Xích Tâm Tuần Thiên

Chương 3025: Liễu điều trừu chi thành tân lục, trường đê cựu chẩm phục hà niên (2)

Việt quốc, Thái Miếu.
Văn Cảnh Tú quỳ trước bức tượng đã rất lâu.
Quân chủ vô ngôn, tuế nguyệt hữu thanh.
Hoàng đế khi còn sống rất hiếm khi bị đánh giá xấu, chỉ sau khi mất đi rồi, mới có định luận.
Có một thời khắc, bầu không khí trong linh từ "Chìm" hẳn xuống, trở nên hết sức nghiêm túc nặng nề. Làn khói xanh của linh hương trở nên mơ hồ, đôi mắt pho tượng lấp lóe huy quang, trong một tích tắc, trông rất xa xôi.
Văn Cảnh Tú cuối cùng cũng chờ được đến lúc, ngẩng đầu lên, hô to:
"Con cháu đời sau chẳng ra gì Văn Cảnh Tú, lạy nghênh Thái Tông. Nguyện lấy thân Thiên tử này, thừa ý tổ tiên, nghênh Thái Tông trở về!"
Dĩ nhiên ông ta biết, Nhậm Thu Ly sáng lập "Thời không kính hà thiên ky trận", là muốn lợi dụng trận này, kính ánh lịch sử Việt quốc, để giết Khương Vọng.
Chính vì sự tồn tại của trận pháp này, mới khiến ông ta tin rằng Nhậm Thu Ly thật sự có khả năng giết chết Khương Vọng.
Đương nhiên ông ta cũng biết, Nhậm Thu Ly mượn dùng ngọc tỷ Thiên tử Việt quốc, là để trấn áp ai. Nhìn cả lịch sử Việt quốc, người có thể tạo thành uy hiếp đối với Khương Vọng, chẳng có mấy ai.
Việt Thái Tông nhất định sẽ xuất hiện trong "Thời không kính hà thiên ky trận", và ông ta cho mượn ngọc tỷ Thiên tử Việt quốc, chính là để được nhìn thấy Thái Tông!
Cao tướng và Thái Tông là hai người có khả năng tạo nên gợn sóng trong "Thời không kính hà thiên ky trận".
Ông ta cũng là Chân Nhân, còn là Việt quân, là người đang nắm trong tay quyền lực cao nhất của đất nước này, ông ta còn có Kính Hồ.
Ông ta cũng có bố trí của mình.
Thí dụ như giờ phút này, ông ta chặn đường, giữ lại hình chiếu lịch sử của Việt Thái Tông, muốn lấy thân mình để thừa kỳ ý, nghênh đón Thái Tông sống lại!
Là hoàng đế Việt quốc, ông ta là huyết mạch của Thái Tông, cũng cùng ngồi một tôn vị như Thái Tông, có cùng cảnh giới tu vi với Thái Tông, cả đời này của ông ta, ngày lễ ngày tết, lúc thọ lúc lễ, việc cúng tế Thái Tông chưa bao giờ qua loa, máu tự tương liên... Nên một khắc ý chí Thái Tông xuất hiện, ông ta cảm nhận được ngay.
Trong linh từ cũng đã chuẩn bị sẵn trận pháp thời không, cũng là kết nối với hộ quốc đại trận, lấy Kính Hồ làm trụ cột, nhờ ưu thế địa lợi, mượn dùng đại trận của Nhậm Thu Ly một chút. Ông ta cũng đã dốc hết kho của Việt quốc, sử dụng những tài liệu tốt nhất để bày trận ! từ ngày quyết định đi chung một đường với Nhậm Thu Ly, ông ta đã bắt đầu chuẩn bị tất cả.
Ông ta tự biết nếu không có trí tuệ cao, thì không nên đánh cờ với trí giả chân chính, với người mà ông ta tin rằng có trí tuệ. Nên nửa đời trước, đối với Cao Chính, ông ta nói gì nghe nấy, vì thiên hạ là chính. Nên ở ván cờ ở Phủ Kỵ Thành này, ông cũng buông bàn cờ, để Nhậm Thu Ly tha hồ thi triển.
Nhưng ông ta không hề tin tưởng vào Cao Chính, đối với Nhậm Thu Ly cũng chỉ là lợi dụng lẫn nhau. Ông ta giao bàn cờ cho Nhậm Thu Ly, là để mượn tay Nhậm Thu Ly, mượn "Thời không kính hà thiên ky trận", thành lập mối liên lạc với Việt Thái Tông.
Mục đích thực sự của ông ta, là để Việt Thái Tông quay trở về đánh cờ!
Cao tướng từng nói ! "Minh quân không tự mình làm tất cả, minh quân chỉ quản lý người có khả năng làm tất cả."
Ông ta luôn ghi nhớ trong lòng.
Ông ta không chỉ chịu giao quyền, giao cho "người có khả năng làm tất cả", ông ta còn đồng ý bỏ luôn cả bản thân mình, bỏ luôn cả cơ thể mình để nghênh đón minh quân chân chính!
Quyết tâm của ông ta không thể nói là không lớn, những gì ông ta bỏ ra không thể nói là không nhiều.
Nhưng dòng sông thời không không hề có âm thanh đáp lại.
Pho tượng Thái Tông uy nghiêm dừng lại ở một khắc rực rỡ kia, không có biến hóa gì thêm nữa.
Là Thái Tông không muốn? Hay là không thể hoàn thành?
Là nghi thức vẫn còn chưa đủ, cúng tế thiếu sót, hay là Nhậm Thu Ly đã phát giác ra, âm thầm ngăn cản?
Để tổ tiên từ trong lịch sử sống lại, là một chuyện vượt quá sức tưởng tượng, có chuẩn bị nhiều bao nhiêu đi nữa cũng không chắc là sẽ thành công.
Văn Cảnh Tú bi thống:
"Sinh ra là quân, lại không thể vì nước, mất quyền vì vạn dân không hài lòng, mất nước là thiên cổ hận. Thiên hạ đại sự, là ta vô năng, không thể thừa nghiệp!"
"Thân này không giữ, mệnh này không cần, ánh chiếu ngàn năm, chỉ nguyện Đại Việt vĩnh viễn hưng thịnh! Chỉ nguyện hoàng thất họ Văn, muôn đời không yếu."
Ông ta phục xuống, nện trán xuống đất, phát ra âm thanh vang dội như lão tăng gõ chuông, nghẹn ngào nức nở:
"Thái Tông mời về!"
Linh từ lặng yên không tiếng động.
Không phải cứ cố gắng là sẽ được, không phải cứ chờ đợi là sẽ có kết quả.
Văn Cảnh Tú chưa bao giờ là người ngây thơ, khi ngồi lên ngai vàng Việt quốc, việc đầu tiên Cao Chính dạy ông ta, chính là "Nhận rõ thực tế".
Biết được giới hạn của bản thân, biết được giới hạn của quốc gia.
Biết được mình căn bản không làm được gì, biết được tất cả mọi cố gắng của mình đều sẽ uổng phí, mà vẫn luôn nghĩ cách để làm gì đó.
Thời gian tiếp tục trôi qua.
Không có thêm hào quang nào nữa.
Sự bi hùng, khẳng khái, kiên nghị trong mắt Văn Cảnh Tú dần chuyển thành bi ai, tuyệt vọng, đau thương.
Kế hoạch của ông ta đã thất bại.
Nhưng ông ta thống khổ, không phải vì kế hoạch thất bại, mà là vì ông ta không thể gượng dậy nổi sau thất bại, vì ông ta không tìm ra được cách giải quyết vấn đề!
Ông ta là một quân chủ ngồi trên ngai vàng nhưng lại không biết làm sao để ra khỏi tuyệt cảnh, là một đầu lĩnh lạc đường, không biết phải dẫn đất nước mình đi về hướng nào.
Nhưng ông ta lại cứ phải gánh vác.
Người sau lưng ông ta đã mất rồi.
Sau một lúc lâu trầm mặc, ông ta quyết định dẹp hết mọi lo lắng muộn phiền, tiếp tục đi về phía tương lai mà ông ta lực bất tòng tâm.
Làn gió lạnh đụng vang chuông đồng trong Thái Miếu, đầu nhang đã bắt đầu tàn, Văn Cảnh Tú nâng đôi vai bị gánh nặng đè thấp lên, ấn thanh Thiên tử lễ kiếm ở bên hông, đang chuẩn bị đứng dậy.
Thì chợt nghe thấy một tiếng nói, phảng phất như vang lên từ sâu trong huyết mạch, vọng lên hồn linh !
"Một chưởng này, là năm đó ta sáng chế ra. Lấy Tiền Đường giao khí, cướp Đông hải long ý, hợp với quốc thế Đại Việt..."
Tiếng của Việt quốc Thái Tông Văn Trung!
Văn Cảnh Tú giữ nguyên tư thế ấn kiếm đứng dậy, hoàn toàn bất động. Ông ta nín thở ngưng thần, chuyên chú lắng nghe. Ông ta nghe ra được đây là Thái Tông bị Nhậm Thu Ly khống chế, buộc chiến đấu với Khương Vọng. Ông ta nghe ra được đây là Thái Tông đang giảng giải cho Khương Vọng, là Thái Tông đang giành giật mưu cầu sự tự do giữa bao nhiêu sức ép hạn chế!
Nhưng tại sao lại để cho ông ta nghe đoạn văn này?
Chẳng lẽ muốn biểu đạt sự bất mãn của mình cho con cháu đời sau là ông ta biết?
Không. Đối với sự ngu xuẩn của con cháu đời sau, Thái Tông đương nhiên là bất mãn. Nhưng khi ván đã đóng thuyền, bày tỏ bất mãn là việc không có ý nghĩa. Một người như Thái Tông, sẽ không bao giờ làm những việc không có ý nghĩa.
Ngay cả Văn Cảnh Tú ông ta còn chẳng làm điều ấy.
Nhất định là Văn Trung có ý gì đó muốn truyền đạt.
Và chỉ có vào thời khắc như này, ông ta mới có thể tiếp thu.
Ngước nhìn bức tượng đã không còn nhìn rõ mặt mũi cho lắm kia, Văn Cảnh Tú đột nhiên hiểu ra. Ông tay lật tay, kết ra Giang Sơn Long Ấn. Năm ngón tay xòe ra, hướng về phía gương mặt của pho tượng Thái Tông, như muốn che nó lại.
Lấy tay che mặt, là bất kính thượng hiền.
Nhưng bàn tay mới đi được một nửa, lại lật đổ núi sông, đổi ấn thành chỉ, như sấm sét đột ngột xuất hiện giữa mây dày, điểm ra Vạn Lý Kinh Thần .
Điểm ngay vào mi tâm của pho tượng Thái Tông!
Huyết mạch đối ứng, tôn vị đối ứng, hoàn cảnh đối ứng, ấn pháp đối ứng, chỉ pháp đối ứng... như một tấm phiếu xuất nhập vượt qua thời không, đối mặt tất cả ám ký.
Âm thanh lịch sử vọng về từ trong máu!
Gian khổ lập nghiệp của đời trước, Văn thị khởi dựng từ hoang tàn, từng giọt tụ lại thành Tiền Đường.
Sâu trong linh hồn Văn Cảnh Tú sinh ra một sự run sợ muốn nằm phục xuống.
Cả thế gian tĩnh lặng, bên tai chỉ có ba chữ sau cùng của Thái Tông Văn Trung, mang theo ý khen ngợi ! "Kiếm thuật giỏi!"
Ông ta hiểu, hình chiếu lịch sử của Thái Tông đã chết rồi.
Phía trước pho tượng Thái Tông, những hình ảnh mơ hồ lấp lóe sáng, sau đó đột ngột xếp chồng vào nhau, hóa thành một quyển trục màu vàng, rơi xuống.
Văn Cảnh Tú như nhìn thấy bóng Thái Tông rơi trở xuống dòng sông lịch sử, nhưng quyển trục vàng lại rơi vào tay ông ta.
Chắc vì bị cất giữ trong bóng tối của lịch sử quá lâu, nên vô cùng lạnh.
Ông ta tỉnh lại từ trong bi thống, nhưng không thốt được một lời.
Có nhiều cảm xúc, không thể chuyển đạt thành lời!
Ông ta cố nén đau buồn, ổn định cánh tay, từ từ mở quyển trục vàng ra...
Sau đó đột ngột gập trở lại!
Ông ấy đã nhìn thấy quốc gia này, thấy lựa chọn cuối cùng!
Đây là ván cờ vị quân chủ đã chết năm Đạo Lịch 2531 kia để lại.
Hai nhân vật tuyệt đỉnh đứng ở hai vị trí khởi đầu và kết thúc của lịch sử Việt quốc, một người chết dưới đáy Tiền Đường, một người chết bên bờ Tiền Đường, cả hai đều chết vô cùng đột ngột, nhưng cái chết của họ lại không hề đột nhiên.
Họ đều là vì quốc gia này mà chiến đấu đến một khắc cuối cùng, chết rồi cũng không nghỉ. Cả hai người họ, đều để lại cái gì đó.
Sóng lớn vỗ đê, gió to phất liễu.
Tiền Đường cuồn cuộn, đã mai táng không biết bao nhiêu anh hùng!
Bạn cần đăng nhập để bình luận