Ta Là Tiểu Lang Trung

Chương 797: Thuốc dẫn không thể tiếp nhận. (1)

Tiêu Mỹ Nương trở về Thái Cực Cung, nói chuyện vừa rồi, nghe bà nói muốn để Tả Thiếu Dương tới tàng thư các xem sách, chứ không nói tới chuyện chữa bệnh, lập tức hiểu dụng ý của bà.

Lý Thế Dân thích nhân tài, cũng có lòng bao dung nhân tài, thấy Tả Thiếu Dương ham đọc sách, lòng có thêm chút thiện cảm, đồng ý cho y và đồ đệ ở lại tàng thư các.

Lập tức La công công an bài chuyện ăn ở của sư đồ Tả Thiếu Dương.

Tàng thư các hoàng cung nằm ở hoàng thành, đặt trong viện tử độc lập, vị trí tương đối hẻo lánh, cách xa nơi làm việc của quan viên. La công công dặn Tả Thiếu Dương, chỉ có thể xem sách trong tàng thư các, nếu muốn ra ngoài phải báo cho thái giám trước, sau đó có người chuyên môn dẫn đi, đừng tùy tiện đi lại. Ngoài chuyện đó ra thì y cần bất kỳ cái gì, cứ sai thái giám báo một tiếng với ông ta, ông ta cố gắng đáp ứng.

Tả Thiếu Dương tất nhiên biết quy củ này, đồng ý ngay, y sống đơn giản, không yêu cầu gì, chỉ cần cho con lừa của y vào đây, ngoài ra cơm nước y cũng có thể tự làm tự ăn, không làm phiền người khác.

Sáng hôm sau Tiêu Mỹ Nương, Tiêu Vân Phi và Vĩnh Gia tới tàng thư các, Tả Thiếu Dương đọc sách suốt cả đêm, hai mắt đỏ ngầu, nhưng chẳng có chút buồn ngủ nào, vào tận tây rồi mà không được yên thân, nhưng ba vị này không thể không tiếp, quyền luyến đặt sách xuống ra gặp.

Tả Thiếu Dương ra ngoài, thấy ba vị đó, từ xa đã cung kính thi lễ:" Thiếu Dương bái kiến nương nương."

Vĩnh Gia nhíu mày:" Ta thì sao?"

Tả Thiếu Dương cười thoải mái vẫy tay:" Chào công chúa."

Vĩnh Gia ngớ người, kiểu thi lễ gì thế, nàng nghe đồn tên này giờ quái lắm, muốn tới xem y quái cỡ nào, thực sự là danh bất hư truyền.

Tiêu Vân Phi khẽ kéo tay Vĩnh Gia, nói nhỏ:" Tỷ ít ra còn được chào một tiếng, muội còn chẳng được y nhìn một cái kìa."

" Hai người ở trong chăn muốn gì chẳng có, còn cần gì chào?" Vĩnh Gia nhỏ giọng trêu:

Tiêu Vân Phi hết hồn, nhéo Vĩnh Gia không cho nói nữa, kéo ra ngoài.

Tiêu Mỹ Nương nhìn bộ dạng thiếu ngủ của cả hai sư đồ bọn họ, trách:" Công tử, đâu cần vội như thế, sách có thể thong thả xem cơ mà, đâu có ai đuổi công tử."

Tả Thiếu Dương cười đáp:" Thảo dân đoán nhiều nhất được xem ba bốn ngày, nếu không tranh thủ mà xem, sau này không còn cơ hội nữa."

" Lời này của công tử làm bản cung không hiểu, công tử ở đây được bệ hạ ngự phê, chẳng lẽ còn có ai ngay cả hoàng đế đều không nghe, đuổi công tử đi sao?"

" Người khác không dám, nhưng hoàng đế sẽ đuổi, thảo dân không chữa được bệnh cho thái thượng hoàng thì bệ hạ giữ loại phế vật như thế làm gì?"

Tiêu Mỹ Nương nghe vậy biết Tả Thiếu Dương đã đoán ra mục đích của mình nên chặn trước, tuyên bố không chưa được bệnh. Có điều đã nhắc tới đề tài này thì cũng vừa vặn cho bà nói tiếp:" Công tử có muốn theo bản cung lên đỉnh lâu thưởng xuân sắc không?"

Nếu là phi tần nào khác của Lý Thế Dân đưa ra lời mời này thì đánh chết Tả Thiếu Dương cũng không dám, nhưng Tiêu Mỹ Nương đáng tuổi mẹ y rồi, y ngại là ngại chuyện bệnh của Lý Uyên kìa, nghĩ một lúc nói:" Nương nương có lệnh, thảo dân không dám không nghe."

Tiêu Mỹ Nương bước chân lên thang gõ, từng tiếng động nhỏ phát ra, như gẩy đàn cầm, Tả Thiếu Dương thầm tán thưởng, chẳng trách bao hoàng đế điên đảo vì bà, ngay đi thôi cũng đặc sắc như vậy.

Tàng thư các có năm tầng, tầng trên cùng là quan cảnh đài, ở đó có thể thấy hết cảnh quan xa gần của Trường An. Tầng thượng này rất đơn giản, chỉ có vài cái ghế, một chiếc bàn tròn, đẩy cửa sổ ra sẽ thấy hành lang khép kín hình lục giác, có lan can cao ngang lưng, đi vòng quanh nơi này thấy hết được cảnh sắc Trường An.

Tiêu Mỹ Nương ưu nhã đẩy cửa sổ, đi tới bên lan can, hít sâu một hơi.

Hoàng Thành vốn ở nơi cao, nơi này chỉ thấp hơn Thái Cực Cung một chút. Tả Thiếu Dương vịn lan can nhìn xa, các phường thị của Trường An đúng là vuông vức như ruộng rau, lớn hơn thành Thạch Kính không biết bao lần mà kể. Từ đây cũng có thể thấy phần nào cảnh bát thủy quấn Trường An, thấy thuyền bè qua lại kênh nước trong thành, thấy cây cối hoa cỏ điểm xuyết, mỹ lệ vô song.

Có điều Tả Thiếu Dương chẳng thích, vì Trường An rộng lớn bao nhiêu vẫn khiến y khó thở.

Tiêu Mỹ Nương như lên đây để ngắm cảnh thật vậy, bà bị đưa tới thảo nguyên gần hai mươi năm, bà sinh ra đã là công chúa, sống ở hoàng cung, nơi này bà mới thoải mái nhất. :" Ta biết công tử có thể chữa được cho thái thượng hoàng, nhưng lại không dám, có thể cho ta biết nguyên nhân không?"

" Chút lòng riêng của Thiếu Dương bị nương nương nhìn thấu, đúng thế, thảo dân biết chữa bệnh cho thái thượng hoàng ra sao, nhưng phương thuốc này nói ra, bệ hạ sẽ cho rằng là thảo dân có ý sỉ nhục thái thượng hoàng, chỉ chuốc lấy họa. Vậy thì nói làm gì?" Tả Thiếu Dương thừa nhận:

" Có thể cho bản cung biết không? Nếu ta cảm thấy không thích hợp, sẽ không nói cho hoàng đế, coi như công tử không biết chữa là được."

" Thái thượng hoàng có hai bệnh, một là bệnh tuổi già cần thong thả điều dưỡng, tuy không chữa được nhưng không nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng bệnh thứ hai khá phiền, đó là phế nuy, đây là loại bệnh mãn tính, có thể gây tử vong. Loại bệnh âm hư phế thương này biểu hiện chủ yếu là dương hư, cần tư âm thanh nhiệt nhuận phế. Các thái y biện chứng và kê đơn đều chính xác, không hiểu quả là vì thiếu một loại thuốc dẫn, nhưng thái y không dùng, vì nó kỵ húy."

" Rốt cuộc là thứ gì?"

" Nước tiểu."

" Đồng tử niệu sao?" Tiêu Mỵ Nương hiểu ra:" Dùng đồng tử niệu làm thuốc dẫn không hiếm, mặc dù cho thái thượng hoàng uống không ổn lắm, nhưng không phải không thể chấp nhận."

Tả Thiếu Dương thở dài:" Nếu là đồng tử niệu thì thảo dân nói rồi, các thái y đâu phải che giấu."

" Thế thì là loại nước tiểu gì? Nghe nói là nước tiểu ngựa cúng có thể làm thuốc."

" Nước tiểu nữ nhân, hơn nữa là nữ nhân chưa phá thân, mỗi ngày một bát, lấy nước tiểu đầu tiên trong ngày khi ngủ dậy buổi sáng ..."
Bạn cần đăng nhập để bình luận