Ta Là Tiểu Lang Trung

Chương 850: Đàn thành bi thương. (2)

Những người khác không nói, nhưng đều đồng tình, cái nghèo đã trở thành chuyện thường tình ở nơi này, tới mức cả người nghèo khổ cũng chẳng coi chuyện đó có gì sai. Tả Thiếu Dương cười:" Tiền của ta không phải là ở trên trời rơi xuống, đương nhiên không thể cho không bọn họ, chỉ cho họ vay thôi, tương lai họ sẽ trả lại."

Hai vị trưởng lão gần như cùng nói:" Pháp vương, họ không trả được đâu."

" Sẽ trả được, chỉ là chuyện sớm muộn thôi." Tả Thiếu Dương không hề lo chuyện này, bằng với sự sùng bái của bách tính ở đây, nếu y có thể giúp cuộc sống nơi này tốt hơn, y chẳng cần đòi, họ cũng trả gấp bội rồi:" Được rồi, các ngươi chỉ cần nghe ta là đủ. Hữu trưởng lão, mỗi nhà ở đây cần bao nhiêu gia súc mới đủ sống?"

Đạt Xích trả lời ngay:" Pháp vương, một khoảng nhà năm người phải có 3 con trâu, 100 con dê, 2 con ngựa mới đủ. Tỉnh ra thì chúng ta có hơn một nửa số hộ không đạt được tới mức này, khoảng một phần tư miễn cưỡng đạt."

Tức là ít nhất có hơn nửa bách tính sống dưới mức nghèo khổ, Tả Thiếu Dương hỏi:" Theo cách tính đó, sẽ tốn bao nhiêu tiền mua gia súc cho mỗi hộ?"

" Pháp vương, bỏ tiền ra đích thực mua được một ít, nhưng không đáng là bao. Cho dù có dùng muối, trà, đồ sắt đổi thì dù là tới Quỳnh Long Ngân Thành không đủ gia súc để đổi. Huống hồ trong năm chỉ có mùa giết mổ là bán gia súc thôi, mùa khác không bán."

" Mùa giết mổ là mùa nào?"

" Trước khi mùa đông tới, sẽ giết đi những con già yếu, hoặc vượt quá số lượng cỏ khô tích trữ được vào mùa thu, phần thừa đó có thể bán, còn lại không ai bán gia súc của mình."

Đạt Long Tân cười khổ giải thích:" Pháp vương, bách tính Tây Vực chúng ta đại đa số đều nghèo khổ cả, gia súc không nhiều, ai chẳng dựa vào gia súc nuôi gia đình chứ? Làm sao có thể bán? Ngay cả nhà giàu có cũng không bán đâu, giống như ở Đại Đường người ta không bán ruộng ấy."

Tả Thiếu Dương tuy có nhận thức về điều này nhưng sao đủ sâu sắc, vẫn theo thói quen suy nghĩ dùng tiền giải quyết:" Vậy Thổ Phồn, Dương Đồng thì sao ? Hoặc tới Nê Bà La, Thiên Trúc?"

" Bọn họ còn nghèo hơn chúng ta. Huống hồ Pháp vương, chúng ta dù có nhiều gia súc, nhưng không có mục trường để nuôi, nhiều cũng vô ích mà thôi, số lượng gia súc Pháp vương mang theo được thuộc hạ tính toán, đạt tới giới hạn của Đàn Thành rồi. Nếu có nhiều hơn, người dân sẽ phải đưa đi nơi khác nuôi."

" Thôi đành vậy mua được bao nhiêu thì mua, các ngươi cố gắng hết mức đi."

Nếu Pháp vương đã quyết định như thế, mọi người không còn gì để nói. Ngay trong ngày hôm đó, Tả Thiếu Dương dẫn theo Đạt Long Tân, được sự bảo vệ của hộ vệ Đa Di, quay lại Quỳnh Long Ngân Thành. Bạch Chỉ Hàn và Miêu Bội Lan không đi, họ còn ở lại bố trí nơi ăn ở cho số nữ nô.

Quỳnh Long Ngân Thành là thành lớn, số châu báu cuối cùng Tả Thiếu Dương mang theo đổi được sáu vạn lượng, nếu ở Trường An, y tin có thể bán được mười sáu vạn lượng, nhưng ở đây thì đành chấp nhận vậy. Bốn vạn lượng giao cho Đạt Long Tân, mua lương thực hoặc gia súc cũng như lông thú. Hai vạn lượng còn lại, dùng mua các loại vật tư để xây nhà, các loại xưởng và rất nhiều ... phân trâu! Cũng may ở nơi này có rừng cây, chất đốt không quá thiếu, nên có phân trâu mà mua.

Đàn Thành vào mùa đông, bình thường mọi người đều trốn trong lều, ôm gia súc rên hừ hừ đợi mùa xuân tới, năm nay tấp nập khác thường.

Các công tượng mang theo từ Mê Tang rốt cuộc phát huy tác dụng, một dãy nhà xưởng nối nhau xuất hiện, bếp lò cháy đỏ lửa làm ra các loại công cụ, ngày ngày có rất nhiều người tới xem, đồng thời là sưởi ấm.

Việc phân phố gia súc của Tả Thiếu Dương cũng được tiến hành, nhà nào không có gia súc đều được chia vài con, không nuôi sống được họ thì ít nhất cũng có thể ôm chúng giữ ấm. Không phải nói bách tính Đàn Thành cảm động ra sao, có điều trong lòng họ vốn coi Pháp vương như thần rồi, nên kỳ thực kể cả y không làm mấy chuyện này họ vẫn tôn sùng mà thôi.

Nhà nhà đều có gia súc rồi, những loại gia súc lớn đều đuổi vào trong sơn cốc tránh rét, còn cừu à, rất nhiều con ở cùng lều với bách tính luôn, bọn họ còn cần dùng chúng sưởi ấm mà.

Tết theo lịch Tạng đến, Tả Thiếu Dương dẫn theo Bạch Chỉ Hàn, Miêu Bội Lan, mấy trưởng lão hộ pháp tới nhà bách tính chúc tết, làm bách tính Đàn Thành cuống hết cả lên. Chưa bao giờ nghe nói Pháp vương lại đi chúc Tết bách tính, những nhà mà Pháp vương chưa tới đều vội vàng dọn sạch lều đợi đón Pháp vương. Pháp vương trước kia với họ như thần ở trên thần đàn xa xôi, thoáng cái trở nên gần gũi thân thiết.

Cứ như thế mùa đông khắc nghiệt nhưng lòng người ấm áp, bọn họ đều biết có Pháp vương quan tâm bảo vệ mình, hơi ấm đó truyền từ người này sang người khác, người còn đủ cái ăn thì ăn bớt một ít chia cho người thiếu thốn hơn.

Mùa đông ấy ở Đàn Thành, rất ít người chết.

Mùa xuân tới, Tả Thiếu Dương làm thứ đầu tiên cho mình, xây dựng chùa miếu Kiệt Nhĩ Giáo, không thể ở trong hang được, chưa nói nhiều thứ bất tiện, y luôn có ám ảnh sợ hang bị sập chôn vùi trong đó, nhiều đêm vì thế giật mình tỉnh giấc.

Trong số công tượng Tả Thiếu Dương mang theo nhiều người từng làm kiến trúc, thậm chí tham gia làm chùa miếu rồi. Dưới sự giúp đỡ của họ, Tả Thiếu Dương thiết kê ra một ngôi chùa, vì đây mới chỉ là bắt đầu, chỗ dùng tiền còn nhiều, Tả Thiếu Dương không muốn làm xa xỉ làm gì. Xây một chủ điện, tăng phòng, cùng với tường bao là đủ, phong cách kiến trúc à, yêu cầu vật liệu à? Đều không quan trọng, chỉ cần chắc chắn, thích hợp làm nơi ăn ở là đủ.

Phát triển! Phát triển! Phát triển! Suốt cả một mùa đông, trong đầu Tả Thiếu Dương chỉ có hai chữ này thôi, thi thoảng còn nói ra khỏi miệng làm hai nàng không khỏi nhìn y với ánh mắt khác thường.

Nhưng Đàn Thành có gì để phát triển đây? Tài nguyên thiên nhiên chẳng có, muốn phát triển thì phải đầu tư mạnh gấp mấy lần nơi khác mới đủ, mà y thì bao tiền đã dùng hết giúp bách tính vượt qua mùa đông khắc nghiệt, giữ lấy số nhân khẩu ít ỏi rồi.

Bản thân Tả Thiếu Dương chẳng phải học kinh tế, chẳng học quản lý, trước kia có cái hội cơ kim Xích Cước bé tẹo còn khiến nó trở nên be bét như vậy, tốt nhất là đừng làm bừa, nếu không bách tính nơi này quá nghèo, chịu không nổi thất bại.

Nghĩ đi nghĩ lại, mình có đúng một sở trường đó, phải tận dụng tối đa. Theo suy nghĩ của Tả Thiếu Dương, bách tính nơi này vì sao sùng bái thần thánh như thế, đó là vì hai lý do, một cuộc sống khắc nghiệt, hai là hỗn loạn, quá nhiều tiểu quốc, tranh giành chiến tranh liên miên ... Nói tóm lại là thiếu cảm giác an toàn.

Nếu vậy biến Đàn Thành trở thành trốn an thân an toàn thì sao?

Cứ làm mới biết được.
Bạn cần đăng nhập để bình luận