Xích Tâm Tuần Thiên

Chương 3041: Ngư dân (1)

Khương Vọng sau khi một kiếm định Tiền Đường, đã đạp gió rời khỏi.
Để lại Văn Cảnh Tú đứng như trời trồng trên bờ đê, lặng yên không tiếng động, không biết nên giữ dáng vẻ của một quốc quân Việt quốc thế nào.
Cùng với...
Một luồng kiếm khí đột nhiên bay lên trời cao, kéo theo cái đuôi dài như sao chổi, phá vỡ bầu trời mênh mông của Việt quốc.
Tiếng Bạch Ngọc Hà vang vang:
"Đông gia! Ta vẫn còn ở trong tù!"
Tiếng kêu thê lương, tiêu điều như cuối thu.
Văn Cảnh Tú cúi đầu nhìn Biện Lương.
Thủ lĩnh Việt giáp lập tức xoay người bay nhanh, chạy thẳng tới Hội Kê, ngay cả quân đội cũng không kịp điều động, từ xa ở ngoài thành đã bắt đầu hô to:
"Thả người! Mau mau thả người! Bệ hạ chỉ muốn giúp hắn tĩnh dưỡng, ai cho phép các ngươi giam Bạch đại nhân thế hả? Hắn là trụ cột quốc gia, cột trụ của Tiền Đường, sao các ngươi dám làm thế!"
Với tư thế như xung phong xông vào trận địch, một đường vọt vào thiên lao, không kịp đợi ngục tốt mở khóa, một quyền đập vỡ cửa phòng giam.
Rồi bước vào giữa đống vụn gỗ bay tán loạn.
"Bạch đại nhân! Thật đã làm ngươi thiệt thòi!"
Hắn đưa tay ra nắm lấy tay Bạch Ngọc Hà.
"Ai !"
Bạch Ngọc Hà giơ kiếm chắn ngang, chặn Biện Lương lại:
"Cái quốc gia tàn này của các ngươi quá xui xẻo, cả đời ta phúc duyên sâu dày, mà nhiều lần lật thuyền trong mương của các ngươi. Bà nội nó, Đông gia nhất định tức giận lắm, trở về nhất định sẽ điều tra ! mấy ca xích ra xa chút, đừng có dính xui xẻo trên người lên người ta!"
Nói xong, tự mình đi ra, nghênh ngang rời khỏi.
Từ đây không còn Lang Gia Bạch thị quý công tử, chỉ có Bạch chưởng quỹ Tinh Nguyệt Nguyên không lừa già dối trẻ.
.
.
Văn Cảnh Tú luôn có cảm giác sẽ có một kiếm chém vào mình !
Không phải sau khi Khương Vọng bình định Tiền Đường, sẽ thuận tay diệt cả ông ta luôn sao.
Thì cũng là sau khi Bạch Ngọc Hà thoát khốn, sẽ nhớn nhác đâm ông ta một kiếm.
Nhưng không có gì cả.
Bạch Ngọc Hà bỏ đi, không hề quay đầu lại.
Khương Vọng thì ngay cả một cái bóng cũng không để lại.
Ông ta đứng từ xa, nhìn chằm chằm vào bóng lưng của Bạch Ngọc Hà, không biết tại sao chợt nhớ đến mùa hè năm Đạo Lịch 3919. Khi đó, ông ta chính là ở bờ sông Tiền Đường, ủng hộ Cách Phỉ, Bạch Ngọc Hà.
Lúc thiên hạ nhìn chăm chú vào Hoàng Hà chi hội, chính là khi long hổ phong vân.
Khi đó ông ta đã rưới một ly rượu xuống Tiền Đường, phóng khoáng nói:
"Hôm nay uống tặng thiên hạ, trước chúc mừng thiên kiêu!"
Cách Phỉ và Bạch Ngọc Hà vào lúc đó, một người kỳ, một người tuấn, tuy xuất thân từ nước nhỏ, nhưng nhiệt huyết sôi sục vạn dặm, thật là anh hùng thiếu niên, ý khí dâng cao.
Thời điểm đó, ông ta cũng tráng chí đầy lòng, tự nhận sẽ đưa Việt quốc đến một tương lai chưa từng có !
Ông ta đã ẩn nhẫn rất nhiều năm, nhịn rất nhiều khổ sở, cũng nên bỗng nhiên nổi tiếng, cũng nên đến lúc cực khổ đã qua. Lịch sử đều là diễn ra như thế, không phải sao?
Lịch sử trong thực tế, thì ra tàn nhẫn hơn lịch sử ở trong sách.
Có lẽ ông ta sẽ được viết một đoạn trong lịch sử, nhưng tất nhiên sẽ là kẻ vô cùng ngu xuẩn, còn không thì là, "quân vương mất nước".
Tất cả những thử nghiệm của ông ta đều thất bại, tất cả mọi cố gắng đều đi lạc mục đích ban đầu.
Lúc này ông ta đứng trên bờ đê sông Tiền Đường, tách biệt với quân dân.
Ông ta hiểu, tất cả đã kết thúc.
Ông ta nghĩ, ngày Cao sư ra đi, lúc người ấy đứng ở nơi này, suy nghĩ cuối cùng là cái gì?
Thống khổ không? Hay vẫn vô cùng bình tĩnh?
Cảm nhận gió sông quất vào mặt, ngắm nhìn ý thu ở núi xa, ông ta siết chặt quyển trục màu vàng rút ra từ trong ngực áo.
Thái Tông lưu lại bản di chiếu này, là để dùng khi xã tắc tan vỡ, hắn đọc được hay không, đều không ảnh hưởng quá lớn. Nhưng chắc cố gắng vụng về của hắn đã được Thái Tông nghe thấy, nên từ trong lịch sử, độ lại cho ông ta dư âm.
Ông ta đã đọc rồi.
Ông ta muốn làm chút gì đó, cũng đã chuẩn bị xong để làm, nhưng khi chuyện tới ập lên đầu, lại không dám làm gì.
Thật sự buồn cười! Thân là người đứng đầu vạn dặm núi sông, quân vương của Việt quốc ngàn năm, ông ta lại sợ! Sợ mình vẫn tiếp tục ngu xuẩn, sợ mình một lần nữa lộng khéo thành vụng, lại làm sai ! bây giờ có còn ai kiên nhẫn dạy ông ta sửa lại nữa đâu!
Ông ta nhìn về phía sông Tiền Đường.
Trên mặt sông có ngư dân.
Người này râu ngắn, ánh mắt tang thương, đầu đội nón lá, người mặc áo tơi, lưng giắt chĩa cá, tay cầm một cây trúc dài, chân đạp bè trúc.
Cắm sào trúc đẩy thuyền, cứ thế mà tới.
Văn Cảnh Tú biết, đây là người ông ta đang đợi. Hoặc nói đúng hơn, đây là người Việt quốc đã đợi rất nhiều năm, rất nhiều năm mà chưa chờ được.
Không phải người này không muốn tới, càng không phải vì Việt quốc không muốn người này tới, mà vì người ta không có được cơ hội để tới.
Bây giờ cũng không thể nói là cơ hội đã tới, mà là đây là lựa chọn cuối cùng của Việt quốc.
Ngư dân chống bè trúc tới gần, cẩn thận nhìn Văn Cảnh Tú một hồi lâu, mới nói với giọng thổn thức:
"Không ngờ lần trở lại nơi này, đã là sau nhiều năm như vậy. Có lúc ta còn không nhớ nổi, mình ra đời ở nơi nào."
"Quốc gia này không giữ lại ký ức đặc biệt gì cho ngươi cả."
Văn Cảnh Tú đáp:
"Bởi vì mọi dấu tích cố tình để lại, đều không thể thoát khỏi ánh mắt của đại vu."
Ngư dân nghiêm túc nói:
"Nhưng Tiền Đường đại triều, luôn cuộn trào ở trong lòng ta."
"Lý Mão?"
Văn Cảnh Tú nhìn ngư dân.
Ngư dân đặt tay lên ngực, cúi đầu thi lễ:
"Bệ hạ."
Người hộ đạo của Bình Đẳng Quốc, Lý Mão trong Triệu Tiền Tôn Lý!
"Ngươi không cần gọi ta là bệ hạ. Từ ngày hôm nay, Việt quốc không có đế thất. Ta lấy danh nghĩa quốc vương cuối cùng của Việt quốc, phế bỏ tất cả vinh quyền của hoàng thất họ Văn, hủy bỏ thế gia cuối cùng cũng là lớn nhất của Việt quốc!"
Văn Cảnh Tú nói:
"Ta đã thành lập Xu Mật Viện, sau này triều chính đại sự, tất cả đều sẽ do Xu Mật Viện quyết, chín vị Xu Mật sứ sẽ cùng giám sát trị quốc. Quan viên trong triều, cũng từ quan hết. Việt quốc không còn quý tộc, từ nay về sau, họ Văn cũng giống như họ Cách họ Bạch, tất cả người Việt quốc, đều sinh ra cùng một vạch xuất phát ! Lý Mão."
Ông ta nhìn thẳng vào mắt ngư dân:
"Đây là sự bình đẳng mà các ngươi muốn phải không?"
Lý Mão bây giờ, là người Bình Đẳng Quốc, ôm lý tưởng "Ngang hàng bình đẳng".
Nhưng ngư dân lắc đầu:
"Một Việt quốc như vậy dù vẫn còn tồn tại, thì cũng không phải tồn tại vì sự bình đẳng ngang hàng. Ngang hàng không phải một câu khẩu hiệu, không phải một lý tưởng vớ vẩn, ngang hàng là một loại sức mạnh."
Nguyên nhân ngai vàng Việt quốc truyền được biết bao đời, cho tới bây giờ chỉ vì hai chữ ! "Cân bằng". .
Cái này không liên quan người Việt quốc có cần cù dũng cảm hay không, cũng không liên quan Việt quốc có được mấy đời minh quân, mấy đời hiền thần.
Là do mục đích kiềm chế và duy trì của các thế lực nam vực, Việt Quốc mới có thể tồn tại ngay bên cạnh mãnh hổ, Thái Miếu hương khói không ngừng.
Nếu quốc gia này không phải vì sự "Ngang hàng" mà tồn tại.
Vậy thì sự ngang hàng chân chính, đương nhiên là không cần nhắc tới nữa.
Không có năng lực tự vệ, không phải nhờ vào sức mạnh của bản thân để duy trì sự ngang hàng này, thế nên dù tân chính có được thực hiện hoàn toàn triệt để, quốc gia mới công bằng tới cỡ nào, thì cũng là nước không nguồn, cây không rễ.
Văn Cảnh Tú nghe hiểu rồi.
Ông ta lắc đầu, rõ ràng là rất tỉnh táo, nhưng vẫn không nhịn được hỏi:
"Ngươi ở bên ngoài nhiều năm, tầm mắt rộng lớn. Ngươi nói Việt quốc bây giờ, có thể thu hút vị kia trở lại được không?"
Lý Mão rời khỏi cố quốc, đứng một bên nhìn đất nước hưng suy, nhìn Việt quốc từng bước một đi tới hôm nay, trong lòng vô cùng phức tạp. Hắn cũng có rất nhiều lời muốn nói, nhưng cuối cùng chỉ buông ra một câu than:
"Dù có như thế nào, Việt quốc sau này, cũng không còn quan hệ gì với bệ hạ, và hoàng thất họ Văn."
Văn Cảnh Tú khổ sở:
"Đi tới hôm nay, trong lòng ta đã sớm không tồn tại xã tắc họ Văn. Ta chỉ hy vọng người Việt quốc không còn thua kém người ta nữa."
Cao sư không chỉ một lần nói với ông ta !
Phải hiểu rằng mình không thể ra sức, phải hiểu rằng kết cục của Việt quốc là tối tăm, dù có làm gì cũng không thay đổi được, nhưng lại vẫn cứ cố suy nghĩ có nên làm chút gì đó.
Nhưng hình như mãi đến hôm nay, ông ta mới thật sự hiểu được những lời này.
Người dạy người, dạy hoài không hiểu. Chuyện dạy người, một lần là đủ rồi!
Mà... cũng không còn cơ hội có lần thứ hai nữa.
Văn Cảnh Tú dang tay ra, đối mặt với sông Tiền Đường, như muốn ôm lấy nó, cuối cùng ông ta nhắm mắt lại, trong giọng nói vẫn mang theo tia mong đợi:
"Thế giới này sẽ trở nên tốt hơn phải không?"
Oạp oạp oạp, gió thổi nước vỗ bờ.
Một cây sào trúc dài, xiên xiên xuyên qua cổ ông ta.
Người cầm sào đáp:
"Sẽ không xấu hơn được."
Bạn cần đăng nhập để bình luận