Xích Tâm Tuần Thiên (Bản dịch Tiên Vực)

Chương 3852

Chương 3852Chương 3852
Trong bốn mươi chín phủ này cũng có sự phân chia hoạch định trong nội bộ. Nó được chia thành mười ba thượng phủ, mười hai đạo phủ, mười hai nguyên phủ và mười hai linh phủ.
Năm đó Cảnh thái tổ Cơ Ngọc Túc đã dựa vào sức mạnh của đạo môn tam mạch để kiến quốc, điều này đã chấm dứt thời kỳ bách gia tranh chấp, tông môn cộng thế, mở ra một thời đại thịnh vượng cho thể chế quốc gia. Điểm này cũng chỉ được ghi lại một cách ngắn gọn trong é Sử Đao Tạc Hải ) .
Vào thời điểm đó, sự phân chia quyên lực trong Cảnh quốc, có thể được nhìn bao quát thông qua sự phân chia của các phủ.
Hiển nhiên, mười ba thượng phủ được cai trị bởi hoàng tộc họ Cơ của Cảnh quốc, mười hai đạo phủ do Đại La Sơn khống chế, mười hai nguyên phủ thuộc về Ngọc Kinh sơn, còn mười hai linh phủ thì năm dưới danh nghĩa của Bồng Lai Đảo.
Bốn mươi chín phủ này đan xen vào nhau, giao thoa lẫn nhau, tất cả tạo thành một tổng thể hùng mạnh đến đáng sợ.
Nhưng việc quyền lực không tập trung không thể nghi ngờ chính là một vấn đề chí mạng đối với một đế quốc khổng lồ. Vấn đề này đã không được giải quyết trong suốt thời gian cuộc đời của Cảnh thái tổ. Và vấn đề này cũng có thể chính là vấn đề then chốt hạn chế Cảnh quốc chân chính thống nhất thiên hạ, hạn chế Cảnh thái tổ thành tựu hiện thế Nhân Hoàng.
Cảnh thái tổ thành nhờ đạo môn tam mạch, mà cũng bị chặn đứng bởi đạo môn tam mạch.
Tận cho đến khi Cơ Phù Nhân ngồi lên ngai vàng.
Tại sao Cảnh Văn Đế lại lấy chữ 'Văn?
Đó là bởi vì ông ta kế thừa ý chí của thái tổ, âm thầm giải quyết vấn đề quyền lực không tập trung của Cảnh quốc, đồng thời thu hồi lại toàn bộ quyền hành chư phủ về triều đình.
Chỉ giữ lại ba phủ Đạo Đức phủ, Nguyên Thủy phủ và Linh Bảo phủ, coi như là tam mạch tự trị, trên danh nghĩa là 'nơi truyền bá đạo.
Cho đến ngày nay, sức ảnh hưởng của đạo môn tam mạch vẫn còn hiện diện ở khắp mọi nơi.
Giống như Ngọc Kinh sơn của Trang quốc, hay Bồng Lai đảo thuộc Thịnh quốc.
Tuy nhiên, dù thuộc địa đạo có thuộc mạch nào đi nữa, thì cũng phải coi Cảnh quốc là tông.
Giống như thống soái của Trảm Hỏa hay Ngự Yêu đều xuất thân từ Đại La Sơn. Thống soái của Sát Tai và Đãng Tà đến từ Ngọc Kinh Sơn, và thống soái của Diệt Nan và Tru Ma thì đến từ Bồng Lai Đảo.
Nhưng quyền điều động cao nhất của Cảnh Bát Giáp thì vẫn nằm trong quyền kiểm soát của triều đình Cảnh quốc.
Đoàn xe mua lông cừu của Lễ Thiên Phủ này không thuộc về bất kỳ đại phú thương nào. Nó có thể vượt biên xuyên quốc gia, phần nhiều là nhờ vào trị an ở vùng Trung Vực vô cùng tốt.
Trong khu vực Trung Vực, con đường Cảnh trực đạo mở rộng về mọi hướng. Đảm bảo rằng đại quân của Cảnh quốc có thể đến bất kỳ nơi nào trong khu vực Trung Vực trong thời gian ngắn nhất.
Cho dù Cảnh trực đạo đi qua quốc gia nào, thì cũng cần quốc gia địa phương đó tận tâm bảo trì cẩn thận. Trên trực đạo này, không có dã thú hay kẻ cướp nào được phép hoành hành. Làm hư hại Cảnh trực đạo là đại tội. Một khi bị phát hiện, Kính Thế Đài sẽ truy sát ngươi tới tận chân trời góc bể.
Biện Thành Vương và Ngỗ Quan Vương sẽ không đi cùng đoàn xe đến Lễ Thiên Phủ, mà hai người bọn họ sẽ rời đoàn xe giữa chừng, sau đó đi bộ đến gần Phụng Thiên Phủ. Du gia là một danh gia ở Phụng Thiên Phủ, sản sinh ra rất nhiều cường giả.
Ví dụ như Du Ngọc Hành, người chín trăm năm trước đã từng ước chiến với Hoàng Duy Chân trên đỉnh Côn Ngô Sơn, quyết đấu với một tồn tại đỉnh cấp, đã từng đảm nhiệm vị trí Nam Thiên Sư... ách, từ sống sờ sờ bị đánh đến chết, góp phần cực lớn vào việc làm phong phú thêm tài nguyên cho Côn Ngô Sơn.
Ví dụ như Du Khâm Tự, người bốn mươi năm trước đã cùng chiến đấu chống lại Họa Thủy với Khương Mộng Hùng, người được mệnh danh là 'Trung Châu đệ nhất Chân Nhân... ách, đạo khu bị phá nát, đạo tắc vỡ tan, được kéo về Trung Vực kéo dài hơi tàn mười năm, sau đó thọ tẫn mà chất.
Một ví dụ khác là Du Khuyết, tuyệt thế thiên kiêu đã giành được danh hiệu quán quân Hoàng Hà Hội, được mệnh danh là 'đưa Cảnh thiên kiêu đi trước thiên hạ một trăm năm...
Tất nhiên, tình hình hiện tại của hắn ta mọi người đều biết.
Nền tảng dù có vững chắc đến đâu cũng không thể chịu đựng được những tổn thất như vậy, cho nên Cảnh gia cũng đã sớm phải rút lui ra khỏi hàng ngũ danh môn cao cấp của Cảnh quốc.
Nay nói hổ có chết cũng không ngã, nhưng cũng khó mà xem xét kỹ lưỡng xem có mấy ai còn quan tâm, có mấy ai còn thận trọng đối đãi.
ý chỉ người đã chết nhưng uy nghiêm vẫn còn đó
Sự ra đời của Du Khuyết có thể nói là đã kế thừa niềm hy vọng ngàn năm của gia tộc. Việc hắn ta ngã xuống như sao rơi, cũng đã đẩy Du gia xuống vực thắm.
Bây giờ phố phường đều đang lan truyền tin đồn rằng, Du gia đã không còn sản sinh ra nổi cường giả nào nữa. Người ta còn nói rằng hơn chín trăm năm trước, Hoàng Duy Chân không chỉ giết chết Du Ngọc Hành, mà còn phát nát cả vận của Du gia. Nói chung, lời đồn được lan truyền vô cùng dữ dội.
Muốn giết chết một kẻ phế nhân đạo tâm đã tan vỡ, tu vi từ Thần Lâm rơi xuống như Du Khuyết không phải là việc gì khó. Theo lý thuyết mà nói thì bất kỳ một Diêm La nào cũng có thể làm được.
Điều thực sự khó khăn là làm thế nào để toàn thân thối lui, thoát khỏi Cảnh quốc sau khi giết chết hắn ta.
Sở dĩ lần hành động lần này cần thập đại Diêm La nhập cảnh, là vì phần lớn nhiệm vụ của Diêm La đều nằm ở phần sau. Làm thế nào để ẩn núp động tĩnh, làm thế nào để ngăn chặn tin tức Du Khuyết bị ám sát truyền đi, làm thế nào để làm chậm hành động của Kính Thế Đài lại, làm thế nào để trì hoãn sự truy đuổi của cường giả Cảnh quốc lại...
Kết quả tốt nhất chính là, im hơi lặng tiếng giết chết Du Khuyết, khiến cho Du gia mười ngày nửa tháng mới phát hiện ra, đến lúc đó Địa Ngục Vô Môn đã chạy trốn đến tận chân trời góc biển.
Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tea

Cấp 7

1 tuần trước

sao khúc sau chương 2200 bị mất chương tùm lum vậy ad