Ta Là Tiểu Lang Trung

Chương 679: Y quán phải mở ở nơi cần.

Bữa tiệc ngày hôm nay chủ yếu là để chiêu đãi vị thần y Tôn Tư Mạc, nói thật, nếu không phải vì không muốn ảnh hưởng tới Tả Thiếu Dương triển khai y quán, ông chẳng nhận lời loại tiệc tùng này. Thế nhưng tréo ngoe ở chỗ nếu không phải vì có Tôn Tư Mạc, một tán quan như Tả Thiếu Dương làm gì có cơ hội được thứ sử Tô Châu mời tiệc cơ chứ.

Tả Thiếu Dương đã chú ý tới vị ti hộ kia, khi y nâng chén lên mời thì vị ti hộ ấy cũng chỉ nhấp một ngụm cho có mà thôi. Tả Thiếu Dương càng thấy kỳ quái, thừa lúc đám danh nhân hào thân mời rượu Tôn Tư Mạc, y cần chén rượu đi tới bên cạnh vị ti hộ đó, thuận thế ngồi xuống:" Ti hộ đại nhân, ta thấy ngài có vẻ rầu rĩ không vui, phải chăng là có ý kiến bất đồng với Y quán Xích Cước của bọn ta?"

Vị ti hộ kia chắp tay:" Nào có, chuyện lợi dân như thế, làm sao lão hủ có ý kiến được cơ chứ? Chỉ là Tô Châu là vùng giàu có trù phú, dân chúng phần đông dư dả, người nghèo khổ ít, chỉ sợ là đại nhân mở y quán Xích Cước, e là không có mấy người bệnh tới."

Tả Thiếu Dương ồ khẽ, ti hộ của hộ phòng có chức trách quản lý chẩn tế nạn dân, cho nên ông ta hiển nhiên là nắm rõ số lượng họ cùng khổ nhất, hẳn là ông ta không nói dối.

Tô Châu là quê hương cá thóc, cho dù là gặp phải năm thiên tai, bọn họ vẫn cứ no đủ. Ở nơi này người làm ăn rất nhiều, nhiều cơ hội kiếm tiền, cho nên mức độ nào đó mà nói, rất ít người bản địa nghèo tới mức không trả nổi tiền thuốc men. Về điểm này có thể thấy rõ ở điều y nhìn thấy nghe thấy khi vào thành phố, bánh bao nơi này trắng thơm hơn bánh bao Trường An.

" Điểm này ta đã cảm thụ được rồi, có điều ruộng đất hoàng thượng ban cho ở Tô Châu, ta không mở y quán ở đây thì đi đâu mở được?"

" Thép tốt phải dùng vào lưỡi dao, y quán của các vị không phải là để kiếm tiền, mà là chữa trị cho bách tính cùng khổ, cho nên cũng phải mở ở nơi bách tính cùng khổ cần, chứ không phải là ở bên nơi có ruộng. Lương thực trong ruộng sản xuất ra có thể đem bán, đưa tới nơi có người cần. Hoàng thượng chỉ đem ruộng đất thưởng cho các vị, không yêu cầu các vị mở y quán ở đâu, chuyện này phải do các vị quyết định chứ?"

Vị ti hộ này tuy nói chuyện nghiêm khắc, không được long người, nhưng lời nói ra có lý lẽ, Tả Thiếu Dương là người rất biết nghe lời nói phải, gật đầu:" Nói có lý lắm, theo ý đại nhân thì mở ở đâu mới thích hợp?"

" Cụ thể thì ta cũng khó mà nói được, bởi vì toàn bộ vùng Giang Nam này đều tốt hơn nơi khác, đa phần là như thế, cho dù có người nghèo, số lượng tương đối ít, mức độ nghèo khổ càng ít hơn, chỉ có ở vùng núi mới thấy rõ được. Ta chẩn tai nhiều năm, cảm thụ này cũng có."

Tả Thiếu Dương đứng dậy vái dài:" Nghe đại nhân nói một buổi, hơn mười năm đọc sách, đa tạ."

Hành động của y vừa vặn được thứ sử chú ý, hỏi có chuyện gì, những người khác cũng quay sang nhìn. Nghe Tả Thiếu Dương giải thích xong, thứ sử gật gù:" Lời này không hề sai, nói ra Tả đại nhân muốn đặn Y quán Xích Cước ở Tô Châu đối với bách tính nơi này, đó là một chuyện tốt. Nhưng đem so khắp Đại Đường thì nhiều nơi cần hơn, Tả đại nhân mở y quán ở vùng nói, sẽ càng ý nghĩa hơn ở vùng Giang Nam này."

Kỳ thực có người bản địa nào tham gia bữa tiệc này lại không nhìn ra cơ chứ, chẳng qua là không tiện nói ra mà thôi, bây giờ thứ sử đại nhân nói vậy rồi tất nhiên là phụ họa tán đồng.

Tả Thiếu Dương nhìn Tôn Tư Mạc, thấy ông cũng gật đầu, liền nói:" Thứ sử đại nhân kiến nghị rất hay, có điều hoàng thượng đã ban tặng đất đai Tô Châu cho hội cơ kim, vậy thì y quán Xích Cước phải đặt ở gần Tô Châu, như thế mới thực sự có thể gọi là lấy của dân dùng cho dân. Lông cừu mọc trên người cừu, chúng tôi không quen thuộc tình huống phụ cận, mong chứ vị giúp đưa ra chủ ý."

Thế là mọi người nối nhau đưa ra chủ ý, bàn luận xôn xao.

Một phú hộ nói:" Thời trẻ tiểu nhân cũng đi nhiều nơi, so với các châu huyện khác, bản đạo đúng là giàu có hơn, nhưng ở đâu cũng có người nghèo khổ, ví dụ như Cù Châu nằm ở phía tây nam bản đạo, nơi đó gần như toàn là núi lớn kéo dài liên miên, ngọn núi cao trên ngàn thước không đếm xuể. Bách tính nơi đó sống rất khó khăn, nhiều người chẳng có nổi áo che thân, nói gì tới thuốc men. Nếu Tả đại nhân có thể mở Y quán Xích Cước ở đó thì đúng là phúc cho bách tính."

Tô Châu chính là trị sở của Giang Nam Đông Đạo, Cù Châu thuộc về châu xa xôi của nó, đề nghị này cũng rất phù hợp với ý của Tả Thiếu Dương. Mở y quán ở Tô Châu chỉ là thêu hoa trên gấm, còn mở ở Cù Châu thì đúng là tặng than trong tuyết, ý nghĩa lớn hơn nhiều. Nếu làm tốt thì đó cũng là một chính tính của thứ sử, ông ta tất nhiên sẵn sàng giúp đám Tả Thiếu Dương làm cho tốt công trình lấy tiếng này.

Tả Thiếu Dương hỏi thêm một vài tình huống ở Cù Châu, mỗi người góp một câu, theo lời họ miêu tả có vẻ tình hình cũng khá giống với huyện Thạch Kính quê y. Tôn Tư Mạc dù đi khắp thiên hạ cũng chưa đến nơi này, hai người thương lượng, quyết định mở y quán ở Cù Châu trước, tương lai tiền nhiều hơn mở y quán ở Tô Châu sau.

Mọi người đều khen hay, thứ sử thấy Tả Thiếu Dương tiếp nạp ý kiến của mình thì rất cao hứng, hôm nay ông ta mời phú thương, danh nhân Tô Châu tới bồi tiếp là có lý do, hoàng đế đã quyên tặng rồi, bọn họ tất nhiên cần biểu thị chút. Những người kia nhìn ra mở y quán này là giúp thứ sử tăng cường chính tích, đây là cơ hội bày tỏ với thứ sử đại nhân, đều khảng khái mở hầu bao, quyên được số ruộng đất trị giá mười mấy vạn quan, hơn nữa đều cố gắng tập trung ở nơi gần Cù Châu, khi cần thuận tiện vận chuyển lương thực tới.

Mọi chuyện rất thuận lợi, tiệc kết thúc, chủ khách đều vui cả.

Cho dù Tô Châu rất đẹp nhưng chuyến đi này của Tả Thiếu Dương chẳng phải là để du sơn ngoạn thủy, chỉ nghỉ ngơi thêm một ngày, sau đó xuất phát tới Cù Châu.

Rời cổng thành đi về phía tây nam, càng đi càng xa, cảnh tượng phồn hoa biến mất, chỉ đi vài ngày thôi đã thấy lại những cảnh tượng nhà cửa lụp xụp, bách tính đói khổ, ánh mắt thất thần vô vọng. Lại đi thêm vài ngày nữa thì đã tới vùng núi.

Mới đầu vùng núi này chỉ là những ngọn đồi mấp mô, sau nối liền lại với nhau thành rặng núi, độ cao lớn dần tới tận tầng mây, đôi khi đi cả ngày còn chưa vòng qua hết được một ngọn núi.

Dọc đường trời mưa lên miên, thi thoảng có cả mưa rào như trút, tốc độ của họ giảm thấy rõ, vì phải đề phòng sạt lở.
Bạn cần đăng nhập để bình luận