Ta Là Tiểu Lang Trung

Chương 798: Thuốc dẫn không thể tiếp nhận. (2)

Quả nhiên Tiêu Mỹ Nương vừa nghe Tả Thiếu Dương nói ra thuốc dân thì mặt biến sắc, nói dứt khoát:" Không được, tuyệt đối không được."

Tả Thiếu Dương mỉm cười:" Nên thảo dân không nói."

Tiêu Mỹ Nương đi vòng quanh mấy lượt mới bình tĩnh lại được:" Nguyên do là gì?"

" Nước tiểu làm thuốc dẫn đã có từ xưa, nước tiểu có vị mặn, tính hàn, có tác dụng chữa hàn nhiệt, đầu thống, ho lâu mất tiếng, chủ yếu dùng chữa các chứng sốt rét, bổ âm, giáng hỏa, dùng ngoài xoa bóp khi bị ngã hay bị thương, thâm tím. Thái thượng hoàng phế nuy, cần thanh nhiệt nhuận phế, dùng nước tiểu người tốt nhất, nếu không có không chữa được bệnh."

" Nhưng sao lại dùng nước tiểu nữ nhân?"

" Nương nương đừng gấp, nghe thảo dân thong thả nói hết." Tả Thiếu giải thích:" Thái thượng hoàng tuổi cao sức yếu, vốn gan thận hư, thêm vào thời gian dài tinh thần u uất, tính khí nóng nảy, không thể điều tiết, cho nên mới lẩn thẩn, tâm trí thất thường. Nam nhân tính dương, nữ nhân tính âm, vừa bệnh tuổi già lại thêm phế nuy, hai loại bệnh này ảnh hưởng tới nhau, cần chữa cùng lúc. Cho nên đồng nữ niệu tốt hơn đồng nam niệu. Muốn trị bệnh của thái thượng hoàng, nhất định phải nước tiểu xử nữ, nếu không chữa một bệnh, bệnh kia chưa dứt, lại kéo bệnh tình xấu đi, quanh quẩn như thế, không chữa nổi."

Y học hiện đại đối với việc dùng đồng tử niệu làm thuốc vừa không hoàn toàn phủ định, nhưng cũng không cổ vũ, dù sao có nhiều thứ tốt hơn rồi, nên Tả Thiếu Dương không nhiên cứu về việc dùng đồng tử niệu làm thuốc. Kiến thức này của y tới từ Hứa Dân Tông lão thần y, khi chữa khỏi bệnh cho ông, ông già này thất vọng về bản thân, sách không muốn truyền cho con cái nữa, sợ sai sót làm hỏng đời sau, giao cho y, muốn y xem hộ có gì sai sót không.

Tả Thiếu Dương đọc mà thán phục không thôi, suốt một năm ở nước Oa, y nghiên cứu thấu triệt cuốn sách này, ích lợi rất lớn, cũng có chú thích, khi về nước sai người trả Hứa gia. Về Hợp Châu không xa, người Hứa gia tới bái tạ, nói ông cụ sau rời đại lao nửa năm thì mất, làm Tả Thiếu Dương nuối tiếc, sư huynh nhiều năm không có tin tức, ông cụ cũng đi, thế gian thiếu đi một vị thần y.

Trong sách ông cụ để lại có một chương nghiên cứu tỉ mỉ việc dùng nước tiểu, thậm chí có thể chia ra khác biệt giữa nam và nữ.

Trước đây Tả Thiếu Dương học theo ông cụ, dùng nước tiểu nam nữ làm thuốc rồi, với bách tính mà nói không kiêng kỵ gì, cái gì hiệu quả rẻ tiền đều gật hết, tác dụng khá tốt, nhưng với hoàng gia, tất nhiên là chuyện khác.

Tiêu Mỹ Nương nghe Tả Thiếu Dương giải thích thì liên tục gật đầu, nhưng gật thì gật, bà không tán đồng:" Ôi, dùng đồng tử niệu miễn cưỡng được, dùng nước tiểu nữ nhân ... Càng khiến người ta khó tiếp nhận hơn dùng nhau thai."

Tả Thiếu Dương chắp tay sau lưng:" Giống như chỉ còn duy nhất một con đường sống, đó là phải chui qua háng nữ nhân, lựa chọn muốn sống hay muốn giữ thể diện, không ít nam nhân sẽ chọn cái sau. Mà dù có tiếp nhận nhẫn nhục để sống, lựa chọn do mình đưa ra, người đó cũng sẽ hận kẻ khiến mình phải làm thế. Năm xưa vì cứu Đỗ tướng, thảo dân mất tóc trên đầu rồi, lần này thì e mất luôn cái mạng không ai cứu nổi. Nên không nói thì hơn."

" Ta hiểu e ngại của công tử, nhưng không thể trơ mắt nhìn thái thượng hoàng chế mà không cứu."

" Đúng vậy, nên thảo dân đã định không nói, thà nhận không chữa được hơn là nói ra thành gánh nặng của mọi người, nhưng nương nương đã hỏi, thảo dân không thể không nói."

" Làm khó công tử rồi." Tiêu Mỹ Nương suy nghĩ:" Công tử y thuật như thần, dùng thuốc không câu nệ theo sách vở, phương thuốc nghĩ ra là có, sao không đổi thuốc khác chữa cho thái thượng hoàng."

" Phương thuốc có thể đổi, nhưng thuốc dẫn không đổi ... Thảo dân xem rất nhiều phương thuốc các thái y dùng, có thể nói đã dùng hết các loại thuốc rồi, nhưng không chữa được, chính là vì không có thuốc dẫn đó."

" Hết cách rồi sao?"

" Vâng thảo dân hết cách, đành phiền bệ hạ tìm người cao minh hơn, có lẽ có cách."

Tiêu Mỹ Nương cười gượng:" Công tử là đệ nhất thần y cũng không có cách, ai còn có cách."

" Nương nương quá khen."

Tiêu Mỹ Nương lại suy ngĩ hồi lâu:" Công tử có thể viết đơn thuốc cho ta xem trước không?"

" Vâng, theo ý nương nương nương."

Khi hai người đi xuống, Tiêu Vân Phi và Vĩnh Gia lên đón, mỗi người khoác một bên tay bà:" Mẹ, sao rồi."

" Phong cảnh rất đẹp, cảnh xuân ở Trường An luôn mê người nhất." Tiêu Mỹ Nương không nói, dẫn hai người rời tàng thư các:

Tả Thiếu Dương nhìn theo bóng lưng họ rời đi, bỗng dưng thở dài.

Đỗ Minh tới gần, xoa xoa tay mỏi nhừ như để nhắc sư phụ, nó dã chép sách cả đêm:" Sư phụ, có chép sách nữa không?"

" Không chép nữa!" Tả Thiếu Dương vươn vai, ngáp một cái rõ to:" Ngủ đi, ngủ cho đã mắt hững hay."

Đỗ Minh tròn mắt:" Hả, sư phụ bảo thời gian chúng ta không nhiều có thể bị đuổi đi bất kỳ lúc nào mà."

" Trước khác giờ khác, ít nhất là hai ba tháng nữa chúng ta có thể thong thả ở đây rồi. Vì có một vấn đề khiến hoàng đế phải suy nghĩ rất lâu, có quyết định cũng phải nghĩ cách giải quyết, không nhanh được. Trước khi hoàng đế nghĩ ra cách, chúng ta thong thả chép hết sách quý ở đây đi, cơ hội hiếm có."

" Vấn đề gì mà hoàng đế cũng khó giải quyết vậy ạ?"

" Trẻ con đừng hỏi nhiều."

Quả nhiên đúng như dự liệu của Tả Thiếu Dương, suốt hai tháng sau đó chẳng ai tới làm phiền y, như quên y rồi vậy. Trừ Tiêu Vân Phi thi thoảng lại xuất hiện khi y nằm trên mái nhà ngắm cảnh, đừng nói hoàng đế, đến Tiêu Mỹ Nương như mất tích.

Mới đầu cũng có quan viên hào tộc biết y đã tới Trường An thì vòng vèo nhờ vả quan hệ, từ hậu cung, thái giám, để được gặp y nhờ chữa bệnh, tất cả đều bị từ chối, không ngoại lệ. Thêm vào Tả Thiếu Dương cũng không ra ngoài, ẩn mình trong tàng thư các xem sách, dần dần người ta quên đi sự hiện diện của y.

Hai tháng đó Tả Thiếu Dương trừ ăn ngủ ra chỉ đọc sách, xem hết y thư trong tàng thư các, Đỗ Minh cũng sao chép lại những cuốn sách quan trọng. Trước thời Đường, y học chưa phát triển lắm, y thư có giá trị vốn ít, nhãn quang Tả Thiếu Dương lại cao, nên chẳng có nhiều thứ giá trị.

Y thư đã đọc hết, nhưng sách vở các phương diện khác vẫn nhiều như biển, Tả Thiếu Dương chẳng muốn ra ngoài chơi, cùng lắm ngồi trên lưng lừa, để nó chở quanh sân mình nhàn nhã xem sách. Một năm sống trong đại lao, sau này lại thường xuyên vào rừng núi tu luyện, y sớm thích ứng loại cuộc sống nhàm chán rồi.
Bạn cần đăng nhập để bình luận