Mang Theo Trò Chơi Sinh Hoạt Trở Về Cổ Đại

Chương 269 -




Dựa theo nhắc nhở trước đây về trấn nhỏ cấp 1, chờ đến khi thôn xóm đạt đến cấp 10 liền có thể đạt được tới tiêu chuẩn của trấn nhỏ cấp 1, tương đương số lượng dân cư của một trấn nhỏ cấp 1 là 2000 người.
Số lượng như vậy ở thời hiện đại mà nói thật ra không tính là nhiều lắm, nhưng ở thời đại này thì 2000 người quả thật phải rất khó khăn mới đạt được tới tiêu chuẩn của trấn nhỏ.
Cấp bậc của thôn xóm đạt tới hiện tại, theo lý thuyết Điền Đường hẳn phải ổn trọng hơn một chút mới đúng, nhưng càng đến những lúc thế này tâm tình của nàng lại càng kích động, đặc biệt là sau khi thông báo nhiệm vụ “Thôn xóm cấp 8” xuất hiện, nàng luôn cảm thấy vượt qua thêm một cấp nữa là có thể đến cấp 9, sau đó là đến cấp 10.
Sau đó là trấn nhỏ.
Nhưng mà cứ đến những lúc thế này, làm thế nào cũng không thể tăng tốc độ nhanh lên được.
Đặc biệt là số lượng thôn dân, cấp 8 300 người, cấp 9 400 người, cấp 10 500 người, chỉ là ba lần thăng cấp này liền cần đưa vào 1200 thôn dân, số lượng cần hoàn thành để thăng cấp này thậm chí so với tổng số lượng các thôn dân mấy cấp trước còn nhiều hơn.
Cũng may trước đây cướp một nhóm tù binh ở lại, nếu không nàng hẳn sẽ vì vấn đề số lượng thôn dân này mà buồn rầu rất lâu.
Một đám này xem như là đám tù binh thứ ba, tính số lượng người lần này nữa thì trước mắt thôn Điền gia có số lượng thôn dân là 919 người, khoảng cách đạt tới mục tiêu 1100 người còn thiếu gần 200 người, chỉ cần lại có hai đám người đến là có thể đạt tới số lượng tiêu chuẩn.
Xưởng quần áo cùng xưởng giày đã kết thúc cuộc thi Chiêu công, sau khi tuyển ra được công nhân rất nhanh đã đầu nhập vào làm việc.
Trước đây thôn Điền gia chỉ có xưởng dệt, không có xưởng may, đại sảnh giao dịch chỉ bán ra vải dệt, nhưng các thôn dân có thể mua vải dệt từ đại sảnh giao dịch về rồi gia công thêm lần nữa, sau đó lại bán cho đại sảnh giao dịch, có một số người không biết may quần áo cho mình thì có thể lựa chọn phương thức mua sắm quần áo như vậy.
Nhưng đa số thôn dân đều tự mình mua vải dệt về làm quần áo, không muốn bỏ ra nhiều tiền hơn.
Sau khi xây dựng xong xưởng may, một nửa vải bông và một nửa vải bố của xưởng dệt đều được đưa đến xưởng quần áo tiến hành gia công lần nữa.
Tập trung gia công lần hai như vậy chất lượng cũng tương đối đảm bảo, tuy rằng quần áo được làm ra hầu như giống nhau nhưng có thể gia tăng số lượng trang phục, cũng có thể giảm thấp phí tổn, hạ thấp giá bán.
Sau khi may xong quần áo, còn lại một ít vải vụn có thể trực tiếp đưa đến xưởng giày tận dụng lần nữa, đối với hiệu quả tận dụng vải dệt cũng có thể tăng lên không ít.
Như vậy tính ra giá cả khi các thôn dân trực tiếp mua quần áo giày dép ở đại sảnh giao dịch sẽ vẫn cao hơn một ít so với việc các thôn dân tự mình mua vải dệt về may vá, nhưng mà quần áo được xưởng làm ra so với tay nghề của một số người dân làm ra tốt hơn, mặc vào cũng sẽ thoải mái hơn.
Còn vấn đề về kiểu dáng giống nhau, căn bản không ở trong phạm vi mà các thôn dân suy xét tới.
Cái quan trọng nhất là dùng nhiều tiền hơn chút trực tiếp mua quần áo và giày ở đại sảnh giao dịch thì các thôn dân không cần phải tự làm quần áo, thời gian dư ra còn có thể làm thêm chút việc kiếm sống hoặc là viết thêm chút chữ, nghĩ như thế nào cũng không bị thiệt.
Bởi vì các loại nguyên nhân ảnh hưởng, từ sau khi nhóm quần áo cùng giày đầu tiên được đưa lên kệ, chỉ qua thời gian nửa ngày ngắn ngủi số quần áo cùng giày này đã bán hết sạch, thậm chí còn có không ít người dò hỏi khi nào mới có nhóm hàng thứ hai đưa lên kệ.
Vấn đề duy nhất là có khả năng sẽ dẫn tới một ít thôn dân trước đây dựa vào việc vá áo để kiếm tiền sẽ không còn nghề để kiếm cơm nữa.

Bạn cần đăng nhập để bình luận