Thập Niên 90: Trở Thành Thiên Tài Ngoại Khoa

Chương 314 - Hỏi thăm bạn học cũ



Chương 314 - Hỏi thăm bạn học cũ




Tạ Uyển Doanh hỏi bạn học: “Sau khi tốt nghiệp cậu ở lại bên này làm việc luôn sao?”
“Ừ, cô Trang giúp tớ tìm một cơ quan thực tập. Môi trường trong giới khoa học kỹ thuật của thủ đô rất tốt, nhiều công ty lớn, các học viện trường đại học khoa học kỹ thuật đỉnh cao đều ở khu vực thủ đô. Tớ đã suy nghĩ từ chỗ cô Trang chạy đến bên này.”
Cô Trang từ trước đến nay luôn quan tâm những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có thể giúp được thì cô sẽ giúp.
“Bây giờ tớ làm việc ở khoa máy tính của đại học ngoại ngữ.” Triệu Văn Tông lại tiết lộ thêm.
Trong lòng Tạ Uyển Doanh wow nhẹ một tiếng, thật vui mừng thay cho cậu ấy.
Chưa tốt nghiệp đã được khoa máy tính giữ lại, có được công việc, sau này con đường sự nghiệp cũng ổn định rồi.
Thật là không dễ dàng gì, cậu ấy và cô đều có xuất thân nghèo khổ giống nhau.
Triệu Văn Tông tràn đầy tự tin nói: “Ngoài công việc ra, tớ còn đang tích cực chuẩn bị học lên nghiên cứu sinh. Chuẩn bị thi vào khoa máy tính trường đại học khoa kỹ thuật đỉnh cao nhất toàn quốc.” Nói đến đây cậu ấy không thể không nghĩ lại: “Cảm ơn cậu, lúc đầu là cậu đã khích lệ tớ dũng cảm điền nguyện vọng.”
“Không cần cảm ơn đâu.” Tạ Uyển Doanh xua tay.
Cô cũng không tính là đã làm được gì.
Hai người đi vào phòng khách.
Cô Trang nhìn thấy trong tay cô xách theo trái cây thì la lên: “Bảo em đến nhà cô làm khách em còn mua quà đến làm gì? Em còn chưa đi làm nữa, mang về cho cô.”
Tạ Uyển Doanh tay chân nhanh nhẹn mau chóng đưa trái cây cho cô giáo mang bỏ vào trong tủ lạnh, không để cô giáo trả lại.
“Em thật là…” Thấy hành động của cô, cô Trang cuống quýt chỉ vào cô.
“Cô ơi, trong bếp có gì cần em giúp không ạ?” Bởi vì cô Trang bảo trưa nay muốn giữ cô ở lại ăn cơm nên Tạ Uyển Doanh hỏi cô giáo.
“Canh nấu rồi, rau cũng rửa rồi, không cần làm gì nữa. Mau đến đây ngồi xuống tâm sự chút chuyện cũ nào.” Cô Trang gọi hai người họ đến ngồi xuống.
Thật hiếm khi có thể ngồi nói chuyện xưa cùng với học sinh cũ, tâm trạng cô Trang vô cùng vui mừng.
Hai tay Triệu Văn Tông bận rộn thể hiện kỹ năng pha trà trên bàn trà.
Tạ Uyển Doanh thấy vậy thì giúp đun một ít nước sôi.
“Ngoài hai em ra, các bạn học khác trong lớp thì như thế nào rồi?” Cô Trang hỏi thăm tình hình các bạn học khác. Không nhất định là sau khi tốt nghiệp các học sinh đều sẽ giữ liên lạc với giáo viên. Trừ phi là có mối quan hệ rất tốt với giáo viên nào đó. Giống như Tạ Uyển Doanh và Triệu Văn Tông vậy.
Với những bạn học khác trong lớp cấp 3, Tạ Uyển Doanh cũng không có liên lạc gì, bởi vì nơi cô học đại học cách chỗ các bạn khác học quá xa.
Triệu Văn Tông báo tình hình với cô Trang: “Trương Vĩ đi nước Y từ năm ngoái ạ.”
“Nói vậy là đúng với mong muốn của cô giáo chủ nhiệm Lưu Tuệ của các em rồi.” Cô Trang nói.
“Không phải ạ.” Triệu Văn Tông nói: “Trước khi ra nước ngoài cậu ấy không có qua chào cô giáo Lưu. Nghe chúng em nói cô Lưu mới biết tin ạ.”
Cô Trang nhịn không được mà cười: đã sớm biết là vậy rồi.
“Hồ Hạo cũng muốn đi du học, nhưng tiếng Anh vẫn chưa thi đậu. Vậy nên bảo Trương Vĩ đợi cậu ấy.” Triệu Văn Tông nói.
“Em ấy thích Trương Vĩ sao?”
“Trương Vĩ thì không thích cậu ấy ạ.” Điều này thì Triệu Văn Tông có thể chắc chắn.
Tạ Uyển Doanh nhớ lại bạn cùng bàn của mình, tính khí cực kỳ kiêu ngạo, nếu đã đi nước ngoài thì cũng sẽ muốn tìm người nước ngoài để kết hôn.
“Các em cũng phấn đấu đi du học đi, sau khi học xong nhớ trở về làm việc cống hiến cho đất nước.” Cô Trang nói với bọn họ.
“Cô ơi, bọn em làm sao có thể, không có tiền ạ.” Triệu Văn Tông trực tiếp bác bỏ.
Tạ Uyển Doanh cũng gật đầu theo: Không thể nào.
Cô và Triệu Văn Tông đều giống nhau, tự bản thân hiểu rõ hoàn cảnh gia đình của mình. Thời đại bây giờ không giống như lúc trước. Số người nhà nước cử đi du học càng ngày càng ít, mà người đậu đại học thì càng ngày càng nhiều, tương đương với việc phải tranh nhau đến đầu rơi máu chảy. Đa số những người đi nước ngoài bây giờ đều là tự túc.
“Đừng mất lòng tin như vậy, cứ chờ đợi cơ hội.” Cô Trang động viên học sinh, trong lòng suy nghĩ, sự không công bằng trong giáo dục càng ngày càng rõ rệt hơn.
Học sinh giỏi học sinh tốt vì vấn đề gia cảnh mà lại càng ngày càng khó vượt qua vấn đề tầng lớp.



Bạn cần đăng nhập để bình luận