Thập Niên 90: Trở Thành Thiên Tài Ngoại Khoa

Chương 1690: Khẩn trương



Chương 1690: Khẩn trương




Chương 1690: Khẩn trương
"Vấn đề này của cô, khụ…" Bác sĩ Lê Vũ Ân đang định nói thì lại bất ngờ ho khan hai tiếng, ho giống như muốn nghẹn ở cổ họng, không khống chế được.
Bệnh nhân nhìn thấy bác sĩ như vậy, không cho rằng bác sĩ bị bệnh mà càng sợ là bác sĩ cố ý ho khan để tránh giải thích bệnh tình cho mình, vì vậy liền đuổi theo bác sĩ hỏi: "Bác sĩ, tình trạng của tôi là như thế nào? Bác sĩ trước đó có nói sai không?”
Giáo sư không nói được, bệnh nhân rất lo lắng. Hai sinh viên ngồi đối diện cũng căng thẳng.
Giáo sư Trịnh nói rằng vào những thời điểm quan trọng cần phải nói thay giáo sư Lê. Tạ Uyển Doanh thấy bạn học Cảnh không nói gì. Có lẽ bạn học Cảnh nghĩ rằng mình là nam sinh y khoa, không thể đối phó với những bệnh nhân nữ vào những thời điểm như thế này, vì vậy chỉ có thể để cô mở lời.
“Hãy nghe chúng tôi nói trước đã.” Tạ Uyển Doanh can thiệp để giúp giáo sư an ủi bệnh nhân. Vừa nói chuyện vừa quan sát biểu hiện của giáo sư, nếu ánh mắt của giáo sư không đồng ý với cách nói của cô, cô sẽ lập tức im lặng.
Bác sĩ Lê Vũ Ân không ngăn cản cô nói, ở bên cạnh vừa kho khan vừa gật gật đầu với sinh viên để cô thay mình nói chuyện.
Đại lão đã hướng dẫn rất nhiều sinh viên, rất có kinh nghiệm khống chế tình huống, căn bản không sợ để cho sinh viên nói ra.
Sau khi nhận được sự đồng ý của giáo sư, Tạ Uyển Doanh tiếp tục giải thích về bệnh lý cho bệnh nhân: "Vừa rồi giáo sư Lê nói rằng trên mặt cô không có lông dài, vì vậy không có khả năng là hội chứng buồng trứng đa nang. Hãy nhìn vào hoài nghi chẩn bệnh mà bác sĩ trước đó viết trong bệnh án của cô. Đây cũng không phải là chẩn đoán, có thể là bác sĩ trước diễn đạt không rõ ràng, khiến cô hiểu lầm lời họ nói."
Giọng nói của người này rất chuyên nghiệp, hơn nữa cô còn mặc áo blouse trắng, khi nữ bệnh nhân quay đầu lại nhìn Tạ Uyển Doanh, căn bản không hề nghi ngờ rằng cô chỉ là một sinh viên, hỏi cô như hỏi một bác sĩ: "Tôi hiểu lầm cái gì?"
"Vô sinh cùng hiếm muộn là hai khái niệm khác nhau." Tạ Uyển Doanh liền sửa lại khái niệm bệnh lý cho bệnh nhân ngay lập tức: "Vô sinh có do phụ nữ cũng có do nam giới, không thể mang thai hay không không chỉ là vấn đề của phụ nữ, mà còn là vấn đề đối với nam giới, ngoài việc cô cần kiểm tra toàn diện thì chồng của cô cũng cần được kiểm tra xem anh ấy có phải là nguyên nhân khiến cô không thể mang thai hay không."
“Hôm nay chồng tôi không tới.” Nữ bệnh nhân nhíu mày, không vui nói: “Chuyện này bác sĩ trước chưa từng nói với tôi.”
Có phải các bác sĩ ở bệnh viện trước đó thực sự không tiết lộ những kiến thức y tế này không? Tạ Uyển Doanh và bác sĩ Lê không thể quay lại bệnh viện nơi nữ bệnh nhân đến gặp bác sĩ để kiểm tra hồ sơ trò chuyện giữa bác sĩ và bệnh nhân được, nhưng họ biết rằng đồng nghiệp của họ không thể không nói cho bệnh nhân những điều này. Những nội dung này đều là một phần nghĩa vụ thông thường mà bác sĩ phải thông báo cho của bệnh nhân. .
Có thể bác sĩ nói nhưng bệnh nhân lại không để trong đầu. Một số bệnh nhân là như vậy, như thể họ bị mất trí nhớ, họ sẽ hỏi cùng một câu hỏi mỗi khi họ đến gặp bác sĩ và phủ nhận rằng họ đã từng nghe thấy nó. Nguyên nhân của chuyện này có thể là do hồi hộp, có người khi nghe đến bệnh tình của mình thì hồi hộp đến mức đầu óc trống rỗng, không thể nhớ hết những gì bác sĩ đã nói. Kết quả là bác sĩ biết rằng không thể có chuyện mình chưa nói gì, nhưng bệnh nhân lại khẳng định chắc chắn rằng họ không nghe thấy.
Là một bác sĩ, vì đồng nghiệp giải thích cũng là vì lợi ích của mình, bác sĩ Lê Vũ Ân nói tiếp ngay sau khi sinh viên nói với bệnh nhân: “Bác sĩ trước đó không có nói sai trường hợp của cô, mà là yêu cầu cô điều trị căn bệnh mà hiện tại phát hiện ra trước, chăm sóc cơ thể thật tốt. Bệnh của cô không phải là hội chứng buồng trứng đa nang, mà là u nang buồng trứng. Đây là hai bệnh khác nhau. Một bệnh là do nội tiết và chuyển hóa. Một bệnh là dạng tổn thương chiếm chỗ ở buồng trứng, cần phải kiểm tra xem là lành tính hay ác tính."





Bạn cần đăng nhập để bình luận