Ta Là Tiểu Lang Trung

Chương 857: Trở về Đại Đường.

Ba năm sau trận chiến kia, cũng là thời hạn một vạn quân đội Đại Đường phải rời Đàn Thành theo giao ước với Thổ Phồn, Tả Thiếu Dương cũng sẽ theo họ về Đại Đường, đây là điều y chuẩn bị trước. Về Đại Đường, vân du thiên hạ, đó là mong muốn của y.

Tả Thiếu Dương không chỉ kiến thiết Đàn Thành trở thành tòa thành thủ công nghiệp phát triển cao độ, còn là tòa thành thương nghiệp phồn vinh, là thánh đường trong mắt rất nhiều người Tây Vực. Nhất là còn lãnh đạo quân dân đánh lui Thổ Phồn, bảo vệ được Đàn Thành, uy vọng của y phủ khắp Tây Vực. Bây giờ nghe nói Pháp vương sắp đi, ai cũng đau lòng, nhưng ý chí của y không ai dám làm trái.

Trước khi đi, Tả Thiếu Dương viết kế hoạch chi tiết phát triển Đàn Thành trong năm năm, phương hướng phát triển trong mười năm, giao cho Đạt Long Tân thay mình quản lý.

Năm Trinh Quan thứ hai mươi mốt, Tả Thiếu Dương bốn mốt tuổi, râu đã dài tới ngực, vừa hiền từa thân thiết lại tiên phong đạo cốt xuất trần. Thực ra y cố tình để râu trông già dặn hơn, vì kiên trì luyện phản hư thổ nạp công, nếu không thì trông chỉ chừng ba mươi, hiển nhiên không phù hợp thân phận Pháp vương.

Bạch Chỉ Hàn ba bảy tuổi, Miêu Bội Lan ba mươi lăm, tuy không theo y luyện Phản hư thổ nạp công, nhưng cũng học cách dưỡng sinh của Tôn Tư Mạc, thậm chí xinh đẹp mặn mà hơn thời thiếu nữ. Tuy Tây Vực khắc nghiệt, nhưng cuộc sống của hai nàng mỹ mãn, trượng phu giờ địa vị cao vút lại không đổi lòng, trước sau chỉ có hai nàng, từ chối toàn bộ mỹ nữ các nơi đưa tới. Con cái ưu tú, các nàng còn mong gì hơn.

Vì thế cả nhà Pháp vương sống ở Đàn Thành, càng không khác gì thần tiên, bao dung, thiện lương, trí tuệ được cả thành yêu quý.

Ngày họ rời đi bách tính toàn thành bỏ hết mọi việc đi tiễn chân, người quỳ dài mấy dặm.

Cả nhà Tả Thiếu Dương cảm động nước mắt tuôn trào, Tả Thiếu Dương liên tục nhận rượu từ mọi người, mỗi cốc rượu y chỉ nhấp một ngụm nhỏ, dù là thế, đi được nửa đoàn người đã say tới líu lưỡi, bước chân không vững. Y vẫn kiên trì đi hết, uống tới cuối cùng, say khướt đặt trên xe rời Đàn Thành, bách tính nhiều người cưỡi ngựa đi theo tới tối mới quay về.

Được Tiết Vạn Thế suất quân thống lĩnh, thêm vào toàn bộ Tây Vực đã thống nhất, đi tới đâu cũng có quân sĩ Thổ Phồn hộ tống, hành trình của Tả Thiếu Dương rất thuận lợi.

Lần này khao khát về nhà cháy bỏng trong lòng, vì thế dọc đường đi tuy nhiều nơi giữ lại, Tả Thiếu Dương đều từ chối, thậm chí không đi qua thành trấn lớn, chuyên chọn lối tắt mà đi, vì thế hành trình rất nhanh. Đi qua Dương Quan, lòng Tả Thiếu Dương mới lắng xuống, tới đây mới thực sự yên tâm có thể về nhà rồi, bọn họ chia hai đường, hai hộ pháp và mười tám lạt ma bảo vệ Tả gia, để Tiết Vạn Thế về kinh thành, nhà y về quê hương xa cách lâu ngày.

Lên đường vào mùa xuân, về tới nơi đã là mùa thu.

Còn chưa tới huyện thành Thạch Kính, liền bị từng mảnh ruộng bạt ngàn làm chấn động không nói lên lời, ruộng lúa mạch đầu tháng tám chỉ có một màu vàng óng, như tấm thảm kéo dài tới tận chân trời.

Sông Thạch Kính sáng lấp lánh chia tấm thảm ấy làm hai, đồng ruộng nông phu chăm chỉ làm việc vừa cất cao tiếng hát vui tươi.

Xa hơn nữa còn đám người chăn thả gia súc trên sườn đồi, có công tượng ở bên sông lắp đặt guồng nước cực lớn, có rất nhiều guồng nước như thế, không chỉ dẫn nước vào ống trúc đưa nước lên ruộng cạn trên cao, còn có guồng nước bên ngoài nhà xưởng bốc khói nghi ngút, tiếng gõ búa keng keng.

Tả Thiếu Dương nhìn cảnh đấy bất giác cười ngoạc miệng, Đại Tráng thành công rồi, rốt cuộc cũng có thể làm ra guồng nước hoạt động hiệu quả.

Rời xe ngựa, Tả Thiếu Dương đi bộ vào thành, bước chân qua cổng thành một cái, y có thể cảm nhận được sự thanh bình phồn vinh, điều y chú ý đầu tiên, không phải cửa hiệu lớn nhỏ nối nhau san sát buôn bán tấp nập mà là các loại đèn lồng trong tay người đi đường, bọn trẻ con kết thành từng đám chạy nhảy nô đùa, cho thấy cuộc sống bách tính thay đổi rất nhiều.

Chỉ có con phố nhỏ không thay đổi bao nhiêu, Tả Thiếu Dương không quên đường đi, Quý Chi Đường tựa hồ bao nhiêu năm vẫn thế, có vài ba người khác đợi khám bệnh. Cha ngồi sau xem mạch cho người ta, mẹ xách ấm nước nên thêm cho cha nước nóng.

Thiếu niên sắp xếp ngăn kéo thuốc khi nhàn ra cửa thấy nam tử trung niên đứng đó như trời trồng thì lên tiếng hỏi:" Thúc thúc, nếu tới chữa bệnh thì ngồi bên này, đừng đứng đó chắn đường người khác."

Tả Quý nghe vậy nhướng mắt nhìn lên tức thì sững sờ, Lương thị hai tay ôm miệng.

Cha mẹ tóc đầu đã bạc trắng, nhưng vẫn còn khỏe, nếu không Tả Thiếu Dương day dứt chết mất, quỳ xuống trước cửa, nghẹn ngào gọi:" Cha mẹ, nhi tử bất hiếu về rồi."

Thiếu niên kia nhìn người trung niên thấp thoáng vài nét quen thuộc, thoáng cái hiểu ra là ai. Đại nhi tử khi y đi vẫn còn cởi chuồng chạy trong sân, bây giờ quay về đã cao bằng y rồi.

Cả nhà đoàn tụ, vừa mừng vừa tủi, hai đứa sinh ra ở Tây Vực nhìn thấy ca ca tỷ tỷ đều rất hiều kỳ, khuê nữ Văn Tuyết bạo dạn chia thịt trâu khô cho mọi người, Văn Sơn theo sau muội muội, lễ phép chào hỏi.

Kiều Xảo Nhi, Tang Tiểu Muội ôm Tả Thiếu Dương khóc ngất đi, các nàng tuy còn ít tuổi hơn Bạch Chỉ Hàn nhưng tóc đã có sợi bạc, đều đo tương tư hại khổ.

Tả Thiếu Dương cảm xúc ngổn ngang, ôm Kiều Xảo Nhi và Tang Tiểu Muội, hứa:" Từ giờ trở đi, cho dù trời có sập xuống, ta cũng không rời các nàng nữa."

Tin tức Tả thần y quay về lập tức truyền khắp toàn thành, mặc dù y đã đi rất lâu, vẫn còn nhiều người nhớ tới, trong nhà khách khứa không dứt.

Năm đó y rời nhà lên kinh là mùa xuân năm Trinh Quan thứ chín, giờ trở về là mùa thu năm Trinh Quan thứ hai mươi hai rồi, nhiều người không còn như Trương thẩm nhà bên, Dư chưởng quầy, Nghê mẫu, hay như Tang phụ ... Nhưng sinh mệnh già mất đi, có sinh mệnh mới ra đời, như Hoàng Cầm sau năm năm kiên trì châm cứu cho Tang Oa Tử đã có kết quả, hiện giờ có một khuê nữ một nhi tử, mãn nguyện lắm rồi.

Hay như nhi tử của Triệu Tam Nương đã thành hôn, thậm chí có nhi tử ba tuổi, khi nàng tới Tả gia, nhìn Tả Thiếu Dương vẫn trẻ trung năm xưa, không khỏi nhớ cái lần hai người suýt thành chuyện.

Nghê Trí, tiểu sư đệ năm xưa cũng đã thành hôn, thậm chí có ba đứa con rồi, hiện giờ cũng bắt đầu khám bệnh, Nghê đại phu tóc bạc trắng nhưng khỏe mạnh, nghe Tả Thiếu Dương về liền tới đòi uống rượu ... Nghê Nhị thì sống hậm hực khó chịu, lại thêm chân gãy, suốt ngày uống rượu, thậm chí đi mười năm rồi.

Cả nhà Lý đại nương đều khỏe mạnh, giờ thực sự con cháu đầy nhà rồi. Miêu mẫu khi Tả Thiếu Dương đi vốn đã ốm bệnh, mấy năm sau thì mất, nhưng vẫn kịp thấy nhi tử thành hôn sinh con, coi như không nuối tiếc gì.

Còn rất nhiều rất nhiều người nữa, cứ như thế suốt hơn một tháng, khách tới thăm không dứt, như Chúc Dược Quỹ ở kinh thành cũng về, ông già này vậy mà còn khỏe lắm, đi không phải chống gậy, nói là lần này về luôn, có Tả thần y ở đây, điều dưỡng cho ông sống thêm mấy năm nữa.

Náo nhiệt hơn một tháng, cuộc sống mới dần quay trở về yên tĩnh.
Bạn cần đăng nhập để bình luận