Ta Là Tiểu Lang Trung

Chương 708: Nước lạnh cũng có thể chữa bệnh.

Buổi trưa Tả Thiếu Dương tới được thôn, thôn này chia làm hai phần, phía đông thôn có mười mấy căn nhà nằm sát bên nhau, phía tây thôn bên kia sông thì rải rác hơn.

Khi Tả Thiếu Dương đi qua một nông hộ ở đầu thôn thì trong nhà chỉ có một lão thái bà đang ngồi ở sân may trang phục.

Hàng rào bao quanh bằng cành cây, chỉ tác dụng giữ cho bọn gà qué không chạy lung tung ra ngoài chứ không có mấy tác dụng phòng phạm gì, Tả Thiếu Dương đứng ngoài hàng rào chắp tay nói:" Lão nhân gia, có thể bán cho cháu một cái thùng gỗ để đựng nước không ạ, cháu là đạo nhân tu luyện trên núi."

Lão thái bà ngẩng đầu lên nhìn y:" Được, đạo trưởng đợi một chút, ta đi lấy cho, trong nhà còn một cặp thùng, tặng cho ngài đấy."

" Để cháu trả tiền ạ."

" Không cần đâu, trong nhà tự làm ấy mà, không tốn tiền, dù sao cũng là đồ cũ thôi." Lão thái bà đứng dậy đi vào nhà, với một nông hộ mà nói, có thể tự cấp tự túc là trạng thái sinh hoạt hoàn mỹ nhất, đồ đạc trong nhà đa phần tự làm cả, cả năm có khi còn chẳng có cơ hội tiêu tiền, thiếu thốn cái gì cùng lắm mang đồ trong nhà đổi với người trong thôn thôi:

Nhận cái hai cái thùng gỗ từ lão thái bà, còn chu đáo cho y cả cái đòn gánh. Tả Thiếu Dương gỡ con thỏ trên vai xuống:" Lão nhân gia, trên đường cháu có săn được hai con thỏ, tặng người một con này."

Lão thái bà không khách khí, vui vẻ nhận lấy:" Ái chà chà, con thỏ này thật béo, nhi tức lão bà tử đang ở cữ, cho nó tẩm bổ ... Chà, không biết thịt thỏ có nóng không nhỉ? Nhi tức phụ của lão thân đang sốt."

" Sốt ạ, cháu học y thuật đấy, hay là để cháu xem bệnh cho." Tả Thiếu Dương đoán chừng cái thôn này chẳng có lang trung gì đâu nên chủ động nói, nếu ở trong thành y tuyệt đối không làm vậy:

Lão thái bà cao hứng:" Tốt quá, nhi tử lão bà tử đi ra ngoài mua bán rồi, đang lo không biết phải làm sao đây, vào đi, vào đi ..."

Tả Thiếu Dương gỡ cái cửa viện cũng làm bằng cành cây đan một cách khéo léo đi vào, nhà bằng gỗ, mái lợp cỏ, ánh sáng không được tốt lắm.

Lão thái bà vén rèm gọi vào trong:" Khuê nữ, có đạo nhân hiểu y, nói xem bệnh cho con đấy."

" Dạ ..." Bên trong truyền ra giọng nói yếu ớt:

Tả Thiếu Dương vén rèm cửa, cái rèm này cũ lắm rồi vừa dày vừa nặng, thả tới tận mặt đất, sờ thử rèm thì mềm mềm chứ không phải loại cứng đờ, vậy thì giá cũng không rẻ đâu. Nhìn bên ngoài thật không nhận ra, đây là nhà có điều kiện đấy, thứ này phải vào thành mới mua được.

Đi vào trong nhà, Tả Thiếu Dương tức thì suýt nữa ngộp thở, trong nhà nóng hầm hập, một phủ n hân đang nằm trên cái giường đất, đắp cái chăn rất dày, đầu còn quân một cái khăn nữa. Bên cạnh nàng là một cái tã, bọc đứa bé còn đỏ hỏn. Trên cửa sổ cũng treo rèm dày.

Nhà cực hôi, còn hơi chua chua, Tả Thiếu Dương vội nói:" Sao nhà lại che kín mít thế này, không có chút gió gì cả, trời thì nóng lại đắp chăn dầy, không sốt mới là lạ. Mau mở cửa sổ ra."

Lão thái bà ngăn lại:" Đừng, đảo trưởng, nhi tức phụ của lão vẫn đang ở cữ, phải tránh gió."

" Tránh gió cũng không thể làm thế này, trong phòng không có chút khe hở thế này thì thở làm sao, còn đắp chăn dày như thế, không bệnh cũng thành bệnh. Mau mở cửa sổ, tháo rèm, để trong nhà thoáng khí." Nói tới chuyện chữa bệnh là Tả Thiếu Dương nghiêm khắc hẳn, không hiền hòa như bình thường:" Cứ bịt kín nhà thế này, chỉ hại người thôi."

Sản phụ kia cũng khó chịu lắm rồi, chỉ đợi câu này mà thôi, vội nói với bà bà:" Mẹ, nghe theo đạo trưởng đi, không sai được đâu."

" Ừ, ừ ... Để mẹ làm ..." Lão thái bà bị Tả Thiếu Dương quát cho, cuống quít đi gỡ hết rèm cửa dày xuống, chuyện tôn nhi tới cái cũi để ở nơi khuất gió, lại thay nhi tức phụ một cái chăn mỏng, nhưng không dám mở hết cửa, chỉ he hé một cái cửa sổ thôi:

Chỉ thế thôi cũng làm trong phòng thông thoáng hơn rất nhiều, sản phụ hít sâu một hơi, mặt thư thái:" Dễ chịu quá."

Bấy giờ Tả Thiếu Dương mới lấy một cái ghế ngồi xuống bên giường, chẩn mạch, xem lưỡi, hỏi tình hình, phát hiện đây là chứng lệ bạch hổ thang, phát toát mồ hôi ra mới giảm sốt:" Trong thôn chắc là không có hiệu thuốc nhỉ?"

" Vâng!" Lão thái bà gật đầu:

Chuyện này cũng đoán được rồi, Tả Thiếu Dương gặp khó, rương thuốc của y ở trên núi, nếu quay về lấy thì tối mới tới nơi, đi đêm chắc chắn không thể rồi, rất nguy hiểm, phải mai mới đi được ... Lòng suy nghĩ xem liệu có loại thuốc nào mọc tự nhiên dễ kiếm không.

Sản phụ kia gọi:" Mẹ, con muốn uống nước."

Lão thái bà đáp lời rồi đi rót cho nàng một cốc nước nóng.

Sản phụ lắc đầu:" Con không uống nước nóng đâu, con muốn uống nước lạnh."

"Không được!" Lão thái bà mắng nhi tức:" Con đang ở cữ, sao có thể uống nước lạnh."

Tả Thiếu Dương nghe hai mẹ con họ đối đáp thì lòng máy động, nghĩ ra một cách, hỏi sản phụ:" Tẩu tử muốn uống nước lạnh à?"

" Vâng, tốt nhất là loại vừa mới từ giếng lấy lên, vẫn còn mát lạnh ấy."

" Được, ta đi lấy cho tẩu tử."

Lão thái bà giật nảy mình:" Đạo trưởng, không được đâu, nó còn đang ở cữ, không được đụng vào những thứ lạnh, nếu không là để lại mầm bệnh đấy."

" Lão nhân gia, đó là với người ở cữ bình thường, tẩu tử đây thì khác, tẩu ấy đang bị bệnh, cần phải có thuốc mới chữa được, đó là nước lạnh." Tả Thiếu Dương giải thích:

Lão thái bà không tin:" Sao, nước lạnh mà cũng chữa được bệnh à?"

" Được chứ, trị bệnh không có nghĩa là phải dùng thuốc, chỉ cần có phương pháp thỏa đáng, cho dù là nước lạnh cũng trị bệnh được."

Sản phụ cao hứng hết sức:" Đúng đúng! Nghe đạo trưởng đi mẹ."

Lão thái bà do dự lắm, nhưng ở thời ở nhà tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử ấy, nữ nhân luôn nghe theo nam nhân an bài. Lão thái bá sống quá nửa đời người quen nghe theo an bài rồi, không có chủ kiến nào cả, hiện nhi tử không có nhà, vị đạo trưởng nói thế đành đồng ý.

Tả Thiếu Dương liền ra ngoài sân, cầm gầu múc nước liền nhớ Tang Tiểu Muội, nhớ cái giếng nhỏ gần nhà, nhớ đám tiểu cô nương đại tức phụ ríu ra ríu rít, cuộc sống đơn giản đó mới là thứ y nhung nhớ nhất.

Còn bây giờ à, hơi chút là nói chuyện với thứ sứ, tể tướng cũng gặp rồi, sư huynh còn là danh y Tôn Tư Mạc, nhưng mọi thứ trôi qua vèo vèo, nghĩ lại chẳng có gì đáng nhớ. Thứ sử Tô Châu tên là gì, y quên rồi, thứ sử Cù Châu là ai, chỉ nhớ mang máng, khỏi nói tới mấy vị biệt giá, ti binh gì đó.
Bạn cần đăng nhập để bình luận