Bảo Tàng Sơn Hải

Chương 136: Đường Đến Đất Thục Khó Khăn

“Không sao rồi.” Côn Bố hô một tiếng, chúng tôi mới cẩn thận ló mặt ra, thấy đàn muỗi đã biến mất, lúc này mọi người mới thở phào nhẹ nhõm.
Cô Thu leo ​​lên bờ, vắt nước trên quần áo mình, trên mặt tràn ngập sát khí: “Tôi nhất định phải nổ chết bọn chúng.”
Nói rồi cô ấy định lấy đồ từ trong balo ra, lão Yên vội ngăn cô ấy lại: “Thôi, cô mà cho nổ tung nơi này thì chuyến đi của chúng ta sẽ thành công cốc đấy.”
Cô Thu hừ lạnh một tiếng, cũng không bốc đồng nữa.
Thấy trời cũng đã muộn, vừa hay nơi này lại gần nguồn nước, thế là chúng tôi quyết định dựng lều trại sát dòng nước, sau đó thay quần áo ướt, đốt lửa lên và sưởi ấm, … lúc này mọi người mới thấy dễ chịu hơn một chút.
Nhưng những vết muỗi đốt vẫn rất ngứa, Côn Bố lại dặn chúng tôi không được gãi, chỉ có thể cố gắng chịu đựng, vì thế chúng tôi đành phải dùng cách nói chuyện phiếm để dời sự chú ý của mình.
“Nếu ở đây có một tượng hình người bằng đồng, chứng tỏ rằng mộ của Tàm Tùng cách nơi này không xa.” Lão Yên ngậm điếu thuốc: “Điều kỳ lạ chính là, nơi này cũng không nằm sâu trong khu rừng núi, vì sao bao lâu nay các nhà khảo cổ vẫn không tìm thấy?”
Tôi cũng cảm thấy kỳ quái, những năm gần đây, không hiếm những đồ vật về nước Thục cổ xuất hiện, ví dụ như di chỉ Tam Tinh Đôi, hay di tích Đại Đô Thành của nước Thục cổ cũng dần dần được khai quật, nhưng lăng mộ của Tàm Tùng dường như lại chẳng bao giờ xuất hiện, mãi chẳng thấy tung tích gì.
Cô Thu uống một ngụm rượu, than thở một tiếng: “Ai có thể nói chắc chắn chứ? Ngôi mộ ấy rõ ràng ở ngay dưới chân cậu, nhưng mất cả trăm ngàn năm rồi vẫn chẳng phát hiện ra.”
“Cô nói cũng không sai.” Lão Yên cười cười, đem lương khô nướng lên đống lửa, sau đó chia ra cho mỗi người một ít: “Chúng ta cứ nghỉ lại đây một đêm, sáng sớm ngày mai chúng ta cứ đi quanh đây quan sát thử xem.”
“Có lẽ không ở quanh đây đâu.” Nha Tử gặm một miếng lương khô, vừa nhai vừa nói: “Trước khi tôi ra ngoài, thầy đã bảo tôi đọc thuộc một bài thơ để tìm được mộ của Tàm Tùng.”
Tôi vội hỏi cậu ta đó là bài thơ gì?
Đối với vấn đề này, tôi có chút mù mịt, tôi không đọc nhiều sách nên khi nhắc đến mấy vấn đề thơ ca này, tôi chẳng biết gì.
“Thi nhân nổi tiếng nhất thời đường - Lý Bạch đã có bài thơ là “Đường Tới Đất Thục Khó Khăn”.” Nha Tử cuối cùng cũng nuốt xong miếng lương khô: “Tàm Tùng cập Ngư Phù, khai quốc hà mang nhiên” hai câu thơ này đều có nghĩa là Tàm Tùng và Ngư Phù đều là quốc chủ của nước Thục cổ, thầy tôi cảm thấy bài thơ này nhất định có liên quan đến nước Thục cổ, thậm chí còn có liên quan đến mộ của Tàm Tùng.”
- Giải thích câu thơ “Tàm Tùng cập Ngư Phù, khai quốc hà mang nhiên”. Tạm dịch là “Tàm Tùng và Ngư Phù, mở quốc khó biết bao.”
Bài thơ này được Lý Bạch viết nhằm miêu tả quãng đường khó khăn, gập ghềnh khi tới đất Thục - vùng đất thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc ngày nay. Hết giải thích.
Cậu ta vừa dứt lời đã bị lão Yên vỗ vào gáy một cái: “Sao tên nhóc nhà cậu lại không nói sớm?”
“Hì hì, không phải tại tôi không thể nhớ ra được sao.” Nha Tử có chút ngượng ngùng, nép sang một bên ăn lương khô, không dám động vào lão Yên rước lấy xui xẻo. Dù sao chúng tôi đã vào núi rồi, nếu xảy ra chuyện gì, có muốn đi vòng để quay lại cũng không được.
Chỉ một lát sau, lão Yên đã viết lại bài thơ “Đường Tới Đất Thục Khó Khăn” ra giấy, từ từ nghiên cứu.
“Nếu phải nói thì bài thơ này quả thực là viết về nước Thục cổ.” Lão Yên chép miệng mấy lần: “Chỉ là dựa vào những lời trong bài thơ, chỉ sợ chúng ta rất khó hoàn thành công việc rồi.”
“Ý ông là gì?” Tôi nghiêng người tới, nhưng lại không nhận ra hết những chữ ở trên giấy, chỉ có thể lờ mờ đoán ra được ý nghĩa của nó.
Lão Yên chỉ vào một câu thơ rồi đọc to: “Tây đương Thái Bạch hữu điểu đạo, khả dĩ hoành tuyệt Nga Mi điên”, từ câu thơ này có thể thấy, chúng ta chỉ có thể đi vòng qua núi Thái Bạch, tìm một con đường được gọi là đường chim…”
“Tây đương Thái Bạch hữu điểu đạo, khả dĩ hoành tuyệt Nga Mi điên.”
Tạm dịch là “Phía tây núi Thái Bạch có đường chim bay, vắt ngang đến tận đỉnh Nga Mi.”
“Nói như vậy, sao chúng ta không đi thẳng đến núi Nga Mi luôn?” Tôi hỏi một câu: “Dù sao đường chim kia cũng thông tới Nga Mi, nói không chừng địa điểm chúng ta cần tới nằm ngay tại Nga Mi đấy.”
Lão Yên lắc lắc đầu, nói nếu đơn giản như vậy, đã chẳng đến nỗi tới tận bây giờ người ta vẫn chưa phát hiện ra nó, suy cho cùng, từ xưa tới nay, núi Nga Mi vẫn luôn xuất hiện trước mắt mọi người đấy thôi.
Tôi ngẫm lại cũng thấy đúng, bèn hỏi ông ấy định làm thế nào?
“Chúng ta cứ đến núi Thái Bạch trước đi, chờ tới đó rồi hãy tính sau.” Sắc mặt lão Yên trở nên mờ mịt sau ánh lửa, một lúc lâu sau, tôi nghe thấy tiếng thở dài khe khẽ của ông ấy: “Nếu bài thơ này thực sự có liên quan đến mộ của Tàm Tùng, đoạn đường tiếp theo đây tất sẽ vô cùng nguy hiểm.”
Ông ấy chỉ vào vài câu thơ tiếp theo mà mặt ủ mày chau.
Ở một bên khác, cô Thu không thể chịu đựng được nữa: “Lão Yên, sau một chuyến tới Tân Cương, sao tự dưng ông lại trở nên sợ hãi e dè như thế? Chúng ta còn chưa tới ngọn núi đó, cho dù có cho nổ tung núi, chúng ta vẫn có thể thoát ra ngoài cơ mà.”
Tôi liếc mắt nhìn sang lão Yên, rồi nhận ra rằng những chuyện xảy ra ở nước Trường Dạ không chỉ ảnh hưởng đến một mình tôi. Xem ra vẻ bề ngoài trông thờ ơ kia cũng chỉ là kết quả của nhiều lần trải nghiệm mà thôi.
Lão Yên cười lớn vài tiếng: “Nói không sai, được rồi, mọi người mau đi nghỉ đi, chặng đường ngày mai không ngắn đâu.”
Nói xong, ông ấy sắp xếp cho cô Thu và tôi gác đêm, những người khác thì bị đuổi vào trong lều.
Bạn cần đăng nhập để bình luận