Ta Là Tiểu Lang Trung

Chương 710: Phải kiếm cái ăn trước.

Đến tối Tả Thiếu Dương lại leo lên cây đi ngủ, sáng hôm sau theo lệ thường ngồi đả tọa tu luyện, trời sáng hẳn thì thu công.

Ngồi trên tảng đá lớn, Tả Thiếu Dương lại đối diện với vấn đề như hôm qua, làm cái gì bây giờ? Không phải chỉ nghĩ cho hôm nay, còn nghĩ cho cả tháng tiếp tới nữa, luyện võ à? Không hứng thú lắm. Đi săn? Còn ít quả khô đủ no bụng, chưa cần. Luyện công? Có điên đâu mà luyện công cả ngày, bị trĩ thì sao?

Nghĩ một lúc thì bụng sôi ùng ục, đói rồi, mặc dù còn ít quả khô do lão thái bà dưới núi cho nhưng mà không dám ăn ngay nữa, phải để giành, kiếm cái ăn đã. Đi săn ư? Không ổn lắm phải nghĩ xa hơn, cứ mỗi ngày đều đi săn thì chẳng mấy chốc bọn thú quanh đây sẽ nhớ cái mặt mình mà chạy trước.

Đi bắt cá vậy, cách ngày đi săn, cách ngày bắt cá, sẽ kéo dài được lâu hơn.

Ở lưng núi có cái ao nông, Tả Thiếu Dương xách theo một cái thùng gỗ, tay cầm dao chẻ củi lên đường.

Trên đường đi, Tả Thiếu Dương không ngừng tính kế xem phải bắt cá thế nào, trước kia đọc truyện thấy có người dùng đá đập lên tảng đá dưới suối, thế là cá nổi lềnh phềnh cả đống, tha hồ vớt ăn. Thế là Tả Thiếu Dương cũng làm theo, tới bên ao nước, kiếm vài tảng đá to, đập xuống mấy tảng đá, đập tới chục cái, chỉ đau tay mà chẳng thấy con cá nào nổi lên, là mình nhớ nhầm hay bọn tác giả bịa đặt?

Không nghĩ ra, nên cuối cùng Tả Thiếu Dương tìm một cành cây to chừng cổ tay, tới bên đầm nước rồi kiếm một tảng đá nhám, vừa vót vừa mài, mấy lần suýt cắt phải tay, phí gần tiếng đồng hồ mới chế thành một cây trường mâu đơn giản. Thứ này đem đi đánh trận muốn phá giáp thương người thì đúng là nằm mơ nói mộng, nhưng mà đâm cá thì chắc vẫn còn dư sức.

Tả Thiếu Dương nhìn quanh, kiếm một chỗ nước ngập chừng tới quá gối, dòng nước cũng chảy rất chậm, nước trong xanh, ngoài mấy tảng đá cuội thì không có rong rêu gì mấy cản tầm nhìn, để tác nghiệp. Nhưng mấy con cá này quá nhỏ, nếu có đâm cũng chỉ trượt qua người nó, không cắm vào thân được, Tả Thiếu Dương không nóng lòng ra tay, kiên nhẫn ngồi đợi, cái gì chứ, kiên nhẫn thì y có thừa.

Cứ ngồi như vậy rất lâu, rốt cuộc Tả Thiếu Dương cũng ra tay, trường mâu trong tay nhanh như chớp đâm vào trong nước, tức thì cảm nhận được quẫy động mãnh liệt từ đầu mầu truyền tới.

Đâm trúng rồi! Tả Thiếu Dương mừng như điên, vội vàng rút trường mâu lên, chẳng ngờ cú đâm đó không đủ sâu, hơn nữa Tả Thiếu Dương không có kinh nghiệm, đáng nhẽ phải ấn mâu xuống nước, đợi cho con cá ngừng quẫy đã. Y lại quá vui mừng mà rút lên ngay, nên trường mâu vừa thoát khỏi mặt nước con cá tức thì rơi xuống, dù nó đã bị thương nặng, nhưng chưa chết ngay, loạng choạng bơi đi, thoát cái mất dạng trong mấy bụi rêu cỏ.

Khỉ thật, Tả Thiếu Dương đổi chỗ khác, lại ngồi rình mò, đáng buồn kiên nhẫn thì đúng là dư, nhưng kỹ năng khác không đủ, sau vài lần ra tay, anh ngư dân tập sự nếu không đâm lệch thì cũng không đủ sâu, cá chỉ cần quẫy mạnh là có thể thoát ra. Tả Thiếu Dương phát hiện ra tình hình này, rút trường mâu lên xem, phát hiện mấu chốt là vì đầu mâu bằng gỗ, đâm mấy lần thì toét cả đầu ra rồi, không thể nào đâm sâu hơn được.

Tốn thêm nửa giờ cắt tỉa nữa, sờ đầu mâu thấy khá nhọn rồi, đầu mâu lại trở lại chỗ cũ.

Như lần trước, không phải đợi lâu con mồi đã mò tới. Tả Thiếu Dương đâm mâu xuống, nhưng lại trúng ngay lưng nó, là chỗ cứng nhất trên người, cây mâu gỗ chỉ đâm vào được hơn một tấc, con cá quẫy mạnh đuổi, lại thoát được, mang theo vệt máu dài lặn sâu xuống đầm nước.

Một canh giờ sau, mặt trời đã chiếu qua đỉnh đầu. Tả Thiếu Dương dù đã đâm trúng thêm vài lần nữa, vì y ở trên đâm xuống, đa phần là đâm vào lưng cá, da ca trơn, dễ trượt đi, lần nào cũng để chúng chạy thoát.

Tả Thiếu Dương vừa bực lại vừa mệt, đầu mâu đâm mấy lần lại cùn rồi, đành phải tiếp tục gọt mâu, so với lúc đầu, mâu đã ngắn đi một đoạn.

Đúng vào lúc này, đột nhiên nghe thấy ở trên bầu trời vang lên mấy tiếng chim rúc trầm trầm, Tả Thiếu Dương ngẩng đầu lên, chỉ thấy một con diều hâu màu trắng đang bay vòng quanh.

Con diều hâu đó ở lưng chừng núi bay lượn một lúc, thình lình tăng tốc nhào xuống, lao vào một bụi cỏ um tùm, giây lát sau, lại vỗ cánh bay vọt lên.

Chắc là nó bắt thỏ.

Quả nhiên, phía dưới móng vuốt của con diều hâu là một con thỏ lông xám đang giãy dụa, nhưng không làm sao thoát được khỏi đôi móng cứng như thép của con diều hâu.

Con diều hâu đó tha con thỏ bay qua trước mặt Tả Thiếu Dương, hương tới một tảng đá lớn phía trước, hẳn là định đáp xuống đó thưởng thức bữa ăn non lành. Không hiểu sức lực ở đâu ra, con thỏ xám thoát được móng vuốt của con diều hâu, từ trên không trung quay cuồng rơi xuống đống đá bên đầm nước.

Con thỏ sau khi rơi lên đống đá người còn nảy lên một cái rồi mới nằm im thít.

Hay, bánh từ trên trời rơi xuống đây rồi, Tả Thiếu Dương chạy nhanh tới, giữa không trung con diều hâu màu trắng vẫn chưa cam tâm miếng ăn đến miệng còn chạy thoát, lại nhào xuống bên thi thể con thỏ.

“Mẹ nó, dám giành ăn với lão tử!” Tả Thiếu Dương tiếc vì không mang theo nỏ, quát một tiếng, nhặt một cục đá ném con diều hâu, nhưng không trúng. Con diều hâu không sợ chút nào, đáp xuống bên cạnh con thỏ định rỉa nó.

Tả Thiếu Dương nhặt liền mấy cục đá to ném ào ào vào nó, đến cây trường mâu trong tay để bắt cá cũng ném nốt con diều hâu lúc này mới bên lên không, nhưng vẫn bay vòng vòng, không chịu rời đi, phát ra tiếng kêu căm tức, chắc đang chửi mười tám đời nhà họ Tả.

Cái ao này là chỗ trũng do con suối chảy xuống mà thành, có khá nhiều củi khô trôi theo, mắc kẹt bên bãi cát, Tả Thiếu Dương nhanh chóng kiếm được đống củi to, đốt lửa lên. Chuyện làm thịt thỏ là chuyện nhỏ, mặc dù y theo Trung Y, nhưng hồi đi học thì chuyện giết mổ làm chán rồi, người còn mổ được nữa là mấy con thú.

Kết quả, lột da xẻ thịt làm tốt, nhưng nướng Tả Thiếu Dương thì quá đà, thế là ăn thịt thỏ cháy, dù sao cũng miễn cưỡng no bụng.

Ăn xong mới phát hiện ra, không hiểu mây đen đã kéo tới từ lúc nào, ước chừng chạy lên núi không kịp, mà chạy lên núi làm quái gì, có khác gì dưới đây đâu. Tả Thiếu Dương nhìn quanh quất, phải mau chóng kiếm chỗ nấp mới được.

Một bên đầm nước là vách núi, tìm kiếm một hồi thì phát hiện ra một cái sơn động. Tả Thiếu Dương tới gần vách núi quan sát, đây là một khối nham thạch khổng lồ, không lo xảy ra sụt lở, liền quyết định tạm thời vào đó tránh mưa gió.

Trong đó liệu có dã thú không? Mấy cái hang thế này có khi là hang ổ của dã thú thì sao? Tả Thiếu Dương thà tắm mưa chứ không dám vào vội, nhặt mấy cục đá ném vào hang động, đợi một lúc không thấy có con gì chui ra mới vào.

Cái động vậy mà tương đối nông, Tả Thiếu Dương yên tâm, như thế không lo mấy thứ côn trùng rắn rết, chặt cành cây làm chổi, quét sạch sẽ rồi ngồi xuống đợi mưa tới.

Rất bực mình, như trêu ngươi người ta, mưa lề mề mãi không chịu rơi xuống, chỉ có sấm nổ không ngớt, tia chớp cũng không có hình đinh ba như lúc nãy nữa, ngoằn ngoèo chẳng ra cái hình gì.

Đợi nửa buồi chiều vẫn không mưa, còn trời quang mây tạnh, Tả Thiếu Dương tức muốn điên, bây giờ đi bắt cá không kịp nữa, đành mang cái bụng đói về núi.

Quyết định rồi, mai phải làm cái nhà tránh mưa trước.
Bạn cần đăng nhập để bình luận