Ta Là Tiểu Lang Trung

Chương 668: Hội cơ kim Xích Cước. (2)

Do người triều Đường không có khái niệm gì về chế độ tập trung dân chủ, cho nên chế độ ủy viên hội mà Tả Thiếu Dương muốn ban đầu không thực thi được, chẳng ai biết triển khai công tác thế nào, đành phải biến thành chế độ hội trưởng chịu trách nhiệm. Nói tóm lại là không có chuyện giơ tay biểu quyết, thiểu số phục tùng đa số gì hết, quyết định lớn nhỏ do Tả Thiếu Dương đã ra, Mã Chu hiệp trợ sự vụ hàng ngày, ba trướng phòng phụ trách quản lý sổ sách và tài vật, Đỗ Kính phụ trách giảm sát.

Bước đầu tiên là thành lập ba y quán nghĩa chẩn, do có sẵn ba y quán của Đỗ gia ở khu bình dân phía nam cho nên lấy dùng luôn. Ngoài ra hai hiệu thuốc của Đỗ gia ở Đông thị, Tây thị cũng giữ lại để làm cơ sở cung ứng thuốc.

Mấy nhà kho và hiệu buôn gạo của Đỗ gia cũng giữ lại làm nơi bán lương thực.

Mọi chuyện giải quyết rất nhanh, chỉ có việc đặt tên là hơi phiền, Mã Chu đề xuất tên y quán Lê Dân, Hầu Phổ nói y quán Bách Tính, Đỗ Kinh gọi y quán Bạch Đinh, Cát Toán Tử kiến nghị gọi y quán Kiềm Thủ ... Tả Thiếu Dương đều thấy không hay, nhớ tói thời Cách Mạn Văn hóa có những bác sĩ thôn quê gọi là bác sĩ chân đất ( xích cước), liền nói:" Thôi, gọi là y quán Xích Cước đi, chúng ta tương lai không chỉ ngồi một chỗ đợi bách tính tới chữa bệnh, còn chủ động tới nông thôn chữa bệnh cho bách tính, đều là nơi khó khăn, phải dùng chân để đi ..."

Đám văn nhân như Mã Chu thấy cái tên này quá quê mùa, nhưng Hứa Dận Tông lại gật gù tán đồng:" Y quán lập ra để phục vụ bách tính, vậy lấy cái tên bách tính hiểu là được, nếu lấy cái tên văn nhã nào đó, bách tính sợ không dám tới. Mấy tên như Bạch Đinh, Thảo Dân lại là cách xưng hô xem thường bách tính. Nếu tôn chỉ là phục vụ bách tính, y quán nên hạ mình xuống một chút, bách tính mới thấy gần gũi, cái tên Xích Cước rất hay."

Tôn Tư Mạc cũng tán thành, thế là người khác dù có ý kiến gì nữa thì cũng không tiện nói.

Tiếp đó tổng chưởng quầy ba y quán do bảng nhãn y cử Khâu Nhất Hồ đảm nhiệm, theo Mã Chu nói, Khâu Nhất Hồ được chức tán quan đang rảnh rỗi nằm nhà, đã liên hệ hồ, ông ta sẵn sàng tới quỹ làm việc.

Chưởng quầy hai y quán còn lại, do Thủ Chi Tử đồ đệ của Tôn Tư Mạc, Lô Lâm đồ đệ của Hứa Dận Tông đảm nhiệm, hai người này đều là danh y, quan trọng hơn là người vững vàng, lão luyện, xử sự thông tình đạt lý.

Còn hiệu thuốc chưởng quầy ở Đông Tây thị, mấy hiệu buôn gạo đều bị thay, do Chúc Dược Quỹ tiến cửa.

Khi mọi chuyện tiến hành thuận lợi thì được tin, hoàng đế đã phủ quyết tấu sớ từ chức của Đỗ Yêm, chỉ bảo ông ta ở nhà dưỡng bệnh.

Đỗ Dần tới gặp Tả Thiếu Dương, thề thốt nói phụ thân của hắn thực lòng từ chức, nhưng hoàng đế không cho, nên không còn cách nào, xin Tả Thiếu Dương cảm thông, tiếp tục chữa bệnh.

Chuyện này trải qua nhiều người phân tích từ Mã Chu, Chân Quyền, Hứa Dận Tông, cho nên Tả Thiếu Dương đã dự liệu được hoàng đế không cho ông ta từ chức, y cũng không kiên trì nữa.

Tả Thiếu Dương thông qua Kiều Quan nghe nóng tiến triển vụ án mưu hại Ngưu bả thức và Chân Quyền, kết quả là tiến triển vô cùng chậm chạp, tới giờ vẫn không có chứng cứ nào.

Tới đây ba yêu cầu của Tả Thiếu Dương thì hết hai không thể thực hiện được, còn việc giao tài sản khả năng cao chỉ là một phần nhỏ tài sản của người ta. Nói cách khác Đỗ Yêm nhẹ nhàng hóa giải tai họa. Dưới tình huống này, Tả Thiếu Dương kiên quyết Đỗ Yêm treo ấn về nhà, e không được người khác đồng tình, còn nói y thái quá, dù gì người ta bỏ ra lượng lớn tiền lập y quán cứu chữa bách tính rồi. Đỗ gia thời gian qua hết sức phối hợp, Tả Thiếu Dương cũng không muốn đắc tội quá sâu làm gì, nếu có thể coi Đỗ Yêm lấy tiền mua mạng cũng tốt rồi, hai bên từ nay coi như không liên quan gì là tốt nhất.

Cùng thời gian đó Bành Tính cũng tích cực giúp đỡ, ông ta là lại bộ thị lang, quyết định thăng giáng rất nhiều người, bởi thế chuyện ông ta đích thân làm, sẽ có rất nhiều người tích cực phối hợp. Rất nhanh các lý phường làm rõ số nhà bần cùng, danh sách được dán bảng công khai, tiếp nhận khiếu nại.

Tôn Tư Mạc nhờ được nhà điêu khắc chữ triện chứ danh là Âu Dương Tuân, khác ra con dấu, làm giấy chứng nhận phát cho bách tính cùng khổ. Lại được lý chính đương địa viết thông tin cơ bản chứng minh người trên đó, đóng dấu váo vào. Y quán cũng có tư liệu người đủ điều kiện chữa trị miễn phí, khi đi chữa bệnh lấy giấy chứng nhận ra là được.

Vậy là vạn sự đầy đủ, chỉ còn đợi ngày lành sẽ thành lập Y quán Xích Cước.

Ngày lành đã tới, trừ toàn thể thành viên quỹ, Tả Thiếu Dương còn gửi thiếp mời nhiều khách khứa tham gia, bao gồm nhà thư pháp Âu Dương Tuân, Tôn Tư Mạc và tám đồ đệ, lão thần y Hứa Dận Tông và đồ đệ, huynh đệ Chân Lập Ngôn mấy nhi tử, thượng dược phụng ngự Hách Hải, Bành Tính, huyện lệnh và huyện úy Trường An, thái y lệnh Hà Trạch, Liêu y giám của y quán Đông Nam, Cù lão thái gia, Kiều lão gia và Kiều Quan, Chúc Dược Quỹ, Bảo chưởng quầy, Đào Chưởng Quầy, cùng Khúc Minh đỗ trạng nguyên y cử cùng năm với Tả Thiếu Dương, ý chính các lý phường và đại biểu bách tính được y liệu miễn phí.

Mới chỉ lập danh sách thôi mà Tả Thiếu Dương đã hết hồn, nhìn lại không ngờ mình đã quen biết nhiều nhân vật lớn như thế.

Khi Tả Thiếu Dương đang tính xem có nên giảm bớt danh sách khách mời không thì Mã Chu kiến nghị, mời thêm những đại hộ có tiếng làm việc thiện ở kinh thành nữa, y thấy hợp lý. Đã mời tới mức này rồi thì thêm bớt vài người chẳng làm gì, thế là giữ y nguyên.

Kết quả là bữa tiệc thành lập tổ chức tổng y quán bày tới gần trăm bàn tiệc.

Tả Thiếu Dương rất không muốn có dính líu gì tới Đỗ gia trừ việc chữa bệnh, rất tiếc điều này là không thể, hơn nữa ông cụ Hứa Dận Tông còn kiến nghị để Đỗ Yêm chức vị hội trưởng danh dự. Thời gian này bệnh của Đỗ Yêm cơ bản đã khỏi, ông ta cũng dẫn nhi tử tới tham dự.
Bạn cần đăng nhập để bình luận