Xích Tâm Tuần Thiên

Chương 1188: Kiếm này kính trả

Gã không phải là tướng của Ngụy quốc, không phụng sự quân vương, chỉ là một hiệp khách của Ngụy quốc mà thôi.
Vì vậy, gã có sự kiêu ngạo và hào hiệp, gã có lựa chọn và con đường của riêng mình.
Chỉ là khi gã bước đến lối vào phía Nam, Ngô Tuân, đại tướng quân Ngụy quốc đã trở tay đẩy lại.
Đắc Ý kiếm bỗng chốc bay ra, dễ dàng vượt qua khoảng cách, lại treo ở bên hông Yến Thiếu Phi, không thấy khói lửa.
Giọng nói của Ngô Tuân vang lên: "Thiên tử ban kiếm, không lý nào thu lại. Tuy ngươi không phải là đệ nhất thiên hạ, nhưng ngươi là niềm tự hào số một của Ngụy quốc ta. Kiếm này không phải của ngươi thì còn là của ai? Lần này đi núi cao đường xa, nhớ tới cố nhân cố quốc, chớ quên kiếm này lòng này."
Yến Thiếu Phi dừng bước, cúi đầu thi lễ với Ngô Tuân, nhưng không nói gì, chỉ cầm trường kiếm trong tay, nhanh chóng bước đi.
Nghe cuộc trò chuyện của bọn họ, lúc này mọi người mới nhận ra rằng sau trận chiến này, Yến Thiếu Phi sẽ rời khỏi Ngụy quốc.
Không biết gã sẽ đi đâu, không biết gã sẽ làm gì...
Đây thực sự là một câu chuyện tuyệt vời.
"Hay lắm!"
Không biết là ai hét lớn.
Trong thời gian ngắn, tiếng reo hò trên khán đài dậy lên như sấm.
Vì Yến Thiếu Phi sáng suốt tự kiềm chế chính mình, không tranh vị trí đầu, đeo kiếm mà đi.
Cũng vì Ngô Tuân bảo kiếm tặng anh hùng, không luận thắng bại.
Tất nhiên, người khác nhau suy nghĩ khác nhau.
Yến Thiếu Phi lựa chọn treo kiếm rời đi.
Có thể có những suy tính khác, có thể đó chỉ là sự kiêu ngạo của riêng mình gã.
Nguyên nhân thế nào chỉ bản thân mình mới biết được.
Nhưng đối với Ngụy quốc thì không cần nghi ngờ, đây chắc chắn là một bước đi rất khôn ngoan.
Trong số tất cả những thiên kiêu Ngoại Lâu ở Hoàng Hà Hội lần này, Đấu Chiêu và Trọng Huyền Tuân hoàn toàn là độc nhất, vượt qua những thiên kiêu khác.
Ngoại trừ họ, không ai có đủ tư cách đứng đầu.
Bọn họ đánh tới mức gần như đồng quy vu tận, thiên kiêu Ngụy quốc các ngươi lại nhặt vị trí đứng đầu, ai có thể phục?
Tề không phục, Sở không phục.
Thiên hạ không phục.
Vậy thì quyền lợi đại biểu cho "vị trí đứng đầu" này, một Ngụy quốc không phải một trong sáu nước mạnh nhất thiên hạ, có thể nắm giữ nổi hay sao?
Nếu căn bản không có đủ sức mạnh để giành vị trí đầu, nhưng cuối cùng lại đoạt được, đó là "đức" không tương xứng với "vị".
Cái gọi là "đức không xứng với vị, ắt sẽ gặp tai họa".
Trong tình hình này, Yến Thiếu Phi giành được vị trí đầu, là họa chứ không phải phúc.
Vì vậy, khi gã đeo kiếm rời đi, Ngô Tuân mới vui vẻ chấp nhận.
Mặc dù Yến Thiếu Phi đã có ước định với Ngụy đế, muốn giành được vị trí cao nhất.
Nhưng quần thần Ngụy quốc không có kỳ vọng này. Thực tế, điểm dừng của họ là tiến vào trận đấu chính, kỳ vọng của họ chỉ là Bát Cường.
Yến Thiếu Phi nằm trong số Tứ Cường của trận Ngoại Lâu, đó đã là một điều bất ngờ.
Để có được các tài nguyên tương ứng một cách an toàn và đảm bảo, cần phải chuẩn bị thật tốt.
Hiện giờ vị trí đứng đầu tới tay còn từ bỏ, thử hỏi ai lại không biết xấu hổ làm khó tài nguyên Tứ Cường của ngươi?
Còn về việc Ngô Tuân trả kiếm lại cho Yến Thiếu Phi...
Đài Quan Hà này không chỉ dành cho các thiên kiêu, mà còn dành cho các nước khác.
Muốn tranh đoạt danh tiếng, chỉ danh xưng "thiên kiêu" là không đủ.
Tại sao rất nhiều thiên kiêu thề chết không lùi, lấy tính mạng tiền đồ vô lượng của mình cho trận chiến ngắn ngủi này, đặt cược vào Diễn Võ Đài này?
Bởi vì họ không chỉ đại diện cho chính mình, mà còn đại diện cho đất nước đằng sau họ.
Danh dự đôi khi quan trọng hơn thắng bại.
Vì vậy, Bạch Ngọc Hà của Việt quốc đã từ chối "nhặt" lấy một suất tham dự cuộc đấu chính.
Cho nên đường đường là Chân nhân Tào Giai, cố ý làm khó một Xúc Mẫn nhỏ bé. Không phải là làm khó Xúc Mẫn, mà là làm khó Hạ quốc.
Ngô Tuân đường đường là đại tướng quân của Ngụy quốc, đương nhiên hiểu đạo lý này.
Lão luôn bảo vệ tiếng tăm của Ngụy quốc.
Chưa kể đó chỉ là một thanh kiếm Đắc Ý đã được ban thưởng từ lâu, cho dù có thêm mười thanh danh kiếm đương thời, lúc cần tặng y cũng sẽ tặng, lông mày cũng không cần nhíu một cái.
Khi bóng lưng của Yến Thiếu Phi biến mất bên ngoài Lục Hợp trụ.
Mọi người mới nhận ra rằng lại xuất hiện một câu hỏi mới.
Ai là người đứng đầu trận Ngoại Lâu Hoàng Hà Hội lần này?
Yến Thiếu Phi, người duy nhất giành được tư cách tranh đoạt đã tự nhận là thiên hạ đệ tam. Không còn nghi ngờ gì nữa, đệ nhất chỉ có thể là Đấu Chiêu hoặc Trọng Huyền Tuân.
Ở một mức độ nào đó, Đấu Chiêu và Trọng Huyền Tuân đại diện cho hai thái cực.
Họ là hai kiểu thiên kiêu hoàn toàn khác nhau.
Đấu Chiêu chỉ chọn một hạt giống thần thông, chỉ duy nhất một Đấu Chiến Kim Thân, nhưng gã đã phát triển nó đến cực điểm.
Dựa vào thiên phú chiến đấu xuất sắc của mình, gã đã nắm chắc hoàn toàn Đấu Chiến thất thức, cô đọng đạo Đấu Chiến, đạt được chiến lực tuyệt đỉnh thiên kiêu Ngoại Lâu.
Mà Trọng Huyền Tuân gần như đại biểu cho thành tích cao nhất trong thần thông Nội Phủ, thân có Thiên Phủ, Ngũ phủ chọn Ngũ thần thông. Mọi môn thần thông đều được phát huy đến mức cao nhất, dựa vào điều này, y đã trở thành tuyệt đỉnh thiên kiêu, sau khi bước vào Ngoại Lâu cũng có chiến lực hàng đầu Ngoại Lâu cảnh.
Luận thần thông, dù Đấu Chiến Kim Thân có mạnh đến cỡ nào cũng không thể so sánh với Ngũ Phủ thần thông của Trọng Huyền Tuân, Luận quyền cước vũ khí, Trọng Huyền Tuân... căn bản không thể so được với Đấu Chiêu.
Thiên Luân của y tuy là thuật Tạp Nhân, tuy ổn định chính xác nhưng quả thực khó mà so sánh với đỉnh cấp thiên kiêu. Ngũ thần thông quyền, có mạnh cũng là đường ánh sáng đi qua của Ngũ thần thông. Đao thuật điêu luyện nhất cũng chưa đạt đến trình độ của Cam Trường An. Chỉ là dưới sự thôi động của thần thông Trảm Vọng, lại điều khiển Nhật Nguyệt Tỉnh Tam Luân đao, cộng thêm Trọng Huyền lực mới không thua Thiên Nhân Ngũ Suy đáng sợ.
Cả hai bên đều chiến đấu hết mình trong phạm vi lợi thế của bản thân.
Nhìn vào cách thể hiện trong toàn bộ cuộc thi Ngoại Lâu chính thức, có thể nói họ ngang tài ngang sức.
Dù là ý chí chiến đấu hay tài năng chiến đấu thì đều không có chỗ để bắt bẻ.
Trong cuộc đối đầu một chọi một, cũng đánh tới phút cuối cùng, đánh tới không phân thắng bại.
Nhưng mà võ không có đệ nhị, thế gian sao có thể có hai vị trí đứng đầu ngang nhau?
Dư Tỷ không nghĩ ngợi quá lâu.
Lão cứu Đấu Chiêu, người gần như bị chém đầu và Trọng Huyền Tuân sắp suy kiệt, lão tản đi tinh quang, đứng chắp tay.
Sau đó nói với mọi người: "Yến Thiếu Phi chủ động bỏ cuộc thi, sẵn sàng đứng thứ ba. Vậy thì Trọng Huyền Tuân Tề quốc, Đấu Chiêu Sở quốc cùng đứng thứ hai trong trận Ngoại Lâu Hoàng Hà Hội lần này... không có người đứng đầu!"
Một kết quả có phần đáng tiếc, nhưng cũng phù hợp với quy tắc của Hoàng Hà Hội.
Là người chủ trì Hoàng Hà Hội, Dư Tỷ chỉ cần chịu trách nhiệm về các quy tắc của Hoàng Hà Hội.
Trên thực tế, về mặt luật lệ, Đấu Chiêu và Trọng Huyền Tuân đều đã thua.
Chỉ là người Ngụy quốc biết tiến biết lùi nên mới có kết quả như vậy.
Trong cuộc thi như Hoàng Hà Hội, không thể đợi Đấu Chiêu và Trọng Huyền Tuân bình phục chấn thương để đánh tiếp một trận nữa.
Khi Dư Tỷ nói ra, đó đã là kết quả cuối cùng.
Nói xong, lão nhìn xung quanh một vòng rồi nói: "Ngày mai Nội Phủ tranh khôi."
Sau đó xoay người, biến mất trên Diễn Võ Đài.
Trên Diễn Võ Đài, Đấu Chiêu và Trọng Huyền Tuân đều đang nằm nghiêng, cả hai vô cùng yếu ớt.
Dựa theo quy tắc của Hoàng Hà Hội, Dư Tỷ giữ mạng cho bọn họ nhưng không thể tiêu tốn nhiều sức lực để khôi phục hoàn toàn thương tích cho cả hai.
Đây là vấn đề của hai nước Tề - Sở. Tất nhiên, không cần ai phải thúc giục.
Màn trình diễn ngày hôm nay của Trọng Huyền Tuân và Đấu Chiêu, chắc chắn đã giành được sự tôn trọng của tất cả mọi người.
Tương lai tươi sáng của họ rất được mong đợi, cả hai đều là báu vật của nước mình.
Gần như ngay khi Dư Tỷ rời đi, các cường giả của hai nước Tề - Sở đã xông lên Diễn Võ Đài.
Thống soái Xuân Tử quân Tào Giai của Tề quốc đưa Trọng Huyền Tuân xuống khỏi Diễn Võ Đài. Thống soái Ác Diên quân Ngũ Hi của Sở quốc đứng trên Diễn Võ Đài điều trị cho Đấu Chiêu.
Nói chung, người của bên nào thì bên đó lo.
Tất nhiên Ngũ Hi cũng đưa Đấu Chiêu rời đi rất nhanh, bởi vì Tiển Nam Khôi đã tiến lên biểu thị tiếp theo còn phải tranh thủ thời gian, xác định suất cuối cùng ở trận Nội Phủ.
Nhưng sau khi kết thúc trận thiên kiêu Ngoại Lâu, trận này quả thực không có quá nhiều người chú ý.
Đã nhìn thấy cảnh tượng rực rỡ, lại quay đầu xem vòng tuyển chọn Nội Phủ, thật khiến người ta khó mà hào hứng.
Ngay cả Khương Vọng cũng đứng dậy rời khỏi chỗ ngồi, tính toán sẽ nghỉ ngơi thật tốt, chuẩn bị cho trận đấu chính thức ngày mai.
Không biết từ bao giờ, sáu vị pháp tướng chí tôn và Lục Hợp trụ cũng biến mất.
Nhìn xung quanh, ở giữa hai trụ Lục Hợp vẫn mông lung mờ mịt, nhìn không rõ ràng.
Còn vị Ngao tiên sinh kia cũng không thấy tăn hơi, chỉ còn ghế dựa trống trơn.
Hơi có cảm giác lời hoa mỹ tựa như giấc mơ gửi cho giấy trắng.
Lại nói Trọng Huyền Tuân được Tào Giai ôm xuống khỏi Diễn Võ đài, lập tức cả đám người lo lắng chạy đến.
Người Tề quốc đến xem không phải là ít, như đám người Trọng Huyền Thắng, Lý Long Xuyên, lúc này khó tránh khỏi lo lắng cho thiên kiêu nước mình, vừa tự hào vừa lo lắng.
Vương Di Ngô là người đầu tiên chạy đến bên cạnh Tào Giai, nếu không biết năng lực của Tào Giai, gã đã hận chính mình không thể ra tay cứu chữa.
Trọng Huyền Thắng xúc động nắm tay Trọng Huyền Tuân, nước mắt lưng tròng, giọng nói xúc động: "Huynh trưởng, chuyện của gia tộc, đệ sẽ gánh vác, huynh đừng lo lắng."
Vết thương của Trọng Huyền Tuân suýt nữa là hết đường cứu vãn ...
Bạn cần đăng nhập để bình luận