Thăng Thiên Chi Lộ

Chương 698: Suy nghĩ về việc thỉnh cầu .

Kêu oan sao?
Trong lòng Từ Quân Nhiên hiện lên suy nghĩ đó, chỉ có điều, hắn lập tức vứt mọi suy nghĩ sang một bên. Ở đâu thì cũng có chuyện này, từ xưa đến đây, nơi có người sẽ có sự bất bình đẳng, dĩ nhiên cũng sẽ có nhiều cách nói của việc kêu oan. Đối với người kêu oan, Từ Quân Nhiên không thể nói rõ ràng. Trong đó, có người thực sự oan, nhưng có người chỉ đi gây sự vô lý. Ít nhất kiếp trước hắn đã gặp không ít người gây sự vô lý, ví dụ như cửa hàng ven đường, lúc bị giải tỏa còn yêu cầu phải đền bù 5 triệu NDT, nếu không nhất quyết không chịu dời đi.
Một cửa hàng tạp hóa bán phụ phẩm nông thônở ngoại ô phía Tây Bắc thành phố lại có thể đòi cái giá 5 triệu NDT, người như vậy gọi là điêu dân cũng không đủ diễn tả.
Vì thế, tuy nghe Lưu Hoa Cường nói ông lão tới kêu oan, Từ Quân Nhiên cũng có đồng tình, nhưng chưa có ý định hỏi tới. Dù sao thì mỗi người một nhiệm vụ, nếu hắn vươn tay quá dài, các cán bộ bên dưới cho dù không nói ra nhưng trong lòng cũng sẽ thấy khó chịu.
Nghĩ đi nghĩ lại, Từ Quân Nhiên liền dặn dò Lưu Hoa Cường:
- Thế này đi, anh tâm sự với ông lão xem, sau đó để đồng chí phụ trách tiếp dân thụ lý.
Đây là trình tự thông thường. Nếu ai có vấn đề gì đều có thể đưa kiện vượt cấp, tìm các lãnh đạo lớn xử lý. Lãnh đạo của một quốc gia cả ngày không cần làm việc khác, cả ngày chỉ cần giải quyết việc này cho tốt mà thôi. Nhưng nếu thật sự làm như vậy thì những cán bộ cấp cơ sở còn có việc gì mà làm chứ?
Từ Quân Nhiên đặt điện thoại xuống, cân nhắc trong giây lát rồi gọi điện tới số của chủ nhiệm văn phòng huyện ủy Đặng Văn Binh. Đặng Văn Binh nghe thấy giọng của Từ Quân Nhiên liền khách sáo nói:
- Xin chào chủ tịch, anh có gì cần chỉ thị?
Trong khoảng thời gian này, Đặng Văn Binh cũng đã hiểu rõ tình hình ở huyện Nhân Xuyên. Không biết vì sao bí thư Bạch lại tỏ thái độ im lìm, Liễu Cường vì chuyện của Vương Mãnh dứt khoát cụp đuôi lại làm người. Người có thể quyết định chuyện ở huyện Nhân Xuyên chính là chủ tịch huyện Từ Quân Nhiên. Đặng Văn Binh cũng không phải tên ngốc, anh ta không muốn vì đắc tội Từ Quân Nhiên mà kéo đến nhiều phiền toái.
Từ Quân Nhiên mỉm cười:
- Làm gì có chỉ thị gì chứ, chỉ tâm sự chút thôi. Thế nào, phòng tiếp dân dạo này sao rồi, có vất vả lắm không?
Công việc của bộ phận tiếp dân chịu sự chỉ đạo của văn phòng huyện ủy, vì thế Từ Quân Nhiên mới gọi điện thoại cho Đặng Văn Binh.
Đặng Văn Binh hiểu ý của Từ Quân Nhiên. Bản thân anh ta cũng luôn muốn cải thiện mối quan hệ của mình với Từ Quân Nhiên. Trong chốn quan trường có một câu nói: “Làm nóng nồi thì khó, còn xào cơm nóng thì dễ”. Hao công tốn sức làm nóng nồi, phải có chiến lược, có tầm nhìn xa trông rộng, hơn nữa, làm nóng nồi có nhiều rủi ro, không có kiên nhẫn và nghị lực thì không làm nổi. Làm nóng được nồi cũng như một khảo nghiệm khó khăn, một khi đã làm nóng được nồi thì những việc khác sẽ dễ dàng hơn nhiều. Nấu cơm luôn là cách những người cầm quyền tấn công mạnh mẽ. Mục tiêu rõ ràng, tính thực dụng mạnh mẽ. Lúc nước sôi lửa bỏng có thể dùng ngay lập tức. Thế nhưng, người nấu cơm muốn thành một hội nhóm cần đầu tư thật lớn, hỏa lực mạnh mẽ, không có thực lực kinh tế hùng hậu sẽ vô cùng khó khăn.
Còn về Đặng Văn Binh, anh ta đã bỏ lỡ nhiều cơ hội thân thiết với Từ Quân Nhiên. Đến nay, nếu muốn trở nên thân thiết hơn nữa với Từ Quân Nhiên, anh ta phải nỗ lực hơn rất nhiều.
Cân nhắc về năng lực của một cán bộ mà chỉ dựa vào biểu hiện là không đủ. Người đó còn phải biết tỏ ra thỏa đáng, ngoan ngoãn, thận trọng xử lý những chuyện phức tạp. Đặng Văn Binh tin rằng, so sánh với Lưu Hoa Cường, anh ta phù hợp đảm nhiệm vị trí đại quản gia của văn phòng huyện ủy hơn. Điều đó cũng có nghĩa là anh ta nhất định phải khiến Từ Quân Nhiên cảm thấy, cho dù là bí thư huyện ủy, thì người phù hợp nhất với vị trí chủ nhiệm văn phòng huyện ủy vẫn là Đặng Văn Binh.
Vì thế lúc Đặng Văn Binh nghe Từ Quân Nhiên nhắc tới chuyện của bộ phận tiếp dân, tinh thần chấn động rồi nói với mình, cơ hội của mình đã tới.
Đặng Văn Binh thở dài một hơi, cười khổ nói với Từ Quân Nhiên:
- Chủ tịch, lời ngài nói quả không sai. Công việc này quả không dễ dàng gì.
Vừa nói, anh ta bắt đầu kể lể với Từ Quân Nhiên những khó khăn của công việc này, nhiều khi yêu cầu của mọi người không hợp lý, đã vậy trên thực tế bộ phận tiếp dân cũng không có quyền giải quyết.
Từ Quân Nhiên nghe Đặng Văn Binh phàn nàn nhưng cũng hiểu rõ đa phần lời nói của anh ta là thật. Cơ cấu tiếp dân hiện hành rất phức tạp, không thống nhất. Từ Trung ương tới địa phương, các cấp Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, lãnh đạo, Tòa án, viện kiểm sát và các bộ ban ngành liên quan đều không có cơ cấu tiếp dân. Nhưng vì cơ cấu tiếp dân vẫn thuộc vào tục lệ của một quốc gia, những cơ quan này cũng không có quan hệ lệ thuộc sâu sắc. Năng lực quản lý của cơ cấu tiếp dân trên trung ương đối với cơ cấu cấp địa phương và các bộ ban ngành trung ương có hạn. Chức năng, quyền lực và cách thức tiến hành công việc cũng có nhiều khác biệt, nhiều khi khiến tin tức bị cộng hưởng, khuyết thiếu tính cưỡng chế.
Không chỉ có vậy, vấn đề tiếp dân liên quan đến mọi phương diện, xuất hiện nhiều vấn đề tổng hợp, khiến cho cơ cấu tiếp dân mang trong mình nhiều trách nhiệm xã hội nặng nề. Do bộ phận tiếp dân không có quyền lực thực tế để giải quyết mọi vấn đề, nhưng người tiếp dân vẫn coi bộ phận tiếp dân là bên có trách nhiệm giải quyết các vấn đề. Điều này nhất định khiến cho bộ phận tiếp dân trở thành bên trực tiếp đối lập với quần chúng nhân dân. Hơn nữa, xét về mặt lý luận, tiếp dân chỉ bao gồm các thủ tục tố tụng hành chính, còn bộ phận tư pháp của nhà nước mới là tổ chức bảo vệ quyền lợi công dân quan trọng nhất. Nhưng trong thực tế, người dân vẫn tin vào bộ phận khiếu nại tiếp dân hơn cả, họ luôn coi đó là niềm hy vọng cuối cùng của mình. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này đến từ rất nhiều phương diện, trong đó tình trạng tham nhũng từ các cơ quan tư pháp địa phương khiến cho người dân không thể nhận được những sự hỗ trợ cần thiết từ các cơ quan tư pháp.
Từ Quân Nhiên hiểu rõ rằng, ở một trình độ nhất định, vì có tư tưởng “Nhân trị tồn tại lâu dài” trong xã hội truyền thống Trung Hoa nên chế độ khiếu nại đã trở thành một phương thức mà người dân rất tin tưởng, một cơ quan giải quyết đặc quyền, tạo nên sự an toàn với xã hội, có tác dụng an ủi người dân. Thế nhưng nhất định phải nhận ra rằng, hậu quả nghiêm trọng của việc này là dần dần tiêu trừ uy quyền của cơ quan tư pháp nhà nước – cơ sở quản lý nhà nước của xã hội hiện đại.
Chế độ khiếu nại hiện hành tồn tại nhiều thiếu sót, lập án và trả lời phúc đáp còn tùy ý. Tuy đã xác định được nguyên tắc cơ bản về “cơ quan quản lý và phụ trách phân cấp”, nhưng vẫn chưa có một tiêu chuẩn kỹ càng về việc trách nhiệm của các bên như thế nào. Điều đó khiến cho các bộ phận có thái độ đùn đẩy trách nhiệm với nhau, còn về việc xử lý vấn đề thì phải nhìn sắc mặt của lãnh đạo để giải quyết, làm mọi việc đều phải dựa vào chỉ thị của cấp trên. Các bên còn xây dựng “cơ chế trách nhiệm lãnh đạo của các cấp khiếu nại và cơ chế truy cứu trách nhiệm”. Thể chế lãnh đạo này yêu cầu các cấp Đảng ủy, người đứng đầu chịu trách nhiệm toàn thể, các cấp quản lý bên dưới chịu trách nhiệm chính, bên lãnh đạo trực thuộc chịu trách nhiệm trực tiếp. Đối với những khoản không hoàn thành trách nhiệm, gây ra việc người dân phải lên cấp tỉnh để khiếu nại, thậm chí lên cả cấp trung ương để khiếu nại, gây ra hậu quả đặc biệt nghiêm trọng với xã hội thì sẽ quy trách nhiệm về bên lãnh đạo phân quyền. Cơ chế lãnh đạo này tạo ra được tác dụng nhất định với các cấp Đảng ủy chính quyền, cũng giải quyết được một số vấn đề. Nhưng do chính quyền các cấp muốn hạn chế việc người dân khiếu nại vượt cấp, nên trong quá trình thực hiện các biện pháp thu mua và lừa gạt không thể tạo ra được hiệu quả thì các cấp lãnh đạo sẽ sử dụng các phương thức khác nhau để đả kích người khiếu nại, thậm chí cả những người gây tổn hại đến chính trị. Một số ít lãnh đạo địa phương gây ra hậu quả nghiêm trọng từ việc đó, một trong số đó là khiến cho việc khiếu nại trở thành phương thức tổng động viên xã hội có hiệu quả và phương thức duy trì quyền kháng nghị, dẫn đến hành động tập thể gia tăng. Hậu quả thứ hai là, sản sinh chủ nghĩa tấn công, kích thích chính trị trong tư tưởng của những người khiếu nại, nảy sinh thổ nhưỡng xã hội với tốc độ nhanh chóng.
- Lão Đặng, theo như những gì anh nói, có phải chúng ta phải đóng chặt cửa lại để không nghe ý kiến của người dân nữa hay không?
Nghe thấy Đặng Văn Binh phàn nàn càng ngày càng quá đáng, Từ Quân Nhiên mỉm cười, ngắt lời anh ta. Tuy hắn hiểu rõ vấn đề của việc này, nhưng trong tình huống hiện tại, công việc khiếu nại, tiếp nhận ý kiến của người dân là rất quan trọng. Dù sao thì với chế độ luật pháp hiện nay ở Trung Hoa, có lúc phải cứng rắn nhưng cũng có lúc phải mềm mỏng. Không có chỉ thị của lãnh đạo trung ương thì phải mềm mỏng, có chỉ thị thì phải cứng rắn. Lúc xảy ra chuyện nhỏ thì phải mềm mỏng, khi xảy ra chuyện lớn thì phải cứng rắn. Lúc không hành động tập trung thì phải mềm mỏng, khi hành động tập trung thì phải cứng rắn. Liên quan đến cơ quan chấp pháp và các cấp chính quyền thì phải mềm mỏng, liên quan đến người dân bình thường thì cần cứng cắn. Lúc đương sự không cứng rắn thì mình phải cứng rắn, lúc đương sự cứng rắn thì mình phải mềm mỏng.
Đặng Văn Binh nghe xong lời Từ Quân Nhiên nói có vẻ không vui cho lắm, liên tục lắc đầu nói:
- Chủ tịch đừng hiểu lầm, tôi không phải có ý đó đâu.
Anh ta cũng không phải kẻ ngốc. Tuy còn chưa rõ ràng với thái độ của Từ Quân Nhiên, nhưng từ thái độ thường ngày của Từ Quân Nhiên với mọi người có thể thấy, vị chủ tịch Từ này không phải loại người không quan tâm đến chuyện của người dân. Nếu anh ta để cho hắn tưởng rằng mình không coi trọng người dân, chắc chắn không phải là chuyện gì tốt lành.
Từ Quân Nhiên nghe Đặng Văn Binh giải thích, dĩ nhiên cũng biết sự băn khoăn của anh ta. Hắn cười nói:
- Tôi cũng không có ý gì cả đâu, chỉ mong các cán bộ bên tiếp dân, tiếp nhận khiếu nại có thể làm được những việc thực tế, lắng nghe ý kiến của quần chúng nhân dân. Quan trọng nhất là có thể trao đổi nhiều hơn với các cơ quan chức năng.
Hắn biết, trong mắt của nhiều cán bộ, những người lên khiếu nại đều là điêu dân, thật ra điêu dân thực sự sẽ không đi khiếu nại, họ sẽ làm ra những chuyện phản kháng luật pháp. Nói trắng ra, những người đó mồm thì nói lo lắng những người đi khiếu nại sẽ làm tổn hại đến hình ảnh của chính quyền, nhưng trên thực tế họ lo lắng những người đi khiếu nại sẽ làm ảnh hưởng đến hình ảnh và tiền đồ của bản thân họ.
Còn về những lời hắn đã nói, Từ Quân Nhiên cũng không biết Đặng Văn Binh có thể nghe hiểu bao nhiêu, hắn cũng không thể thúc ép hành vi của cấp dưới. Việc duy nhất hắn có thể làm đó là sử dụng quyền lực của mình để tạo áp lực lên cấp dưới, để họ coi trọng hơn việc người dân tới đây để phản ánh một số vấn đề.
Từ Quân Nhiên để điện thoại xuống rồi bất giác thở dài. Chế độ khiếu nại là một điểm đặc sắc của chế độ hành chính ở Trung Hoa. Thế nhưng, cho dù chế độ này có tốt lên chăng nữa cũng không thể thay thế hoàn toàn chế độ pháp luật hoàn thiện. Trong một xã hội hiện đại đề cao phát luật, vẫn nên coi trọng việc sử dụng pháp luật để giải quyết vấn đề. Vì sự tốt xấu của kết quả khiếu nại luôn phụ thuộc vào việc bạn có thể gặp được một “vị lãnh đạo liêm khiết” hay một người có tinh thần trách nhiệm hay không.
Giống như ông lão tới khiếu nại hôm nay, nếu không gặp hắn, chỉ sợ chẳng ai buồn để ý đến chuyện của ông lão.
Bạn cần đăng nhập để bình luận