Ta Là Tiểu Lang Trung

Chương 574: Tên khảo sinh khiến người ta đau đầu. (3)

Chuyện Tả gia cùng Vu gia kiện cáo từng gây xôn xao kinh thành một thời gian, cuối cùng Tả gia trả lại hồn thư, nhưng danh dự Vu gia đã khó phục hồi. Vu lão thái y thì những người trong quan trường không lạ gì, ông ta nổi tiếng có thù ắt báo, lòng dạ hẹp hòi, cũng chả rõ vì sao Vu gia lại hủy hôn, chính vì họ sai, nên chỉ dám im ỉm kéo dài thời gian. Ý đồ của Vu gia người ngoài nhìn cũng rõ, bắt nạt Tả gia là người xa tới, không có khả năng kiện cáo lâu dài, ép người ta phải khuất phục, ai ngờ người ta cũng không vừa, vụ kiện càng lúc càng ầm ĩ, Vu gia mất sạch thể diện.

Bây giờ tuy vụ kiện đó đã kết thúc, song thù giữa hai nhà kết là cái chắc rồi.

Không ngờ lửa cháy lan tới mình, tên Tả Thiếu Dương đó có chỗ dựa lớn như vậy rồi, không làm bài đàng hoàng tử tế, phần đề liên quan tới Thương hàn luận đó, y không trả lời cũng đủ đỗ, ai ngờ y ngông cuồng chỉ trích y thánh, chuyện này khó giấu, Vu gia hẳn theo dõi sát lắm, để cho y đỗ, thế nào cũng khiến Vu gia bất mãn.

Đó không chỉ là sai lầm, thậm chí có thể nói là phạm tội, Vu gia khơi ra, mình cho tên Tả Thiếu Dương đỗ cũng chịu tội theo.

Bây giờ phải tìm một người, không thuộc phe nào, tiếng nói của người đó Đỗ Yêm, Lưu Chính Hội đều phải nể.

Vuốt râu đi đi lại lại một hồi, Hà Trạch nhớ tới một người.

Hứa Dận Tông.

Hứa Dận Tông từng làm quan ba triều, Nam triều, Tùy triều và Đường triều, tư cách cực kỳ lão thành, làm thượng dược phụng ngự thời Tùy, tới thời Đường, được Cao tổ hoàng đế vô cùng kính trọng, ban quan quan tán kỵ thường thị tam phẩm, y giả xưa nay hiếm có ai vinh diệu như vậy.

Vị lão thần ba triều này tuổi đã cao, vẫn kiên trì tham gia tảo triều, Cao tổ hoàng đế và đương kim hoàng đế, niệm tình ông ta tuổi cao, cho phép ông ta không cần ngày ngày lên triều. Ông ta vẫn cứ có triệu hội là tham gia, hoàng đế cảm thán, ban cho ông ta được phép ngồi kiệu lên triều, tới triều có thể ngồi nói chuyện, ân điển có một không hai rồi. Nhưng ông ta kiên trì chống gậy lên triều, nói chuyện đứng thẳng ưỡn ngực, lời ông ta nói ra, hoàng đế phải châm chước vài phần.

Ông cụ này là người vô cùng khiêm tốn hòa đồng, kết giao bằng hữu không quan tâm quan chức lớn nhỏ, thích quản chuyện không liên quan, càng già càng giống trẻ con. Cứ lấy bài của Tả Thiếu Dương tới tìm ông ấy thỉnh giáo.

Hà Trạch có chủ ý rồi, người bỗng chốc nhẹ đi vài phần, hối hả quát người chuẩn bị xe ngựa tới nhà Hứa Dận Tông.

Hứa Dận Tông sắp chín mươi, tuổi quá cao, trừ lên triều còn cắn răng kiên trì thì đã không cần ngồi ở nơi làm việc nữa, thi thoảng có hoàng thân quốc thích mời ông đi chữa bệnh, tan triều xong chỉ ở nhà nghỉ ngơi điều dưỡng, cho nên cứ tới nhà là gặp được ông.

Tới Hứa phủ, Hà Trạch chỉ đưa bái thiếp nhờ thông báo một tiếng, ông cụ đã cho triệu kiến rồi.

Trong phòng Hứa Dận Tông nửa nằm nửa ngồi trên giường mềm, chòm trâu trắng như mây dài tới tận bụng, vẻ mặt có vài phần mệt mỏi, nhưng thấy khách mỉm cười hiền hòa:” Hà đại nhân à, quan viên thái y thự ghé thăm cái nhà tồi tàn này, hiếm có quá, có phải có khó khăn gì muốn ông già này giúp đỡ không?”

Ông cụ già lắm rồi, nhưng không hề lẫn, kết tinh trí tuệ cả đời làm người ta thán phục không thôi.

Hà Trạch lưng cong xuống, hành lễ vãn bối chứ không phải cấp dưới:” Lão gia tử an khang, vãn sinh ở thái y thự gặp vô vàn nghi nan, luôn muốn thỉnh giáo lão gia tử, chỉ là mỗi lần nảy ý, lại không dám tới quấy quả người nghỉ ngơi thôi. Hôm nay chấm thi gặp phải nan đề, vắt óc mà không biết phải làm sao, bất đắc dĩ lắm, mặt dày tới xin lão gia tử chỉ điểm ạ.”

Đóng miệng mở miệng xưng vãn sinh mà không phải ti chức, nói rõ không phải xin chỉ thị công vụ, mà y giả hậu bối thỉnh giáo tiền bối. Lời này của Hà Trạch cũng là sự thực, ông cụ giờ như báu vật của Đại Đường, sống thêm một ngày là thêm một phần phúc, không ai dám tùy tiện tới quấy quả.

Hứa Dận Tông hứng thú hẳn lên, người già như ông là thế, ghét người ta coi mình già, ghét người ta không coi mình vô dụng không làm được gì nữa, ghét nhất mấy kẻ mà ông đi một bước cũng nơm nớp lo ông vấp ngã, nếu không phải hoàng đế ban ngồi, mà người khác bảo ông là già rồi, ngồi mà nói, ông chỉ thẳng mặt chửi.

Vì thế càng mang chuyện khó khăn tới, ông càng thích giải quyết, càng chuyện không nên xen vào, ông càng xen vào, Hứa Dận Tông ngồi thẳng dậy:” Đừng nói rườm lời nữa, gặp phải khó khăn gì nói ra đi.”

Hà Trạch mặt nhăn nhó:” Vãn sinh chấm thi gặp phải cái bài này mà đau đầu suốt cả ngày, lão gia tử xem trước.”

Nói xong đưa bài thi của Tả Thiếu Dương lên, không vội nói ra bất kỳ nhận định cá nhân nào.

Nha hoàn vội cầm đèn chạy tới, nhưng không dám tới gần, ông cụ sẽ chửi ngay, nói mình chưa lòa.

Hứa Dận Tông xem qua thư pháp, cười, lắc đầu, rồi đọc tới giải đề, gật gù, vuốt râu, càng đọc càng thoải mái, người lắc lư như uổng rượu ngon, thế rồi bỗng nhiên ông dí mắt vào bài thi, đọc một lần, hai lần, dí gần tới mũi luôn như muốn ngửi mùi mực trên đó vậy, vẫy tay gọi nha hoàn mang đèn tới thật gần, đọc thêm lần nữa rồi mới nhìn tới tên tuổi nguyên quán trên bàn.

Hồi lâu ông cụ từ từ đặt bài thi xuống, đặt rất chậm, như đó là miếng đậu hủ non, sợ mạnh một chút là vỡ vậy.

“ Tài cao gan lớn, nghe non không biết sợ hổ.”

Chỉ một câu này thôi đã làm Hà Trạch yên tâm quá nửa.

Chuyện Hà Trạch sợ nhất là ông cụ phủ nhận hoặc ca ngợi Tả Thiếu Dương, hai điều này đều không phải nguyện vọng của Hà Trạch, đương nhiên ông cụ tới tuổi này, nhìn chuyện gì cũng từ hai phương diện, tuyệt đối không khẳng định hay phủ định hoàn toàn.

Hứa Dân Tông cựa mình đứng lên, Hà Trạch dợm bước, theo bản năng muốn đưa tay ra đỡ ông cụ, nhưng mắt liếc thấy nha hoàn bên cạnh không có động tác gì, vội rụt tay lại, lo lắng nhìn ông cụ loạng choạng đứng lên rất vất vả.
Bạn cần đăng nhập để bình luận