Xích Tâm Tuần Thiên (Bản dịch Tiên Vực)

Chương 1089: “Cự” tức là kiên cường

Chương 1089: “Cự” tức là kiên cường
Trong khoảng thời gian dài dằng dặc do Hàn Ân thống trị, Ung quốc không còn cường thịnh như ở thời đại Ung Minh Đế Hàn Chu. Dù đã triệt để rời khỏi Bắc Vực, nhưng Ung quốc vẫn chiếm cứ mười ba phủ tên là Thiên Mệnh, Tĩnh An, Nam Hương, Thái Ninh, Thuận An, Vĩnh Hoài, Hà Xương, Phú Xuân, Lan An, Phủ Minh, Nghi Dương, Trấn Hữu, Lĩnh Bắc.
So với ba quận ở Trang quốc thì cũng có thể gọi là to lớn.
Nếu không có Kinh quốc và Cảnh quốc kiềm chế, cùng với bức chắn thiên nhiên là dãy núi Kỳ Xương, mấy đời quân vương Trang quốc đều được xưng là hùng tài, thì Ung quốc đã sớm "nuốt chửng" Trang quốc rồi.
Nhưng bất kể có bao nhiêu nguyên nhân, thì mấy trăm năm qua đi Trang quốc vẫn không bại vong, ngược lại còn từ từ phát triển, nên bị rất nhiều người xem là minh chứng cho việc nhuệ khí của Hàn Ân đã mất hết.
Đặc biệt là ở năm 3919 Đạo lịch, năm mới bắt đầu, trận chiến tranh liên lụy trên diện rộng đã kết thúc chỉ trong một khoảng thời gian cực ngắn.
Lúc này mọi người mới thình lình phát hiện một sự thật kinh khủng, kể từ lúc Trang Thừa Càn lập quốc cho đến nay, dù Trang quốc từng bị xâm phạm, từng bị ức hiếp, nhưng chưa thực sự thua một trận quốc chiến nào!
Bất kể là với Mạch quốc, hay là với Ung quốc, hoặc là Hứa quốc đã bị tiêu vong từ lâu.
Không nói đến Trang Thừa Càn huyết chiến dãy núi Kỳ Xương, ngăn cản quân tiên phong của Hàn Ân. Mà Trang Cao Tiện cũng khởi xướng hai trận quốc chiến, lần thứ nhất đánh tan biên quân của Ung quốc, giành được sự bình yên trong nhiều năm cho vùng biên giới. Lần thứ hai lại càng suýt chút nữa khiến Ung quốc bị tiêu diệt!
Thực lực quân đội của Trang quốc hùng mạnh đến mức khiến cho người ta kinh hãi.
Sau khi Trang - Ung quốc chiến, toàn bộ phủ Lĩnh Bắc đã bị Trang quốc chiếm cứ.
Phủ Nghi Dương thì lấy Tỏa Long quan làm đường ranh giới, tất cả phía nam trở đi cũng thuộc về Trang quốc, được gộp vào làm một với quận Vĩnh Xương của Trang quốc.
Tỏa Long quan cách phía nam phủ Nghỉ Dương khoảng hai phần ba, cho nên xét từ địa hình từ trên nhìn xuống thì đại bộ phận lãnh thổ của phủ Nghi Dương vẫn thuộc về Ung quốc.
Nhưng bởi vì tầm quan trọng của Tỏa Long quan mà toàn bộ phủ Nghỉ Dương đều nằm trong phạm vi tầm nhìn của ở Tỏa Long quan, không bỏ sót một tấc đất.
Cho nên mới đột ngột xuất hiện thành Ân Ca, để xóa tan tình thế bất lợi này.
May mắn cho Khương Vọng là, tông môn của Thanh Vân Đình ở phủ Thuận An - phía tây của Ung quốc, chứ không phải là ở phủ Nghỉ Dương - nơi đại quân hai bên Trang - Ung đang đối đầu.
Nếu như nó nằm ở phủ Nghi Dương, dưới sự trấn áp của đại quân, thì hắn hoàn toàn không cần suy nghĩ nhiều, trực tiếp từ bỏ là được.
Mà phủ Thuận An lại là một trong những địa phương hiếm có không bị liên lục trong trận quốc chiến trước. Mặt phía nam của nó thì tiếp giáp với phủ Lan An, nơi mà từng bị liên quân của Trang quốc và Lạc quốc tấn công, nhưng đã bị đuổi tan rất nhanh.
Từ đầu tới cuối, quân tiên phong của Trang quốc phía nam đều không vào được Tỏa Long quan, Xích Mã Vệ của Kinh quốc phía bắc cũng không thể tấn công vào phủ Tĩnh An.
Có lẽ lần duy nhất mà phủ Thuận An gần như sắp xảy ra chiến tranh chỉ trong nháy mắt chính là là lúc quốc tướng Đỗ Như Hối của Trang quốc đột kích gây rối biên giới Ung quốc, kiềm chế chiến lực Thần Lâm của Ung quốc. Lúc đó chỉ có thể tiến đến thành Ninh Viễn rồi đánh được một quyền, ngày cả đại trận hộ thành cũng không đánh vỡ được đã vội vàng rời đi.
Vì vậy, so với mấy chỗ như Ninh Dương hay Lan An thì rõ ràng bầu không khí ở phủ Thuận An yên tĩnh và hòa bình hơn rất nhiều.
Khi đi trên đường xá ở huyện Văn Khê thuộc phủ Thuận An, Khương Vọng có thể cảm nhận được quân thần Hàn Húc đã khống chế cả cái quốc gia này.
Mọi người không thể che giấu sự bất an đối với việc cải cách.
Ví dụ như bây giờ Ung quốc đang lấy Mặc học làm chính thống, còn nho viện, đạo quán, thậm chí là chùa miếu ở trong nước đều phải dõ bỏ hoặc xây lại. Những sản nghiệp vốn được xây xung quanh những nho viện, đạo quán và chùa miếu này đều bị đập bỏ mang tính hủy diệt. Nhưng những người này cũng là người Ung quốc, cũng cần sinh sống. Đây chính là ngọn nguồn của mâu thuẫn.
Nhưng mọi thứ chúng ta thấy trước mắt đều được tiến hành đâu vào đấy. Mọi người du có lo âu, nhưng không bực bội, cũng không phải là chết lặng. Ở trong thời đại cải cách, họ có niềm tin vào triều đình và có hy vọng vào tương lai.
Họ "hy vọng" nó có thể dẫn dắt mọi người vượt qua khốn khó, nó giống như là không cần bỏ vốn, chỉ xuất phát từ tỉnh thần, nhưng lại cần rất nhiều cố gắng.
Không khó có thể tưởng tượng ra, Hàn Húc đứng đầu triều đình Ung quốc mới đã chuẩn bị cho ngày hôm nay mất bao lâu.
Có sự ủng hộ của Mặc gia, thì đây cũng không phải việc bất khả thi. Kỹ thuật cơ quan của Mặc gia là thiên hạ vô song, chỉ nguyên các cơ quan tạo vật cũng đủ để cho bọn họ trở nên giàu có nhất thiên hạ. Nếu Mặc gia bỏ ra một ít tài nguyên, thì việc xoa dịu nỗi đau trong cải cách cũng không phải là khó.
Nhưng điều khiến Khương Vọng bất ngờ là, cảnh tượng bọn súc vật của Mặc gia đi rêu rao khắp huyện ở trong tưởng tượng của hắn cũng không xuất hiện. Thậm chí hắn dùng ba ngày để đi hết phần lớn các khu phố ở huyện Văn Khê, mà cũng không thấy một môn đồ nào của Mặc gia.
Hoặc là Mặc gia vẫn còn nghi ngờ đối với việc chen chân vào thể chế quốc gia, việc giúp đố Hàn Húc chẳng qua chỉ là thử một lần mà thôi. Hoặc là nội bộ Mặc gia có sự chia rẽ, cũng không dốc toàn lực đưa vào thể chế. Cũng có thể là quân thần Hàn Húc có thủ đoạn cao tay, lấy Mặc học làm quốc học nhưng lại không cho phép sức ảnh hưởng của Mặc gia xâm nhập vào các ngành nghề.
Nói tóm lại, hiện tại quyền hành quân chính của Ung quốc vẫn do một tay Hàn Húc khống chế.
Ủng quốc là Ủng quốc của Hàn Húc, mà không phải là trở thành một hình thức tồn tại khác của "Cự thành" như một số người vẫn đồn đoán.
"Cự" tức là kiên cường.
Cự thành là nơi thánh địa của Mặc môn, tương truyền là một tòa thành thực sự hùng vĩ và kiên cường. Nhưng ngoại trừ cấp cao của Mặc môn ra, thì cho đến nay cũng không có mấy người biết vị trí chính xác của nó.
Từ tình thực thực tế mà Khương Vọng quan sát được, quan hệ giữa triều đình Ung quốc và Mặc môn cùng lắm chỉ là một loại hợp tác, mà không phải là loại quan hệ phụ thuộc. Còn về phần tại sao Hàn Húc có thể làm được như vậy khi mà phải đối mặt với một Mặc môn hùng mạnh hơn nhiều lần, thì không phải là điều mà Khương Vọng có thể biết được.
Nghĩ đến những thứ chấn động lòng người ở trong đó, thì người ngoài có nói hoài cũng không hết.
Bạn cần đăng nhập để bình luận

Tea

Cấp 7

3 tuần trước

sao khúc sau chương 2200 bị mất chương tùm lum vậy ad