Thập Niên 90: Trở Thành Thiên Tài Ngoại Khoa

Chương 1329: Bệnh không thể giải thích được



Chương 1329: Bệnh không thể giải thích được




Chương 1329: Bệnh không thể giải thích được
Xem ra là một bệnh nhân sau phẫu thuật ngoại khoa.
Chất lỏng trong túi dẫn lưu hơi đục, có đốm đen và trắng vàng, sợ rằng bên trong có dấu hiệu cương mủ và rò rỉ cùng với một ít phân và nước tiểu. Nhiệt độ bệnh nhân đo ra được tương đối cao, ba mươi bảy độ chín.
“Bệnh nhân này có phải là bệnh nhân mắc khối u không?” Trong trường hợp không xem được bệnh án, Phùng Nhất Công và Tạ Uyển Doanh trước tiên tự mình thảo luận trước. Bệnh nhân tuổi còn quá trẻ, đoán chừng là bệnh nhân mắc khối u tương đối nhỏ.
Tạ Uyển Doanh đồng ý với quan điểm của bạn học Phùng Nhất Công. Cũng không chỉ bệnh nhân mắc khối u mới làm phẫu thuật ngoại khoa. Theo cái nhìn của cô, ca bệnh này chuyển đến Quốc Hiệp điều trị, cho thấy rõ rằng có một số đặc điểm của nó nằm trong phạm vi chữa trị mà Quốc Hiệp am hiểu, bởi vậy cô mới can đảm suy đoán: “Có thể là bệnh crohn*.”
(Bệnh Crohn*: là một bệnh viêm ruột xuyên thành mãn tính thường ảnh hưởng đến đoạn xa của hồi tràng và ruột kết nhưng có thể xảy ra ở bất kỳ phần nào của đường tiêu hóa. Triệu chứng bao gồm tiêu chảy và đau bụng. Áp xe, rò trong và ngoài và tắc ruột có thể phát sinh.)
Bệnh Crohn là loại một bệnh viêm ruột không thể giải thích được. Nói nó không thể giải thích được, là vì cơ chế sinh bệnh của nó cho đến nay giới y học cũng chưa hiểu rõ được. Nói nó có khả năng nhiễm trùng, có thể là miễn dịch bệnh, nói tóm lại có rất nhiều nguyên nhân.
Một căn bệnh không biết rõ nguyên nhân, khiến cho bác sĩ bất lực đối mặt với khủng hoảng. Do đó, điều trị lâm sàng bệnh Crohn, một là điều trị triệu chứng, hai là liệu pháp miễn dịch dựa trên một số bằng chứng hiện có liên quan đến hệ miễn dịch học. Đây chính là sở trường của Quốc Hiệp, bởi vì khoa miễn dịch học của Quốc Hiệp có tiếng tăm lừng lẫy trong nước, xếp thứ nhất không ai dám xếp ở thứ hai. Nếu bệnh nhân trẻ tuổi này mắc phải căn bệnh này đã đến giai phẫu thuật, nghĩa là tình hình căn bệnh đã phát triển tiến vào giai đoạn nghiêm trọng. Có khả năng tắc ruột hoặc rò ruột hoặc chảy máu thủng cấp tính.
Một đặc điểm lâm sàng điển hình của bệnh Crohn là hình thành lỗ rò. Các tổn thương viêm xâm nhập vào thành ruột và đến các mô và cơ quan khác bên ngoài ruột, tạo thành các lỗ rò. Những lỗ rò này cho phép kết dính giữa các cơ quan và mô khác nhau, bọc thành khối áp xe. Áp xe ổ bụng khủng khiếp như thế nào, thì ai học khoa ngoại tổng quát đều sẽ cảm nhận được điều này.
Nếu thực sự đã hình thành áp xe thì không thể phẫu thuật ngay để cắt bỏ đoạn ruột bị bệnh mà phải rạch và dẫn lưu áp xe trong ổ bụng trước. Việc rạch và dẫn lưu áp xe ổ bụng cần phải mổ bụng, không phải chọc dò ối tiến hành dùng kim tại giường thông thường, mà cần phải gây mê toàn thân, gây tê tủy sống hoặc gây tê ngoài màng cứng, rạch mô dưới da của phúc mạc, mở khoang bụng, tìm thấy khối viêm, dùng băng gạc để cô lập khối viêm này để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng, rạch ổ áp xe và dẫn lưu mủ, cuối cùng đặt ống dẫn lưu vào và đóng kín khoang.
Bệnh nhân hiện tại đang trong giai đoạn phẫu thuật nhưng lại được chuyển viện sang Quốc Hiệp, là phải tiếp tục điều trị ở ngoại khoa, hay là đưa vào khoa nội để điều trị?
Nghiên cứu xong bệnh án, Vu Học Hiền tìm người nhà đến nói chuyện. Phùng Nhất Công lại hỏi Tạ Uyển Doanh: “Có cần phải đến khoa nội điều trị không? Sau khi phẫu thuật ngoại khoa tiếp tục xuất hiện các dấu hiệu tăng mủ nhiều. Khoa ngoại cũng xử lý không sạch, có nên cân nhắc giữ lại khoa nội điều trị không, bởi vì khoa nội tiêu hóa của chúng ta đối với bệnh crohn có nghiên cứu tương đối am hiểu.”
Nghe bạn học Phùng nói câu này, hoàn toàn cho thấy rằng cậu ấy là sinh viên khoa nội vô cùng hiểu rõ về khoa nội.
Trong túi dẫn lưu của bệnh nhân có nhiều mủ, điều này chứng tỏ nếu khâu phẫu thuật không được thực hiện tốt, thì đối với việc thuyên giảm bệnh tình của bệnh nhân không có hiệu quả mấy. Chính vì vậy chuyển sang khoa nội, có lẽ cũng là một suy đoán thông thường.
Không vội kết luận, Tạ Uyển Doanh nhìn chăm chú vào ống dẫn lưu ổ bụng của bệnh nhân và bắt đầu chìm vào suy nghĩ.
Là một sinh viên ngoại khoa có có suy nghĩ của bác sĩ ngoại khoa, khác với suy nghĩ của sinh viên nội khoa Phùng Nhất Công, bởi vì lý do đó mà hướng suy nghĩ vấn đề không quá nhất trí nhau.
Từng ở trong hai khoa ngoại, ngoại việc theo giáo sư và đàn anh thực hiện phẫu thuật, điều Tạ Uyển Doanh học được nhiều nhất là về cách đối xử với bệnh nhân như thế nào trước và sau khi phẫu thuật.





Bạn cần đăng nhập để bình luận