Ta Là Tiểu Lang Trung

Chương 157: Nửa đêm cầu y. (2)

Đổng Tập mặc kệ cho Diêm lang trung ngăn cản, cứ xông vào hậu viện hét lớn. Cuối cùng giọng nói già nua truyền ra:” Không cần gọi nữa, lão phu ra rồi.”

Diêm lang trung vội đi lên, ân cần kéo kín áo cho sư phụ:” Sư phụ, không có gì đâu, là lão phụ trẹo hông kia thôi, cứ bảo dược cao không hiệu quả làm ầm ĩ, sư phụ về nghỉ, con xử lý là được.”

Tiết lang trung nghe lão phụ rên rỉ đau đớn, lạnh lùng nhìn Diêm lang trung, nghiêm giọng nói:” Ngươi xử lý sao? Buổi trưa ngươi xử lý tốt, lão nhân gia đã không đau thế này, bọn họ cũng không phải mạo hiểm đi khám bệnh giữa đêm.”

“ Dạ, dạ đồ nhi vô dụng.” Diêm lang trung không dám lắm lời nữa, lùi sang bên:

Tiết lang trung hỏi thăm tình hình, sờ trán, nói:” Đừng lo, tới chỗ ta rồi thì bệnh mẹ các ngươi sẽ khỏi thôi.”

Câu nói này hiền từ mà vững vàng, làm người nghe yên lòng, phu thê Đổng Tập luôn miệng tạ ơn.

Tiết lang trung vừa chẩn mạch vừa quay sang nhìn đồ đệ:” Ngươi xem bệnh thế nào?”

“ Đồ nhi kiểm tra lưng bà ta, phán đoán là trẹo hông.”

“ Thế vì sao dán thuốc không hiệu quả?”

“ Chuyện này ... Đồ nhi ngu độn.”

“ Mạch với lưỡi ra sao?”

Diêm lang trung chột dạ, lúc đó hắn đang bực nên có khám gì đâu, chỉ dùng mắt nhìn qua loa, bao biện:” Bị trẹo lưng cần gì xem mạch với lưỡi ạ?”

“ Ngươi nhìn đi.” Tiết lang trung nổi giận:” Người bệnh hàn nhiệt, chân tay tê dại, da dẻ tím tái, đây là do trẹo hông mà ra à?”

“ Dạ, dạ ...”

“ Dạ cái gì, xem lại kỹ càng cho lão nhân gia.”

Diêm lang trung ngồi xuống kiểm tra lại, nuốt nước bọt sợ sệt nhìn sư phụ:” Lão nhân gia tựa hồ bị thái dương phong thấp tương bác.”

“ Đúng thế.” Tiết lang trung hừ một cái:” Ngươi chỉ nhìn qua bề ngoài mà không khám kỹ càng, đây vốn không phải bệnh khó trị, với y thuật của ngươi kê cái đơn là xong, giờ phiền người ta nửa đêm canh ba cõng mẫu thân đi cầu y, nguyên nhân ở đâu?”

Diêm lang trung hổ thẹn nói:” Đồ nhi vô năng, khám bệnh không kỹ, ức đoán chủ quan.”

“ Không chỉ như thế.” Tiết lang trung càng nói càng nghiêm khắc:” Y thuật ngươi không kém gì sư huynh ngươi, cái ngươi thiếu là trái tim nhân ái, không dụng tâm xem bệnh. Hành y mà thiếu đi cái tâm thì còn tệ hơn cả đám lang băm, đoán sai chữa sai. Làm hỏng thanh danh Nhân Thọ Đường là nhỏ, hại tới tính mạng bệnh nhân là chuyện lớn không thể vãn hồi.”

Giữa đêm đông mà trán Thạch lang trung đẫm mồ hôi, cúi đầu vâng dạ.

“ Đủ rồi, theo đơn Quế chi phụ tử thang bốc thuốc cho lão nhân gia. Lượng quế chi nhiều một chút, tăng thêm hai lạng, tán phong hàn, thông dương hóa khí.”

“ Đồ nhi hiểu.”

Diêm lang trung xoay người muốn đi, lại bị gọi về, Tiết lang trung ngẫm nghĩ:” Còn lượng phụ tử .... Ừm, dùng ba miếng.”

“ Ba miếng?” Diêm lang trung ngần ngừ:” Sư phụ, bình thường chỉ dùng hai miếng thôi, ba miếng có nhiều quá không?”

Tiết lang trung vuốt râu trầm ngâm:” Vi sư còn định dùng bốn miếng cơ, bệnh này của lão nhân gia đã lâu ngày, chỉ e ba miếng còn chưa đủ khắc hàn tà, vệ dương.”

“ Thế nhưng ..”

“ Không nhưng gì cả, bệnh nhân đau đớn lắm rồi, mau sắc thuốc đi. Lát nữa cho lão nhân gia dùng, chú ý quan sát có dấu hiệu trúng độc không.”

Phụ tử là dược liệu đại độc, bào chế khó khăn, vừa phải giữ được hiệu quả thuốc, lại loại bỏ được độc tố. Trong Thương hàn luận của Trương Trọng Cảnh, lượng dùng tối đa là ba miếng, mỗi miếng quy chuẩn nặng chừng 15 phân. Bậc đại gia như Ngô Bội khu dùng phụ tử thường dùng 300 khắc, tức là khoảng 10 miếng thôi.

Thương hàn luận nói, ba miếng phụ tử là đạt tới tiêu chuẩn tối đa cân bằng độc và thuốc, lớn hơn là có sự cố, cho nên người hành y dùng phụ tử hết sức cẩn thận, đa phần chỉ dám dùng hai miếng, một số lang trung nhát gan còn dùng một miếng, thậm chí nửa miếng.

Giống như Tiết lang trung dám dùng luôn ba miếng, thậm chí dùng bốn miếng là cực kỳ hiếm, có thể nói là tài cao gan lớn rồi.

Từ góc độ dược tế mà nói, lượng phụ tử mà Trương Trọng Cảnh dùng so với thời hiện đại tính ra là bình thường. Nhưng thực tế nhìn khắp bệnh án cổ đại là biết, y giả cổ đại ít khi dùng tới lượng yêu cầu. Nguyên nhân chỉ có hai điều, một không nắm được thời gian, không biết phụ tử sắc nửa canh giờ đã đủ khử độc chưa, hai là bào chế lạc hậu.

Diêm lang trung vội vâng lời đi bốc thuốc, tự mình sắc lên cho Đổng thị uống.

Một lát sau Đổng thị khóe miệng chảy bọt, sau đó là nôn ọe, tay chân khua khoắng loạn trên không, thở ra nhiều hơn hít vào.

Thấy triệu chứng trúng độc, Tiết lang trung có chuẩn bị trước, dùng canh cam thảo lục đậu cho Đổng thị uống. Nhưng hiệu quả không tốt, người bệnh hôn mê, Diêm lang trung hoảng rồi, Tiết lang trung vẫn bình tĩnh điều chỉnh thuốc, cho tới khi trời sáng, Đổng thị chuyển nguy thành an, từ từ tỉnh lại.

Trước đó nghe Tiết lang trung nói vững vàng tự tin, ai ngờ dùng thuốc xong bệnh chuyển biến xấu, vất vả lắm mới cứu được mạng lại, hắn làm việc cho phủ nha, tuy chỉ là chân lo chuyện vặt chẳng có chức tước gì, vẫn nhiễm chút quan cách, hùng hổ nói: “ Làm cái gì thế, các ngươi không chữa được thì để ta đưa mẹ ta đi nơi khác.”

Phụ tử rất khó dùng, ít thì không hiệu quả, nhiều thì trúng độc, mỗi người lại có thể trạng khác nhau, làm sao điều chỉnh cho đúng lượng rất khó, điều cả đêm Tiết lang trung làm chính là điều chỉnh sao cho phù hợp với lượng này, đó cũng là nhờ ông ta y thuật cao, phải lang trung khác nếu thuốc không hiệu quả thì cũng quá liều mà chết rồi.

Có điều chuyện này khó giải thích cho người bệnh hiểu được, hơn nữa để người bệnh thành ra thế này cũng có trách nhiệm của Nhân Thọ đường, Tiết lang trung chắp tay nói:” Toàn bộ chi phí chữa bệnh ở đây sẽ do Nhân Thọ đường chịu để bày tỏ tạ tội do chưa làm hết trách nhiệm.”

Diêm lang trung tức lắm, sư phụ mất ngủ cả đêm túc trực chữa bệnh, không được câu cám ơn còn bị chửi bới vô lễ, có điều là hắn sai trước, sư phụ ở bên cạnh nên chỉ đành nhịn.

“ Thế còn được.” Đổng Tập bĩu môi:” Vậy mau chữa trị đi, mẹ ta sắp chết rồi.”

Nhi tức phụ kéo tay:” Phu quân, nói nhỏ thôi cho Tiết lang trung chữa trị.”

Nàng thấy Tiết lang trung tận tâm dốc sức rồi, khác hẳn với thái độ qua loa tắc trách của đồ đệ ông ta, nên tuy cho cho bà bà, song không nỡ trách người ta.

(*) 1 phân là 500 mg, đến 10 phân là một tiền, mười tiền là một lạng 50 gam. Tùy từng triều, đôi khi không được 50 đâu, mà là 33.3 thôi, triều Đường hình như lấy con số 33.3 này, kể cả đo độ dài cũng thế, 1 thước là 33.3 cm.
Bạn cần đăng nhập để bình luận