Ta Là Tiểu Lang Trung

Chương 558: Củ khoai nóng thơm phức.

Có nghe nữa cũng không biết thêm được thêm thông tin gì, lại không muốn tới Đỗ gia hỏi rốt cuộc chuyện gì xảy ra, kìm nén tò mò, Tả Thiếu Dương lại lặng lẽ rời đi.

Trên đường về, đột nhiên có người tới bên cạnh Tả Thiếu Dương, chắp tay nói:” Công tử, trời lạnh, mời công tử lên xe uống chén rượu cho ấm người.”

Tả Thiếu Dương không quay sang cũng nhận ra là ai:” Ngươi theo dõi ta sao?”

Người đó thái độ rất lễ phép:” Không dám, tiểu nhân được lão thái gia phái tới đảm bảo an toàn cho công tử thôi, sợ có kẻ gia hại ân nhân của mình, mời công tử.”

Tả Thiếu Dương quen vụ này rồi theo người đó lên xe, cho tới giờ y không hỏi tên hắn, hắn cũng chưa bao giờ báo danh, như thế tốt cho cả hai bên.

Người đó lấy ra một phong thư:” Công tử, lão thái gia bảo tiểu nhân đưa cho công tử cái này.”

Tả Thiếu Dương không nhận, mà hỏi:” Lão gia tử, thực sự chết rồi sống lại à?”

“ Tiểu nhân chỉ phụng lệnh làm việc, những thứ khác đều không biết.” Người đó đẩy phong thư tới:” Đây là tạ lễ.”

“ Ta không cần, ta làm việc không phải vì tiền, lần trước ta không nhận, lần này cũng thế.” Tả Thiếu Dương không hỏi trong đó có gì, điều duy nhất y muốn là thoát thân, không dính líu gì nữa:

“ Công tử nên xem đi, tiểu nhân đảm bảo công tử không phải thất vọng. Nếu xem xong, công tử vẫn muốn trả lại, tiểu nhân sẽ mang về.”

Rốt cuộc là thứ gì? Xem chừng có vẻ không phải tiền tài, thật ra nếu là tiền cũng tốt, lần trước không nhận là vì không muốn liên quan gì hết, nhưng bây giờ đã làm đủ thứ rồi, Đỗ Yêm xem chừng là do mình cứu thật, tội gì mà không nhận chứ? Chỉ tiếc vừa rồi hơi nhanh mồm, lời đã nói ra không thu lại được nữa.

Tả Thiếu Dương không nén nổi hiếu kỳ, xé phong thư ra, bên trong có một tờ giấy, không ngờ là văn điệp hồi chấp của lại bộ, chính là phiếu thu sau khi cử nhân các châu lên kinh tùy vật nhập cống, tới lại bộ báo danh, đồng thời cũng là thông báo tham gia thi hội vào khai xuân 25 tháng 1.

Cái tên ghi trên đó không ngờ chính là Tả Trung, tự Thiếu Dương, ghi chú nguyên tịch là Hợp Châu, khoa mục là y khoa.

Lễ tạ của Đỗ Yêm là tư cách tham gia khoa cử.

Thời sơ Đường, khoa cử không được nghiêm ngặt như thời Minh Thanh sau này, về nguyên tắc thì cử nhân các châu, phải thông qua được thi huyện, thi châu, được châu huyện sở tại cấp cho "giải trạng", tức là chứng minh tư cách tùy vật nhập cống. Chỉ là khoa cử mới khôi phục chưa lâu, chế độ không quá quy chuẩn, đặc biệt là khoa cử những khoa mục không chính thức như y thuật, vốn không được coi trọng mấy, quan cao trong triều có thể trực tiếp liên hệ với lại bộ xin giải trạng, tiến cử tham gia thi hội.

Khoa cử đầu thời Đường thực hành chế độ song song, tức là khoa cử và bảo cử, không chỉ cần khoa cử đỗ đạt, còn cần phải có quan viên cấp cao hoặc danh nhân xã hội được triều đình thừa nhận tiến cử, cuối cùng mới tính là thông qua, có được tư cách làm quan.

Không cần phải nói cũng biết khi được quan lớn triều đình đảm bảo tiến cứ càng dễ đỗ đạt hơn cống sinh bình thường.

Bây giờ Tả Thiếu Dương đã hiểu chế độ khoa cử triều Đường rồi, nhìn văn giải hồi chấp tham gia thi hội từ trên trời rơi xuống này, y không vui mừng mà bực bội, chuyện này sao không tham khảo ý kiến của mình chứ?

Người kia thấy Tả Thiếu Dương thắc mắc, nói thêm:” Lão thái gia nhà tiểu nhân nói, công tử tuổi còn trẻ mà y thuật như thần, hiếm có hơn nữa là mang tấm lòng y giả như phụ mẫu, nếu không gia khoa cử làm quan giúp đời thì thật uổng phí tài năng, văn giải này coi như đáp tạ. Nếu công tử không nhận, lão thái gia sẽ tìm cách khác báo đáp. Nếu công tử nhận, tham gia khoa cử đỗ đạt, tương lai sĩ đồ thế nào, lão gia nhà ta không hỏi tới, hết thảy là dựa vào công tử.”

Thì ra đây là phí bịt miệng, để mình từ nay quên việc này đi, đừng cho rằng đã bám được vào đại thụ mà đi nói lung tung. Điều này phù hợp với nhận thức của Tả Thiếu Dương về quan trường, đặc biệt là với viên quan lớn, luôn có rất nhiều cố kỵ, dù việc nhỏ cũng cẩn thận. Nghĩ tới thủ pháp giết người tinh vi của Chân Quyền thì có thể hiểu, cẩn thận đến đâu cũng không hề thừa.

Mặc dù không muốn tham gia khoa cử, nhưng mà cách xử lý sạch sẽ này của đối phương lại phù hợp tâm ý của Tả Thiếu Dương, để rốt ráo hơn nữa, ngay cả thứ thư tiến cử này cũng không nên nhận, liền nói:" Tôn giá về nói với Đỗ lão gia, ta tự biết phải làm thế nào, nhất định không để lộ chuyện này ra ngoài. Có điều phiền ngươi chuyển lời, ta không phải người phù hợp làm quan, ta cũng không muốn làm quan, đa tạ đã hậu ái, ta sẽ không tham gia khoa cử. Mai ta sẽ về Hợp Châu."

" Công tử đừng nên như thế." Người đó vẫn hết sức khách khí:" Công tử hẳn là biết, Đỗ lão thái gia là ngự sử đại phu kiểm giáo lại bộ thượng thư, sau khi công tử đỗ đạt rồi, người làm quan gì, làm quan lớn tới đâu, đều là do lão nhân gia định đoạt. Cho nên tờ thiếp bảo đảm này thực quân là quan phù không viết chức danh đấy, nếu lão nhân gia cao hứng, có thể giúp công tử làm lục phẩm ngự y, đó chỉ là một câu nói mà thôi. Cho dù công tử không thích làm y quan, muốn làm ngự sử, hoặc là xuống địa phương làm huyện lệnh thất phẩm, ti lục tham quân gì đó, cũng không phải là không được. Công tử có biết bao nhiêu người vót nhỏ đầu, dâng tặng vô số tiền bạc cũng không có được thư tiến cử này không? Nếu công tử từ chối sẽ phụ tâm ý của Đỗ đại nhân ... Tiểu nhân thấy công tử nên nhận đi, như vậy đẹp cả đôi đường."

Theo thông lệ mà nói, đỗ y cử, cho dù là đỗ trạng nguyên cũng chỉ có thể trực tiếp bổ nhiệm làm thái y thừa, hơn nữa cũng chỉ làm y quan, không thể làm quan địa phương chấp chính. Nhưng theo lời tên này nói thì xem ra quyền lực của Đỗ Yêm khuynh đảo triều đường rồi, nếu y không làm y quan có thể tòng chính, nói cách khác thư tiến cử này của Đỗ Yêm giá trị không thể đong đếm, là thứ bao nhiêu người mong mỏi, với Tả Thiếu Dương thì chẳng khác gì củ khoai nóng, ăn không được, ném không dám.

Người kia thấy Tả Thiếu Dương vẫn do dự thì hạ thấp giọng xuống, nói thật nhỏ:" Lời tiếp theo đây là của tiểu nhân, công tử khả năng không hiểu con người Đỗ lão thái gia, lão nhân gia không thích người không nghe lời đâu. Tiểu nhân muốn tốt cho công tử thôi, mong công tử thận trọng cân nhắc."

Xe ngựa không biết dừng lại từ bao giờ, Tả Thiếu Dương cho phong thư vào lòng rời xe.
Bạn cần đăng nhập để bình luận