Xích Tâm Tuần Thiên

Chương 1935: Như Được Hưởng Đất Lành Ngọc Quý Mà An Vui (1)

Ngay khi Tề quân quét ngang phủ Phụng Lễ, nối liền Lâm Vũ Phụng Lễ, đạt được đại thắng ở đông tuyến.
Phủ Đại Nghiệp truyền đến tin tức chấn động thiên hạ, như sấm nổ vang dội, khiến ngày 26 tháng 12 năm 3920 Đạo lịch sôi trào vạn dặm.
Đại tướng tiên phong thứ ba của Tề quốc, Trọng Huyền Tuân, dẫn theo ba ngàn quân, ngày phục kích đêm tấn công, tiến quân hiểm đạo, đột nhập phủ Đại Nghiệp, ám sát thủ tướng Thanh Lăng, đoạt được thành Thanh Lăng, lại đuổi bại binh chạy vào hoàng lăng, thừa dịp loạn chém thủ lăng có tu vi Thần Lâm, đại phá quân đoàn thủ lăng, bao vây lăng mộ Hạ Tương Đế!
Một trận chiến khiến thiên hạ chấn kinh. Y làm thế nào biến mất ở chiến trường Lâm Vũ, đột nhập phủ Đại Nghiệp, làm thế nào đột tiến mạnh mẽ ở phủ Đại Nghiệp có trọng binh đóng giữ, lại làm thế nào đánh bại thành Thanh Lăng, làm thế nào chém giết vị thủ lăng đã Thần Lâm nhiều năm kia, những chuyện này có lẽ chỉ có thể chờ đến sau trận chiến để phục bàn thôi. Tề quân đánh tới nơi yếu hại của Hạ quốc, là sự thực không thể tranh cãi! Tiền tuyến còn đang đại chiến, thế mà ở hậu phương Hạ quốc, mộ tổ hoàng đế đều đã rơi vào tay Tề quân! Điều đáng nhắc tới chính là, Trọng Huyền Tuân cũng không hủy hoàng lăng, đào đế cốt. Không giống như trong tưởng tượng của rất nhiều người… Mở quan tài quất thi thể Hạ Tương Đế, chà đạp hoàng thất Hạ quốc, đạp nát tôn nghiêm Đại Hạ. Ngược lại, y còn giúp Hạ Tương Đế vẩy nước quét nhà, dọn dẹp lăng mộ một phen, tự mình làm lễ cầu khẩn, soạn văn ca tụng công đức một đời của Hạ Tương Đế, ca tụng, tưởng nhớ.
Sau đó bồi đất làm đài, dâng hương làm lễ, thay mặt Tề Thiên tử… cử hành nghi thức sắc phong. Dùng doanh nghĩa đế quốc Đại Tề, phong Hạ Tương Đế làm An Nhạc hầu của Tề quốc, cũng tự mình khắc bia đá, dựng thẳng trước cửa lăng mộ! Người chết, đương nhiên không thể nào cự tuyệt. Mặc kệ ngươi lúc còn sống uy lăng thiên hạ, mặc kệ ngươi là bực minh quân hùng chủ bực nào, sau khi nằm vào phần mộ, thanh danh cả đời, cũng chỉ có thể mặc người điêu khắc. Tước danh An Nhạc hầu này, vừa hay trước khi chiến tranh Tề - Hạ diễn ra, chính là đãi ngộ mà Tề Thiên tử ban cho Hạ Thiên tử trong tối hậu thư mà Tề quốc gửi cho Hạ quốc. Lúc đó Hạ Thiên tử đương nhiên liền xé bỏ, tức giận mắng lão tặc Khương Thuật.
Cũng ngược lại muốn sắc phong cho Tề Thiên tử. Nhưng vào lúc này, rốt cuộc người nào bị đánh sưng mặt thì chẳng cần nói cũng đã hiểu. Văn chương của Trọng Huyền Tuân không tính là xuất chúng, chỉ có thể nói là tuân theo pháp tắc. Nhưng mà bài văn [Tế An Nhạc hầu Đại Tề họ Tự tên Nguyên], có một câu như này !
“Hiện nay con cháu ngươi chẳng ra gì, Thiên tử Đông quốc muốn bảo vệ huyết mạch hào kiệt, khiến cho tử tôn ngươi đời đợi được hưởng vinh hoa phú quý, đất phong được đại quốc che chở, như hưởng đất lành ngọc quý mà an vui vậy!” Một câu con cháu ngươi chẳng ra gì này, Hạ Thiên tử hiện tại, phản bác như thế nào? Một chiêu này của Trọng Huyền Tuân, trực tiếp giáng cấp đương kim Hạ Thiên tử trở thành thế tử An Nhạc hầu, nếu ngươi đã không đồng ý thụ phong, ta liền sắc phong cha ngươi! Trận này một mặt là nghi thức sắc phong nhắm vào người đã chết, nhìn qua thì hoang đường, nhưng thật ra trên thực tế, lại kéo hoàng thất Hạ quốc xuống khỏi thần đàn. Hạ Thiên tử hiện tại, quả thật không giữ được lăng tẩm của tổ tông. Vị phụ hoàng vĩ đại đã từng hùng thị thiên hạ kia, sau khi chết bị người ta sắc phong thành hầu gia, cũng là sự thật. Người đương thời hoặc cảm thán: Đại Hạ trước đây có hàng triệu người, cường tướng nhiều như mây, danh thần nhiều như mưa, có hàng trăm vạn binh sĩ, một lời không hợp tất ngựa dẫm Đông quốc, không hiểu sao lại bị tàn phá biên giới, để tổ tông phải chịu nhục!
Hoặc chửi bới: Dưới không thể bảo vệ lê dân, trên không thể bảo vệ tổ tông. Đại quân có tác dụng gì? Đại tướng có tác dụng gì? Cả triều văn võ, vương hầu sống xa hoa, lại có tác dụng gì? Thể diện của hoàng thất Hạ quốc, đã hoàn toàn mất sạch! Chư phủ các thành Đại Hạ, cả nước buồn bã. Tin tức truyền đến chỗ nào thì chỗ đó than khóc. Một mặt, có rất nhiều tướng lĩnh căn bản không bị áp chế, không còn… giữ tuyến phòng thủ của mình nữa, giận dữ dẫn quân về Đại Nghiệp, thề bảo vệ tiên đế - chuyện này khiến cho hệ thống phòng ngự toàn quốc mà Tự Kiêu khổ tâm xây dựng, xuất hiện gợn sóng cực lớn. Mặt khác, có rất nhiều người đã hoàn toàn mất đi ý chí chiến đấu! Hạ Tương Đế là nhân vật bậc nào? Dẫn dắt Hạ quốc đến trình độ cường thịnh nhất từ xưa đến nay, có thể nói chính là đệ nhất đế vương từ khi Đại Hạ lập quốc tới nay, sau khi chết mấy chục năm, vẫn là lãnh tụ tinh thần của rất nhiều người Hạ quốc. Một tồn tại vĩ đại như vậy, khi còn sống bá nghiệp gián đoạn ở Tề, sau khi chết còn bị Tề sắc phong. Nhục này quá dày? Tử tôn sao mà bất tài vậy! Thành Đồng Ương ở tiền tuyến biết được tin tức này.
Một đám trọng thần của đế quốc Đại Hạ, đều quay mặt quỳ hướng về phía phủ Đại Nghiệp, không ít người gào thét khóc lớn. Thậm chí Vân Hoài bá Trương Linh Ngọc còn ngay lập tức tự sát, vả lại còn dùng tóc che mặt, hủy thi thể chứ không chôn, bảo rằng không còn mặt mũi nào để nhìn tiên đế! Quốc tướng Liễu Hi Di, tháo tướng ấn xuống, muốn giận dữ quay về Đại Nghiệp, thề phải giết Trọng Huyền Tuân, lại bị Võ vương Tự Kiêu ngăn chặn. Tào Giai lại vào lúc này, dùng ba đội binh mã Xuân Tử, Thu Sát, Trục Phong, tấn công thành Đồng Ương, khiến một đám trọng thần ở thành Đồng Ương, buồn bã nhưng không thể rời đi! Trong khoảng thời gian này, Tề quân chiếm toàn bộ phủ Phụng Lễ, sau khi chỉnh đốn một chút, liền ồ ạt đánh vào phủ Hội Minh. Khác với lúc chiến tranh phủ Phụng Lễ chia thành hai đường, lúc này đặc biệt có tổng đốc.
Chiến sự phủ Hội Minh, hoàn toàn là một bàn tiệc chiến công, các tướng lĩnh đều có thể dựa vào bản lĩnh của mình, lĩnh quân loạn chiến. Trong đó, biểu hiệu của bốn đội Trọng Huyền Thắng Khương Vọng, Bảo Bá Chiêu, Diêm Pha, Âu Dương Vĩnh là xuất chúng nhất, đánh đâu thắng đó, nhiều lần hạ thành địch. Có đội sốt ruột lập công, đã vượt qua Hội Minh, đánh vào phủ Thiệu Khang! Hiện tại, nếu phác họa toàn bộ binh tuyến trên dư đồ Hạ quốc, tách rõ tình thế. Có thể thấy rõ ràng, trên chiến trường đông tuyến, Kinh Vĩ kỳ đã nở rộ bốn bề. Trọng Huyền Thắng khổ tâm mưu đồ ở đông tuyến đã đại thắng, Trọng Huyền Tuân cuồng vọng đánh một quyền vào hoàng lăng Đại Hạ, dẫn đến phản ứng dây chuyền. Chiến trường đông tuyến nóng như lửa, trung tuyến thành Đồng Ương giữ vững áp chế, chiến trường bắc tuyến phủ U Bình cũng chỉ còn lại ba tòa thành còn ngoan cố chống lại, Điền An Bình đã chỉ huy phủ Ngô Hưng! Phòng tuyến Hạ quốc vốn dĩ vẫn luôn ở trong trạng thái bó buộc, trong một đêm, đã lảo đảo muốn ngã!
Giống như có một cây bút to lớn phác họa trên địa đồ to lớn của Đại Hạ, quen thuộc từng ngon cây cọng cỏ, xa lạ là khắp nơi đều là đao binh. Có lẽ không nên lạ lẫm? Đơn giản chỉ là tái diễn câu chuyện mà ba mươi hai năm trước nên diễn ra mà thôi? Lộ trình mở rộng chiến tuyến của Tề quân, giống như một người khổng lồ đang vươn cánh tay cường tráng của mình, nắm chặt cổ Hạ quốc, không ngừng bóp chặt.
Toàn bộ chiến trường Tề - Hạ, tình thế của Tề quân đều rất tốt. Quân Hạ nhìn đã loạn! Không, chỗ nào chỉ là nhìn? Cứu viện phủ Đại Nghiệp, đuổi giết Trọng Huyền Tuân, cứu Hội Minh, trợ giúp củng cố phòng ngự phủ Cẩm An, bảo đảm Thuận Nghiệp hộ vương đô... Toàn bộ đế quốc chỉ chớp mắt liền đã thủng trăm ngàn lỗ, vừa vặn là toàn tuyến loạn chiến kết quả thất bại, để cho người may vá cũng không biết nên từ nơi nào bắt đầu. Có lẽ sở dĩ Tào Giai chọn trải rộng chiến cuộc, chính là căn cứ vào sự tự tin tuyệt đối với tố chất của Tề quân và tiên đoán được cục diện hiện tại sẽ thế này! Người Hạ quốc đương nhiên ngoan cường, ở bất kỳ chiến trường nào đều vẫn đang ngoan cường chống cự.
Nhưng Tề quân đang không ngừng tích lũy lợi thế, binh đao sắc bén hơn, phong hỏa cháy hừng hực hơn. Bên phía Hạ quốc là hủy đi tường đông, bổ tường tây, tình thế khó xử! Chiếc bút kia cuối cùng ngưng trên địa đồ, bị một cánh tay nổi gân xanh bóp tan thành khói, tiêu chí chính ngay thành Ngọ Dương. Trong chốc lát, cánh tay nặng nề rơi xuống, giống như một ngọn núi! Cho nên tấm bản đồ cực lớn này, cũng bị đánh tan. Trong bóng tối có một thanh âm nói:
“Thù hận cho thấy đã phải nhận quá nhiều tổn thương nhưng không thể nào đáp trả…”
“Phẫn nộ là bởi vì không vừa lòng hiện trạng nhưng lại bất lực...”
“Đều là biểu hiện của sự hư nhược!”
Bạn cần đăng nhập để bình luận