, mới trở về Lâm Truy hai ngày đã có thể xoay trở cục diện lại trình độ hiện tại, coi như đã đạt được mục đích.
Mặc dù không thể nói là trọn vẹn, nhưng một bữa tiệc cũng là khách chủ tận hoan.
"Nâng ly cạn chén chuếnh choáng nghỉ, tự gối đầu ôn ngọc từ tân khách."
Tùy bút của Công Tôn Dã năm xưa đã viết hết phong trăng của Lâm Truy.
Bao nhiêu năm tháng chuyển, không mai một đi chút nào.
Từ khi mặt trời mới lên, cho đến khi bóng tối đã sâu.
Chúng tân khách đi, người say ngủ lại.
Khi vị khách khứa cuối cùng cũng trở về nghỉ ngơi, Trọng Huyền Thắng "lang thang" cả ngày lẫn đêm ở Hồng Tụ Chiêu cũng lập tức ngồi dậy.
Ngược lại để cho vị giai nhân lấy chân ngọc cho gã làm gối hoảng sợ.
"Đi thôi." Gã hô lớn.
Khương Vọng vốn học theo, cũng gối lên một cặp đùi đẹp nhưng thực ra tâm thần chìm trong Ngũ Phủ hải cũng lập tức mở mắt đứng dậy, không có chút say rượu, cũng không hề lưu luyến chút nào.
Hai người trực tiếp rời khỏi Hồng Tụ Chiêu.
Vị Hứa Phóng này chính là một vị cuồng sĩ nổi danh.
Chuyện nổi danh nhất của y chính là mắng chửi Tụ Bảo thương hội ở trong một lần yến ẩm. Giẫm thanh danh của thương hội cực kỳ to lớn này ở lòng bàn chân.
"Mùi đồng thối" trong một thời gian dài đều bị đeo trên người của thương hội này.
Rất nhiều người có học thức khi nhìn thấy người của Tụ Bảo thương hội liền cố ý che mũi, biểu thị quá hôi thối. Để cho thương nhân trong thương hội này đều không ngẩng đầu lên được.
Mà lúc ấy, hội chủ Tụ Bảo thương hội là Tô Xa chỉ cười trừ cho qua đối với việc này, ngoại trừ một câu "Nhộn nhịp, vì tiền mà đến, cũng vì tiền mà đi!". Lại không có phản ứng thực chất nào nổ ra.
Về chuyện này kỳ thật còn có phát sinh sau này, chỉ là cũng không nổi danh như vậy. Hoặc có lẽ là bị cố ý che khuất đi.
Rất nhiều người chỉ biết Hứa Phóng là một cuồng sĩ, kiệt ngạo bất tuân, biết y từng nhục nhã Tụ Bảo thương hội, nhưng cũng không biết sau này y vì thế mà trả giá cái gì. Chỉ biết sau đó y đột nhiên mai danh ẩn tích, ngoại trừ thời điểm nhắc tới "mùi đồng thối” thì đã không còn xuất hiện trong giới quý tộc Lâm Truy nữa.
Đến bây giờ, đã không còn bao nhiêu người còn nhớ rõ, từ mùi đồng thối này đã từng chỉ tới Tụ Bảo thương hội.
Lâm Truy là hùng thành của thiên hạ, là tòa thành vinh quang, là nơi kiêu ngạo của người Tề.
Hầu như tất cả thế gia đỉnh cấp ở đất Tề đều phải kinh doanh ở đây. Có thể nói có hơn một nửa số quý tộc cao cấp ở Tề quốc ở trong tòa thành này, hơn nữa là hạt nhân của các quốc gia khác, thương khách, người du học, lữ khách...
Lâm Truy thành lấy phong cách cực kỳ bao dung tiếp nhận tất cả, từ đó hình thành nên khí chất độc đáo của nó.
Nhưng tòa thành này không phải lúc nào cũng huy hoàng.
Phường Dư Lý không thể nghi ngờ là một trong những nơi nghèo đói nhất ở Lâm Truy.
"Người ta nói rằng đã từ rất lâu, đây là nơi ngư dân sinh sống. Chẳng qua theo năm tháng qua đi, mới chậm rãi bị đồn nhảm thành nơi này họ Dư như hiện tại. Nhưng kỳ thật người họ Dư ở nơi này cũng không nhiều.” Trọng Huyền Thắng kiêm nhiệm người dẫn đường, giới thiệu cho Khương Vọng.
Hai người đều cải trang, vì che giấu hành tung nên bọn họ cũng không mang theo tùy tùng. Chẳng qua với hình thể của Trọng Huyền Thắng, làm thế nào cũng quá nổi bật ở nơi dân cư bần hàn như thế này.
Khương Vọng quấn toàn bộ cơ thể trong một kiện hắc bào, nghe tiếng kinh ngạc nói: "Nơi này đến quận gần biển còn rất xa phải không? Ngư dân sống như thế nào?”
Toàn bộ Tề quốc chỉ có ba quận gần biển, quận Tĩnh Hải chính là một, nhưng thực ra cũng chỉ có rất ít bờ biển, tuyệt đại bộ phận bờ biển đều ở trong quận Lâm Hải.
"Ai biết được?" Trọng Huyền Thắng lắc đầu: "Có lẽ Lâm Truy trước kia cách biển không xa như vậy."
Có lẽ... một đoạn thời gian xa xưa trước đây, Lâm Truy rất gần với biển.
Thương hải tang điền, năm tháng biến thiên, lịch sử bụi bặm đang đợi người khai quật, thế nhưng hai vị này đều không phải là hạng người quá ham muốn tìm hiểu đối với những thứ không liên quan.
Có lẽ người ở đây sớm nhất chính là họ Dư, Trọng Huyền Thắng tốn sức đào bới cái gọi là "Khu Ngư Lý" mới là tin đồn cũng nói không chừng.
Bọn họ đều không nhắc đến chuyện những ngư dân có khả năng tồn tại kia là kiếm ăn ở Truy hà, bởi vì từ lúc nước Tề khai quốc, Truy hà đã cấm dân gian đánh bắt cá, đây là lệnh cấm đã đưa vào luật Tề.
Bóng đêm đã rất sâu.
Đêm đêm sênh ca là đặc quyền của người giàu, người nghèo chủ yếu là mặt trời lên thì làm mặt trời lặn thì nghỉ. Bởi vì đói, lạnh, bệnh tật, tất cả các loại nguyên nhân trộn lẫn vào nhau, qua đêm dài là chuyện rất khó khăn.
Chẳng qua ở phường Dư Lý ngược lại còn có một ít ánh mắt sâu kín ở ven đường.
Chính xác mà nói, những nơi ven đường kia chính là "nhà" của những người nọ.
Trọng Huyền Thắng theo bản năng tránh nước thải trên mặt đất, làm như không thấy những ánh mắt u ám kia.
Không có thực lực dựa vào, tâm tư xấu ác như thế nào cũng chỉ là trò cười.
Những ánh mắt này mặc dù hầu hết đều mang ác độc thuần túy nhất, nhưng không ai dám trả giá bằng hành động.
Trong những ngày đê hèn, bọn họ bồi dưỡng được bản năng sống. Hai người áo đen dám hơn nửa đêm đến phường Dư Lý này, vừa nhìn đã biết không dễ chọc.
Giống như một con chuột trong mương, phản ứng đầu tiên khi nhìn thấy một người là trốn. Chúng có nhận thức độc đáo của riêng bản thân về nguy hiểm.
Cảm giác giày giẫm lên trên bẩn thỉu không thoải mái lắm, Khương Vọng cũng không kháng cự đạp không mà đi.
Chẳng qua là...
"Ta cho rằng Tề đô sẽ không có những chỗ này." Khương Vọng nói.
"Lâm Truy còn rất nhiều thời cơ, nhưng không phải tất cả mọi người đều nguyện ý mở mắt, nguyện ý đi qua, nguyện ý bắt lấy. Chỉ là cứu tế thuần túy mà nói, móc rỗng quốc khố cũng không đủ."
“Những tiểu quốc kia mới có tương đối ít loại địa phương như thế này." Trọng Huyền Thắng thản nhiên trả lời: "Bởi vì loại người này đã sớm bị hung thú ăn không còn một mống.”
Khương Vọng im lặng một hồi, hỏi lại: "Hứa Phóng sẽ ở chỗ này?”
Tài nguyên là có hạn, đạo lý này cũng không cần Trọng Huyền Thắng phải nhắc lại.
Chỉ là dù sao Hứa Phóng cũng là tu sĩ siêu phàm, bất kể như thế nào cũng không thể lưu lạc đến loại địa phương này mới đúng.
Trọng Huyền Thắng không có chút cảm xúc gì tuyên bố: "Đạo tâm vỡ! Đại tiểu chu thiên sụp đổ, Thông Thiên cung tan rã.”
“Danh sĩ Hứa Phóng đương nhiên sẽ không ở loại địa phương này, ngay cả đi ngang qua cũng là chuyện không thể nào.’.
“Nhưng một phế nhân, ở nơi này lại rất hợp lý.”
Một lời trần thuật vô cùng tàn khốc.
Bạn cần đăng nhập để bình luận