Trùng Nhiên

Chương 278: May mắn trong bất hạnh. (2)

Thế là tối hôm đó Diệp Hà Huệ ngủ rất ngon, nhưng nửa đêm nghe thấy tiếng chuông điện thoại reo ồn ào không thôi. Ông ta bực mình mặc áo dậy ra ngoài, cả thôn mỗi nhà ông ta là lắp điện thoại, là công cụ duy nhất liên lạc với bên ngoài, giờ nửa đêm canh ba có điện thoại, khiến ông ta vừa khó chịu đồng thời hơi chột dạ.

Điện thoại gọi tới lúc nửa đêm chưa bao giờ là dấu hiệu tốt lành.

Nhận điện thoại, bên trong là giọng nữ máy móc không thật, rung động màng nhĩ còn chưa tỉnh táo của ông ta: “ Bộ chỉ huy phòng lũ cứu hạn huyện Tân Hà thông báo, hiện nay trong khu vực xuất hiện lượng mưa trên 400 mi-li-mét, mức nước đập Tân Hà vượt quá cảnh báo 1,9 mét, sáng lập mực nước cao nhất lịch sử, có nguy hiểm vỡ đập, xin thông báo cho đơn vị và quần chúng lập tức di chuyển tới khu vực an toàn .”

Diệp Hà Huệ còn hơi choáng, máy móc gì mà còn có thể gọi điện thoại thông báo, thứ này tiên tiến quá.

Rồi ngay tức thì ông ta tỉnh cả ngủ, đập nước huyện Tân Hà ở thượng du đê Hồng Kỳ.

Ông ta thấy cái đập nước đó rồi, đó là cái hồ cực lớn, cây cối tươi tốt, cá đầy ắp hồ! Cơ mà một khi vỡ đập, đê Hồng Kỳ, gồm cả thôn Ninh Viễn còn chẳng phải thành ao hết à?

Cho dù thôn Ninh Viễn đều bình an vượt qua tai nạn, nhưng ông ta không dám mang mạng ra đánh cược.

Giả sử gọi điện tới là cán bộ xã, hay là trên huyện, có khi ông ta đã chẳng cuống lên vậy đâu, nhưng gọi điện tới lại là thứ máy móc hiện đại ghê gớm gì đó ông không hiểu được, nó mông lung như thần thánh ấy, thế nên vị trưởng thôn già mới sợ.

Diệp Hà Huệ vội vàng cúp điện thoại, đánh thức vợ mau chóng thu dọn đồ đạc để chạy trốn, sau đó lấy loa đội mưa đi đập cửa từng nhà thông báo tin dữ.

Trong thôn loạn cả lên, có người bất mãn, có người không tin, hoài nghi trưởng thôn làm sao có tin tức sớm như thế, nếu có tin tức gì thì người tuần đê đã thông báo rồi.

Trưởng thôn già sôi máu quát: “ Không phải là đê Hồng Kỳ, mà là đập nước huyện Tân Hà, ban chỉ huy gọi điện thông báo, đập nước mà vỡ thì đê Hồng Kỳ có là cái buồi gì! Mau rút! Còn ở lại chết ráo đừng trách ai.”

Uy tín ông ta trong thôn rất cao, hai tiếng sau khi người dân thôn Ninh Viễn di chuyển lên mảnh đất cao, bọn họ nhìn thấy chim chóc bay hỗn loạn khắp núi rừng, còn mơ hồ nghe thấy thú rừng chạy ầm ầm.

Cả thôn mấy trăm hộ, vừa mới leo lên lưng núi thì nghe thấy tiếng động khủng khiếp nhất trong đời.

Lũ từ giữa hai ngọn núi trút xuống, gặp họa đầu tiên là mấy chục ngôi nhà, nhà cứ như bị đẩy trôi đi vậy, rồi tan tành biến mất.

Mọi người lạnh hết cả người, nhìn xa dòng nước có vẻ chậm chạp, thực tế ai trải qua lũ mới biết nó nhanh thế nào.

Bốn phương tám hướng vang lên những tiếng động cực lớn, ngọn núi vừa rồi còn ở trước mặt họ, đột nhiên biến mất, chỉ còn lại mấy cây thông dựa vào bám rễ sâu còn xiêu vẹo, không ai tin nổi đó là rừng thông từng xanh ngăn ngắt.

Không còn thấy chút gì của thôn Ninh Viễn nữa rồi, ở nơi cao hơn một chút còn thấy một thứ đang bập bềnh như phao câu, đó là cán cờ của tiểu học thôn.

Tất cả kêu gọi nhau tiếp tục leo lên chỗ cao nhất của đỉnh núi, lúc này mọi người mới thấy toàn cảnh, mười mấy thôn xung quanh đều bị nhấn chìm rồi, trong tầm mắt chỉ thấy nước lũ.

Trưởng thôn già nước mắt ròng ròng, cả thôn từ lớn tới bé ai nấy khóc vang trời, nhưng may mà mọi người còn an toàn, ông không biết các thôn khác có kịp thời nhận được điện thoại thông báo để an toàn rời đi không?

Cả đất trời chỉ còn lại sức mạnh to lớn của hồng hoang bất tử bất diệt.

........... .............

Cuồng phong bạo vũ liên tiếp quất lên thùng xe sắt, doanh trại của quân khu Nam Kinh, một đám quân sĩ trẻ tuổi xếp thành hàng đợi kiểm duyệt.

“ Toàn bộ lên xe, xuất phát kháng lũ.”

Tiếng động cơ xe xé rách màn mưa.

Từng đội từng đội xe vận binh cứ như dòng lũ sắt xông pha mưa gió xông tới những nơi gặp nguy.

Ở đập nước bị vỡ, ở bãi sông nguy hiểm, ở những thành phố thôn xóm bị nhấn chìm, khắp nơi là quân nhân vác bao tải, có người tay nắm tay nhau dùng thân thể tạo thành đê nhảy xuống lũ ngăn lỗ hổng.

Nhiều năm sau bức ảnh của họ vẫn đi đầu trong đoạn lịch sử đó, thời đại sẽ ghi nhớ hết thảy.

Từ 12 tới 27 tháng 6, liên tục 15 ngày mưa lớn gây ra lũ lớn ở hệ thống hồ Bà Dương.

Sau đó, Phủ Hà, Tín Giang, Xương Giang mực nước đều vượt mức cao nhất lịch sử, tiếp đó Động Đình Hồ, Tương Giang, Nguyên Giang nối nhau bộc phát lũ lớn. Nước lũ của hai hệ thống hai hồ lớn nhập vào Trường Giang, khiến mực nước hạ du Trường Giang tăng vọt.

Tháng 7, Nghi Xương bị nhấn chìm.

Tháng 9, Cửu Giang vỡ đê.

Mọi người chất đầy than, đá vào thuyền đánh chìm chặn lỗ hổng đê, dùng xe hơi, toa tàu hỏa cất cát, đá, thậm chí mang cả ngô, gạo, đỗ trong kho ra bịt lỗ hổng.

Tới tận cuối tháng 8 đầu tháng 9, trải qua liên tục 8 cơn lũ kiến cả vùng đất mênh mông thành biển nước, nước trung hạ du Trường Giang mới từ từ rút về.

29 tỉnh thành khu tự trị trong cả nước bao gồm Giang Tây, Hồ Nam, Hồ Bắc, Hắc Long Giang, bị lũ tàn phá, diện tích gặp thiên tai hơn 300 triệu mẫu, 223 triệu người ảnh hưởng, chết 2149 người, tổn thất lên tới 166,6 tỷ nhân dân tệ.

Căn cứ vào thống kê của văn phòng bộ tổng chỉ huy phòng lũ chống hạn, đây là trận lũ gây thiệt hại nghiêm trọng nhất từ năm 1991, nhưng lại có số người tử vong thấp, đem so với con số tử vong 5840 năm 1996 khi thiệt hại vật chất thấp hơn rất nhiều thì đây đã có thể coi là may mắn trong bất hạnh.

Có thể giảm bớt được thương vong là nhờ công của cảnh báo chính xác kịp thời của hệ thống cảnh báo dự phòng thiên tai do công ty Phục Long sản xuất, đây cũng là lần đầu tiên cái tên Phục Long vào tầm mắt của người dân cả nước.

Vì con số tử vong giảm đi rõ rệt, nên công lao của hệ thống cảnh báo dự phòng không thể không kể tới, vào đại hội biểu dương công tác chống lũ vào tháng 9, Lý Minh Thạch cùng với Trình Phi Dương đại biểu cho Phục Long lên nhận vinh dự. Đồng thời vì hệ thống này phát huy hiệu quả mà sau đó được mở rộng, nhiều tỉnh vươn cành ô lưu với Phục Long, mua hệ thống cánh báo này.

Đơn đặt hàng ập tới như thủy triều làm Phục Long có được báo đáp lớn vào năm 1998, doanh thu tổng kết cuối năm vượt quá 1 tỷ.

Làm người ta vui mừng nhất là trước kia tuyển dụng, tốt nghiệp sinh trường danh tiếng nghe thấy tên Phục Long liền bĩu môi, còn sau chuyện đó, nhiều tốt nghiệp sinh mang theo tâm trạng sùng bái gia nhập công ty, có thêm nhân tài, tích lũy được cơ sở và hiệu ứng thương hiệu tấn công vào Thành Đô, bởi thế mà trong biên sử của Phục Long, năm 1998 được gọi là năm bước ngoặt.

Nói ra việc bố trí hệ thống cảnh báo dự phòng thiên tai được triển khai vẫn là hơi muộn.

Tháng 3 khi Phục Long giới thiệu thiết bị chủ động gọi điện, khi đó không được coi trọng, đến khi văn phòng tổng chỉ huy phòng lũ chống hạn thông qua thì tình hình đã khẩn cấp, chỉ có thể ưu tiên sử dụng ở nơi nguy cơ cao.

Bởi vậy sau đó cũng xuất hiện tranh cãi và tiếng chửi bới, cho rằng nếu như có thể sớm bố trí trong phạm vi lớn thì rất có khả năng giảm được tổn thất nhiều sinh mạng và tài sản, lời lẽ đó một dạo rất ầm ĩ, khiến nhiều năm sau vẫn còn chửi nhau trên mạng.

Chỉ là trên đời này vĩnh viễn không có giả thiết và nếu như, chuyện đã xảy ra rồi, sau đó chỉ còn lại lịch sử.
Bạn cần đăng nhập để bình luận