Xích Tâm Tuần Thiên (Bản dịch Tiên Vực)

Chương 1598: Mực nước này, có liên quan gì?

Chương 1598: Mực nước này, có liên quan gì?
"Lục địa Hãn Hải" hoành tráng cỡ nào chứ, đương nhiên không phải tất cả mọi người đều dùng nhục thân bay qua.
Phàm nhân muốn qua song cũng đầu cần thách thức nguy hiểm đi lái thuyền đọ sức sóng.
Trên Trường Hà tổng cộng có chín cây cầu lớn.
Chín cây cầu lớn này có lịch sử lâu đời, không thể phá vỡ, là kiến trúc cổ xưa truyền lại từ thời trung cổ, vĩ lực rất sâu xa.
Trong truyền thuyết xa xưa, Nhân Hoàng trảm Long Hoàng Cửu Tử, luyện làm chín cây cầu vĩnh viễn trấn song, không để cho Trường Hà dậy sóng dữ.
Từ đó, kéo dài đến bây giờ.
Cho nên, chín cây cầu này được xưng là "Cửu Trấn"
Trong suốt thời gian đó, các quốc gia hoặc tông môn ở hai bên bờ Trường Hà cũng có muốn bắc cây cầu khác.
Dù sao thì, Trường Hà thực sự quá dài, gần như vắt ngang qua tất cả những vùng đất đã biết, chín cây cầu lớn còn xa mới đủ cho nhu cầu qua lại.
Nhưng dù là quốc gia nào đề xướng, dù là phung phí bao nhiêu nhân lực vật lực, vẫn không có một cây cầu nào có thể trụ lại.
Thời gian dài dằng đặc trôi qua, bao nhiêu sức mạnh vĩ đại đều tiêu tán.
Chín cây cầu bắt ngang sông hiện giờ vẫn là chín cây cầu từ cổ xưa.
"Đệ nhất trấn" ở phía tây Uyển quốc, như ngăn yết hầu Trường Hà. "Đệ cửu trấn" thì gần tới Hạ quốc, giống như cái đỉnh đóng vào đuôi Trường Hà.
Đội ngũ Tề quốc xuất chinh đi qua cảng phía nam Ốc quốc, chính là cây cầu lớn thứ năm.
Cây cầu này tên là Toan Nghê.
Nếu trước kia Khương Vọng chỉ coi Cửu Trấn là truyền thuyết nghe cho vui, sau khi biết chân tướng Hoàng Hà Hội thì cảm nhận của hắn đã hoàn toàn khác biệt.
Đánh thủy tộc, đuổi Long Hoàng, vị Nhân Hoàng đời thứ ba lập nên công tích vĩ đại kia, nếu thật sự trảm Long Hoàng Cửu Tử luyện thành chín cây cầu cũng không phải chuyện không thể.
Có lẽ căn bản Cửu Trấn cùng Quan Hà Đài là hỗ trợ lẫn nhau.
Cho đến hiện giờ, Trường Hà vẫn chảy xuôi, qua cảnh nội Ốc quốc thì rẽ một cái sang phía nam.
Nói cách khác, hướng chảy của khúc sông Hoàng Hà là từ tây bắc đến đông nam, chứ không phải thẳng một đường từ đông sang tây như trước kia.
Vừa xinh cầu Toan Nghê được đặt trên khúc ngoặt này, cũng chính là là nơi vượt qua khúc sông Hoàng Hà.
Càng trùng hợp hơn là, nơi kết thúc khúc sông Hoàng Hà chính là đệ lục trấn, cầu Bá Hạ ở đây.
Khúc sông Hoàng Hà chảy qua Quan Hà Đài, vừa lúc có hai cây cầu lớn trấn giữ một đầu một đuôi, không thể nói đơn giản chỉ là trùng hợp được.
Điều này cho thấy, đây vốn là đoạn lũ lụt nghiêm trọng nhất Trường Hà.
Nên mới cần "trấn áp" như thế.
Khương Vọng ngự Diễm Chiếu, cùng hai vị thiên kiêu khác được tướng sĩ Thiên Phúc Quân bảo vệ bước lên cầu Toan Nghê.
Lúc này, Tào Đại Tướng quân ngự mã đi trước đội ngũ.
Cầu Toan Nghê vốn là cầu thẳng, không phải cầu hình vòm.
Trường Hà chảy qua nơi này cũng rất mãnh liệt, âm ầm đổ theo hướng đông nam.
Tòa cầu đá cổ xưa nay thực sự quá rộng lớn.
Đội ngũ mấy trăm người hành quân trên cầu chỉ bé như con kiến hôi.
Hình dạng và cấu tạo của cây cầu vô cùng đơn giản, cổ sơ, không có lấy một chút trang trí dư thừa, truyền thừa phong cách trung cổ điển hình, hết thảy đều lấy thực dụng làm chính.
Nếu cưỡi ngựa chạy châm chậm còn có thể nghe được tiếng nước chảy hạo đãng bên dưới.
Cảm giác rung động sâu kín kia đường như mang đến một chút áp bách.
Dường như có một con thú khổng lồ đang bôn tẩu gào thét dưới đáy cầu.
Mà cây cầu đá này kiên cố như vậy, bao năm qua trấn áp tất cả phong ba, khiến cho người ta cảm thấy thực sự an toàn.
Đội ngũ Tề quốc hành quân bên phải cầu Toan Nghê, Khương Vọng quay sang phải, lướt qua Kế Chiêu Nam, Trọng Huyền Tuân, ngắm nhìn sóng bạc cuồn cuộn...
Dường như một con rồng lớn không biết từ đâu đang lao nhanh tới. Nó gào thét suốt vạn dặm, vắt qua lục hợp, đánh vỡ núi lớn, cắt ngang cao nguyên... sóng dữ càn quét nốt trọn tất cả mọi thứ nó đi qua.
Dòng song dài kia xa xôi biết chừng nào!
Xa hết tầm mắt.
Cũng không thấy điểm cuối.
Đây không phải lần đầu tiên hắn nhìn thấy Trường Hà, nhưng vẫn bị dòng "tổ hà" này khiến cho rung động.
Đây là con song mẹ bao nhiêu năm tháng qua đã nuôi lớn vô số tộc người.
Bà vĩ đại như thế, mênh mông như vậy.
Hôm nay, khác biệt duy nhất là....
Mực nước Trường Hà đã rất cao.
Theo như Khương Vọng nhìn thì khi Trường Hà trào lên, khoảng cách từ đầu sóng cuộn cao đến mặt cầu không tới ba trượng. Với thể lượng của Trường Hà mà nói, chỉ cần mực nước cao hơn một cái thôi, trên cơ bản, một cơn sóng lớn đã có thể đánh lên đến mặt câu.
Khi mực nước tràn qua mặt cầu...
Có thể hình dung được hai bên Trường Hà thế nào.
Lấy mực nước Hoàng Hà để quyết định thời gian Hoàng Hà Hội khai mạc, đây là truyền thống của Hoàng Hà Hội, ngăn chặn khúc sông Hoàng Hà tràn ra hai bên.
Chỉ là, Khương Vọng đang suy nghĩ.
Mực nước này, có liên quan gì?
Gió sông lông lộng thổi qua mặt cầu cũng mang đến rất nhiều âm thanh từ một bên cầu kia.
Tiếng sói tru, tiếng ngựa hí, tiếng mọi người nói chuyện, cười đùa huyên náo.
Đó là đội ngũ Mục quốc.
Hai nhóm người bọn họ gần như cùng lúc bước lên cầu, thực trùng hợp.
Nhưng hai đội ngũ đi sát hai bên cầu, phân biệt khá rõ ràng, để lại một khoảng trống lớn ở giữa mặt cầu.
Đội ngũ quan lễ và đội ngũ xuất chinh Mục quốc đến cùng một lúc, Khương Vọng cũng từng nghe nói về việc này.
Sĩ tốt Thiên Phúc Quân nói chuyện phiếm còn chế nhạo người thảo nguyên không có quy củ.
Lúc này, bên quân đội Tề quốc quân dung chỉnh tê, kỷ luật nghiêm minh, mặc dù nhân số không nhiều nhưng xem ra toàn là tinh binh cường tướng.
Còn bên Mục quốc kia, tuy đội ngũ trùng trùng điệp điệp nhưng khá rối loạn.
Khương Vọng vô thức quay đầu nhìn sang bên trái cầu lớn.
Bạch Ly Ngưu kéo xe ngựa cùng Thương Đồ Thần Ky uy vũ hùng tráng đi trước. Thương Đồ Thần Ky còn có thể duy trì được quân dung cần có.
Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tea

Cấp 7

1 tuần trước

sao khúc sau chương 2200 bị mất chương tùm lum vậy ad