Ta Là Tiểu Lang Trung

Chương 667: Hội cơ kim Xích Cước. (1)

Hầu Phổ sau khi tới kinh thành ở Tả gia, trạch viện Tả gia không tính là nhỏ, tính ra có tới mười hai gian phòng có thể ở được, hết sức thoải mái, dù nhường tiền viện cho nhà tỷ phu, nhà Tả Thiếu Dương ở hậu viên vẫn dư chỗ. Thế nhưng Hầu Phổ giống tính Tả Quý, làm chịu ở nhà tiểu cữu tử, sau khi quen với công việc ở hội cơ kim, xác định sẽ ở lại kinh thành thời gian dài, hắn liền muốn dọn ra ngoài ở, nhưng mà nghe ngóng giá cả một hồi thì đành chịu, phải ở tạm.

Tả Thiếu Dương thì không có vấn đề gì cả, cha mẹ ở xa, y cũng nhớ lắm, bây giờ có tỷ tỷ ở gần như vậy, cũng an ủi nhiều, nhưng không thể không chiếu cố tới tâm tư của tỷ phu được. Bây giờ vườn nhà y đã xong rồi, còn dưa đống vật liệu đấy, lại có đội thi công, giá đất ở phường Thanh Long tương đối rẻ, thế là Tả Thiếu Dương kiến nghị Hầu Phổ mua lấy một mảnh đất, xây căn nhà. Hầu Phổ thấy hợp lý liền đồng ý ngay.

Thời đó xây nhà là chuyện rất lớn, một căn nhà là để ở trăm năm, còn truyền cho con cháu, nên gạch ngói cũ rỡ ra cũng không tệ, giá cũng rẻ.

Mảnh đất Hầu Phổ chọn được ở bên kia đường so với nhà Tả Thiếu Dương, đi ra từ cổng chính chỉ cách vài chục bước chân mà thôi, còn gần hơn cả ở huyện Thạch Kính. Nếu thuyết phục được cha mẹ lên kinh thành rồi đưa cả Tiểu Muội lên nữa thì trọn vẹn rồi, chỉ có điều đó là việc trong tương lai, hiện Tả Thiếu Dương còn nhiều việc để làm.

Tuy thành lập hội cơ kim là chuyện bất đắc dĩ, nhưng đã làm rồi, Tả Thiếu Dương sẽ không qua loa.

Tới lúc này thì toàn bộ nhân sự của quỹ đã đầy đủ, Tả Thiếu Dương liền tổ chức hội nghị toàn thể thành viên quỹ lần thứ nhất. Ngoài ra Tả Thiếu Dương còn mời thêm hai ông cụ Hứa Dận Tông, Tôn Tư Mạc tham gia.

Đầu tiên Mã Chu thông báo kết quả kiểm kê tài sản do của tiểu tổ trường phòng do hắn đứng đầu, và phương bán tài sản.

Đỗ Yêm lúc này đã đã gần như khỏi bệnh cũng được mời tham gia hội nghị, tài sản là của ông ta hiến ra, ông ta có quyền giám sát sử dụng, nghe Mã Chu báo cáo xong, ông ta không dị nghị gì. Mời đầu ông ta muốn giao việc này cho tiểu nhi tử Đỗ Kính, nhưng vị đại tài tử đó rõ ràng chẳng để chuyện này vào mắt, Tả Thiếu Dương thậm chí trừ lúc ở Đỗ gia, chưa từng một lần gặp hắn.

Tiếp đó tiểu tổ thương lượng phương án bán tài sản, mọi người cùng nhau thương lượng định ra kết quả cuối cùng, Đỗ Yêm cũng không ý kiến còn đề xuất vài người mua tiềm năng cho mọi người tham khảo.

Đồ cổ tranh họa mà Đỗ Yểm sưu tầm toàn đồ kinh điển, chẳng lo thiếu người mua, rất nhanh bán được đi với giá cao, mà cửa hiệu làm ăn hưng thịnh cũng dễ dàng sang tay.

Toàn bộ quá trình bán tài sản chỉ mất chưa tới nửa tháng đã bát hết, trong đó có một số người mua còn do Đỗ Yêm giới thiệu, cuối cùng giá bán tài sản còn cao hơn ước lượng ban đầu, đạt tới 36 vạn. Sáu vạn nhiều hơn giữ lại làm chi phí hoạt động, còn số tiền kia đem mua ruộng gần kinh thành, thế là số ruộng của quỹ đạt tới tám vạn mẫu.

Theo như tính toán của Hầu Phổ, sản lượng lương thực của tám vạn mẫu này tính theo giá lương thực hiện nay, đủ duy trì chi phí hoạt động cho 50 hiệu thuốc nghĩa chẩn.

Sự phối hợp tích cực của Đỗ Yêm trong quá trình bán tài sản càng chứng minh lời Tiêu Vân Phi nói, số tiền này chỉ là một phần rất nhỏ trong tài sản của ông ta mà thôi, chưa làm ông ta tổn thương tới gân cốt. Đỗ Yêm chẳng phải loại thần giữ của, ông ta biết buông bỏ.

Trong thời gian này thương thế của Chân Quyền đã hoàn toàn ổn định, không xuất hiện các hậu di chứng, điều này là nhờ kinh nghiệm bao năm của Tôn Tư Mạc. Mọi người chỉ thấy sự thần kỳ của việc Tả Thiếu Dương mở ngực chữa thương mà không hiểu rằng hậu di chứng phẫu thuật ở thời này còn đáng sợ hơn rất nhiều.

Khi đang chuẩn bị đưa Chân Quyền về nhà lao thì thánh chỉ của hoàng đế tới, căn cứ vào kết quả điều tra cái chết của sủng phi của Cao tổ hoàng đế, nhận định huynh đệ Chân thị có cách nhiệm chủ yếu, nhưng không phải toàn bộ. Hoàng đế khoan dung độ lượng, miễn hai người họ tội chết, mỗi người đánh 30 gậy, đầy 2000 dặm, niệm tình họ tuổi đã cao, cho phép lấy tiền chuộc tội, mỗi người 2000 quan, đồng thời cách chức Chân Lập Ngôn. Hơn nữa do Chân Quyền vừa mới bị trọng thương, cho phép nộp 30 quan tiền chuộc, miễn đánh gậy.

Phán quyết đưa ra, Chân gia cao hứng phát cuồng, tuy hai nhà bị phạt mỗi nhà 2000 quan, đây không phải là con số nhỏ gì, nhưng thế đã là kết quả bọn họ không dám mong đợi rồi.

Hai nhà tức thì nộp ngay lập tức.

Chân Lập Ngôn bị đánh 30 gậy, với tuổi ông ta không phải là nhẹ, người hành hình rõ ràng nương tay, nếu không còn gì là mạng.

Chân Quyền phái nhi tử tới tạ ơn cứu mạng của Tả Thiếu Dương, Chân Huyền chẳng biết mở lời ra sao, khi đó tình hình khẩn cấp, bây giờ đối diện với chàng trai tuổi con mình, rất lúng túng. Có điều Tả Thiếu Dương cũng không rảnh nói với họ chuyện này, đang bận.

Việc bán tài sản của Đỗ Yêm kết thúc, Tả Thiếu Dương lại cổ chức hội nghị toàn thể, vẫn mời Tôn Tư Mạc và Hứa Dận Tông tham dự. Đây là ân tình rất lớn, có hai vị hai lão thọ tinh này ra mặt, không ai dám chất vấn tùy tiện về quỹ.

Đề tài thảo luận lần này là xác định số y quán muốn thành lập, danh xưng và ba vị chưởng quầy điều hành y quán hiệu thuốc nghĩa chẩn.

Tả Thiếu Dương khổ vô cùng, y muốn phát huy tinh thần tập thể, đẩy việc cho người khác, dè đâu người ta chắc có khái niệm gì về hội nghị dân chủ, thế nên rất nhiều công tác quản lý do y làm, nhân tuyển do y chọn. Những người đó à, nếu y không giao việc, y không hởi tới chỉ biết chờ đợi.

Tôn chỉ y quán là chữa bệnh miễn phí cho người cùng khổ, hội trưởng Tả Thiếu Dương, phó hội trưởng Mã Chu, tổng trưởng phòng Hầu Phổ, giám sát do tiểu nhi tử của Đỗ Yêm là Đỗ Kính đảm nhiệm.
Bạn cần đăng nhập để bình luận