Ta Là Tiểu Lang Trung

Chương 507: Phản kháng mềm dẻo. (2)

Cái thành nhỏ như Hợp Châu, trải qua một trận chiến loạn chết vô số, đại hộ càng thê thảm, vì là mục tiêu của phản quân đốt phá ngay từ đầu, người thì đã táng gia bại sản, người thì ngay khi phản quân chiêu an giống như Kiều gia, chạy được là chạy ngay rồi. Thế nên người giúp làm mai thì nhiều lắm, nhưng đúng với tiêu chuẩn của phu thê Tả Quý thì chỉ có chưa tới mười nhà.

Khi người làm mai tới hi hửng báo tin, Tả Thiếu Dương chỉ nhờ bà mai hỏi một câu là nhà người ta đã biến sắc, chạy mất dép.

Tả Thiếu Dương hỏi một câu rất đơn giản:” Ta không muốn giấu bọn họ, bây giờ bên cạnh ta có ba nữ nhân, sau khi ta cưới thê tử sẽ nạp họ làm thiếp, tiểu thư bên đó có đối xử với ba người họ như tỷ muội được không?”

Thời xưa nhà đại hộ thê thiếp thành bầy quá mức bình thường, huống hồ Đại Đường này nam ít nữ nhiều, chỉ cần nhà có chút của ăn của để là có thê có thiếp rồi, nhưng nghe giọng điệu Tả gia chẳng khác nào cưới khuê nữ nhà mình về để được nạp thiếp cả, làm gì cũng phải có cái lý của nó chứ.

Bấy giờ phu thê Tả Quý mới hiểu ra vì sao nhi tử mình lại đồng ý nhanh gọn như vậy rồi, chẳng qua không muốn xung đột như những lần trước, cho nên mới dùng cách phản kháng mềm dẻo này, chỉ biết cười khổ không thôi.

Thời gian lặng lẽ trôi qua, mọi thứ rồi lại đâu vào đó, giai điệu chủ đạo của cuộc sống luôn là bình lặng.

Tả Thiếu Dương chủ yếu cùng cha ở hiệu thuốc chữa bệnh, lúc nào canh nông bận rộn thì cùng Miêu Bội Lan, Bạch Chỉ Hàn ra ruộng làm cỏ, tưới tiêu, bón phân. Tất nhiên là Miêu Bội Lan làm là chính, Tả Thiếu Dương nửa quấy rối, Bạch Chỉ Hàn thì không bước một chân xuống ruộng, nàng ở trên bờ nấu nướng, vì mỗi lần ra ruộng Tả Thiếu Dương là dắt theo Đại Hoàng, trên xe chuẩn bị đầy đủ nồi niêu, bát đũa, thức ăn để Bạch Chỉ Hàn nấu nướng, thi thoảng Tiểu Muội cũng làm thức ăn mang trận ruộng cho y, phong cách làm ruộng kiểu đại thiếu gia này được huynh đệ Lý gia cổ vũ nhiệt liệt.

Ngoài ra buổi tối về, Tả Thiếu Dương luôn bỏ một thời gian nhất định luyện thư pháp, dù từ chối thi hộ cho Ngũ thư, nhưng Tả Thiếu Dương nhận ra tầm quan trọng của thư pháp thời xưa, cần luyện cho tốt, dù chữ nghĩa của y trong mắt Bạch Chỉ Hàn vẫn không ra gì, ít nhất không khiến nàng nhìn thấy muốn xé toang đi, bắt y viết lại nữa.

Nhập thu rồi, lúa trong ruộng đã kết bông, năm nay mưa thuận gió hòa, cả cánh đồng là màu váng óng, nhìn vô cùng thích mắt.

Bấy giờ thành quả của việc sử dụng nông cụ hiện đại đã thể hiện ra, do từ đầu được cày sâu cuốc bẫm, tươi tiêu đầy đủ, không sử dụng biện pháp trừ cỏ giết nhầm hơn bỏ sót kia, cho nên lúa nhà họ chín sớm hơn những nhà khác một tháng, bông lúa nặng hơn, hạt nào hạt nấy no đủ, nâng trong lòng bàn tay nặng trĩu, yêu vô cùng.

Chưa tới mùa mà lúa đã chín, chín trước cả tháng trời, không ít điền hộ xung quanh kinh ngạc chạy tới xem, còn cả người vùng ngoài hay tin, truyền đi khắp nơi, cũng có người tới tận Tả gia học tập phương pháp cầy cấy này, Tả Thiếu Dương cực kỳ cao hứng, ai tới cũng kiên nhẫn truyền thụ.

Đáng tiếc, người ta chỉ nghe phần mở đầu là không học tiếp nữa, càng nghe về sau càng lắc đầu, nói cho dù phương pháp này có thể sản xuất ra nhiều lương thực, nhưng quá rắc rối, phức tạp, không đơn giản như phương pháp của bọn họ, lương thực làm ra chỉ kém hơn chút thôi, truyền đi dần, về sau không ai muốn học nữa.

Dễ hiểu thôi mà, tính theo tiêu chuẩn ở Hợp Châu, mỗi nam đinh bách tính bình thường được phân cho 30 mẫu ruộng, canh tác theo phương pháp cũ, mỗi mẫu thường được 2 thạch, là 20 đấu, nộp thuế theo đầu đinh chỉ mất có một đấu rưỡi, một người có thể canh tác được năm tới bảy mẫu, đủ duy trì cuộc sống rồi.

Nói tóm lại là triều đình tính toán cũng rất kỹ càng, thực hiện chế độ chia ruộng và thuế mới xong, bách tính chỉ cần chăm chỉ lao động là đủ ăn no, mà chăm chỉ là thứ nông dân thời đó chẳng thiếu. Trong nền kinh tế tiểu nông tự cấp tự túc, không lo cái ăn là thỏa mãn rồi, làm nhiều hơn làm gì, ăn không hết, bán đi lấy tiền chẳng làm gì, cho nên chẳng ai muốn học.

Tả Thiếu Dương rất tức, cảm giác mình nhiệt tình làm chuyện dư thừa, thậm chí thi thoảng y còn nghe thấy có người bàn tán phong cách làm ruộng kiểu Đại thiếu gia của y. Cứ có tên lười biếng nào là bị đá đít nói "ngươi tưởng mình là Tả Mẫu Mực đấy à?", y càng căm, những người đó đa phần từ vùng ngoài di cư tới, không tận mắt chứng kiến sự tích oai hùng của y thời chiến loạn.

Nếu lời đó không may rơi vào tai người dân huyện Thạch Kính là không hay rồi, nhẹ thì cãi nhau, nặng thì đánh nhau cũng không phải hiếm. Thực ra cũng không hoàn toàn vì bách tính bênh vực Tả Thiếu Dương, mà còn vì xung đột giữa người bản địa và người di cư, họ chỉ cần cái cớ đường hoàng để bộc phát thôi, vì chuyện này có đưa lên quan thì họ cũng có lý mà. Ở huyện này mà dám nói xấu Tả Mẫu Mực, chán sống mà.

Hôm đó người bệnh về hết, Tả Quý đột nhiên thèm uống trà, gọi Tả Thiếu Dương tới quán trà Thanh Hương, ông lâu lắm rồi chưa tới đó.

Từ khi có thêm năm vạn người di dân tới Hợp Châu, lại thêm trên vạn quân hộ ở Hợp Châu giải giáp quy điền, Hợp Châu chẳng mấy chốc khôi phục từ chiến loạn, người tới uống trà càng nhiều.

Tả Quý và Tả Thiếu Dương tới quán trà Thanh Hương, nhìn thấy Hoàng Cầm đang xách ấm rót nước cho khách, nàng vốn yêu thích hai màu và và thạch lựu, nay chuyển sang váy vải gai xám, hông buộc dải băng màu trắng.

Theo lý mà nói, Tang mẫu chết, Hoàng Cầm phải cùng Tang Oa Tử mặc áo tang, nhưng nhà mở cửa kinh doanh, nếu suốt ngày mặc áo tang thì không ai tới nữa, cho nên chỉ buộc vài tang coi như báo hiếu.

Tả Thiếu Dương nhìn Hoàng Cầm, hai mắt thất thần, mang sự trống rỗng làm người ta nhói đau.

Hoàng Cầm thấy bọn họ, mặt chẳng có chút cảm xúc nào, giọng khàn khàn nói:” Hai vị mời ngồi.”

Tả Quý gật đầu đi vào đại sảnh quán trà, tuy là chập tối, song vẫn có những bàn kín khách, không ít thi nhân nhã sĩ ngồi thưởng thức trà ba hoa chích chòe.

“ Tả lão gia tới rồi, lâu lắm không thấy hai vị quang lâm quán trà ...” Tang phụ rời quầy lên đón, nói nhỏ với Tả Thiếu Dương:” Tam nha đầu đang đun nước trong bếp.”
Bạn cần đăng nhập để bình luận