Ta Thật Không Muốn Làm Chúa Cứu Thế

Chương 655: Những Đứa Trẻ Nghịch Ngợm

Lúc này, mạng giám sát thông tin lượng tử của nhân loại vừa mới được xây dựng lại, vẫn đang được gỡ lỗi, chỉ có thể quét trong phạm vi 1/3 năm ánh sáng.
Khi bắt được hành tung của hạm đội chiến hạm lăng trụ này, thì khoảng cách của nó và rìa Thái Dương Hệ chỉ còn chưa đầy 1/4 năm ánh sáng.
Đối phương cũng không đột ngột xuất hiện theo kiểu nhảy xuyên không gian như chiến hạm hình cầu, mà hình thái của nó đã xuất hiện từ sớm trong vũ trụ, sau đó thực hiện một bước nhảy vọt về phía trước dọc theo mạng lưới động lực khúc dẫn lực hấp dẫn.
Có thể đặt tên cho bước nhảy vọt này là một chiết diệu, khoảng cách tiến về trước của mỗi bước nhảy là khoảng 0,005 năm ánh sáng, trung bình mỗi giây sẽ thực hiện một bước nhảy.
Vì vậy, để hạm đội chiến hạm lăng trụ đến được rìa của mái vòm Thái Dương, chỉ cần khoảng 50 giây.
Trong 50 giây này, Trần Phong nhanh chóng thích ứng với việc khống chế và tính năng của cự tượng Tinh Phong, lại vừa suy nghĩ về nó rất nhiều trong đầu.
Hắn cố gắng moi móc sạch tư duy, giữ vững sự tỉnh táo tuyệt đối, nhưng hắn không thể làm được.
Dù gì hắn cũng chỉ là một con người, không phải một cỗ máy.
Tâm tư muốn hủy diệt nền văn minh của Trái Đất của nền văn minh mắt kép kiên định đến mức nào, hắn không cần phải nhấn mạnh với chính mình nữa.
Lòng căm thù của hắn lúc đầu bắt nguồn từ sự hoang mang bối rối, sau đó bén rễ và nảy mầm từ sự hiểu biết về các quy luật của vũ trụ, và bây giờ, hắn đã có thể bình tĩnh được phần nào.
Trần Phong vô thức nhớ lại cuộc thảo luận giữa hắn và Chung Lôi về việc kiến độc giết chết con voi.
Hiện tại, hắn lại có một vài cách nhìn mới.
Giả sử rằng mọi thứ bên ngoài vũ trụ không tồn tại, vũ trụ chỉ là mặt trời và Trái Đất.
Khi đó môi trường sinh thái của Trái Đất sẽ đại diện cho toàn bộ vũ trụ.
Trên Trái Đất, sinh vật nhỏ nhất mà nhân loại có thể đồng cảm là gì?
Phải là động vật có thể nhìn thấy bằng mắt thường và cơ bản có thể phân biệt được các đặc điểm sinh lý của nó.
Là kiến và dế trũi, gọi chung là sâu kiến (côn trùng).
Trong số tất cả các loài động vật siêu nhỏ, nhân loại có thời gian ngâm cứu về loài sâu kiến lâu nhất, cũng phát tán nhiều tư duy khác nhau về loài sâu kiến nhất.
Việc dùng bọn chúng để ám chỉ trong những câu ca dao tục ngữ và thành ngữ cổ, được truyền bá rộng rãi và có lịch sử lâu đời, chính là bằng chứng chứng minh.'
'Đến cả sâu kiến còn tham sống sợ chết.'
'Con đê ngàn dặm bại bởi tổ kiến.'
'Nguyện giao bình sinh sâu kiến lực, mở ra đông học sinh tâm.'
(
愿付平生





蚁力

,



开莘莘学子心

)
'Nói không lường được này, không chỗ nghỉ ngơi; ngày không thể lập kế hoạch này, người vì sâu kiến.'
(
道不可


测兮

,
无所休息

;
天不可运


筹兮

,



为蝼蚁

)
'Kiến lay cột sắt.'
'Kiến nhiều cắn chết voi.'
'Sâu kiến nào lo mệnh nhẹ.
'Sâu kiến già đi không kịp đợi, nước mắt như tuyết bay không dính váy.
(



蚁衰龄不足赎

,
泪如


飞雪空沾裳

)
Vân vân và mây mây...
Ngay cả trong thế kỷ 21, khi văn học mạng không ngừng phát triển, nhân loại thậm chí có thể nhìn thấy côn trùng gấu nước và H39 bằng kính hiển vi, các tác giả mạng vẫn luôn yêu thích kiểu câu "chỉ là một con kiến nho nhỏ, sao dám...".
Cuộc thảo luận giữa Trần Phong và Chung Lôi cũng xoay quanh những con kiến.
Kiến không chỉ là nhân vật để nhân loại dùng làm hình ảnh để tự giễu mình, mà còn đại diện cho một khao khát vô hạn nào đó.
Trong những câu nói cổ xưa này, có cả sự cảnh giác, sự ngưỡng mộ và cả sự khinh thường.
Tại sao những người theo chủ nghĩa văn minh và người theo chủ nghĩa đạo đức luôn xoay quanh sâu kiến?
Tất nhiên, không phải vì rảnh rỗi không có chuyện gì làm, mà bởi vì mặc dù sâu kiến nhỏ bé yếu ớt, nhưng chúng thực sự có thể gây ra những quấy nhiễu không lớn cũng chẳng nhỏ cho nhân loại.
Sau khi chết, bất kể là nhân loại - những kẻ dường như không ai bì nổi kia - hay là những sinh vật to lớn khác, thì đều dường như sẽ trở thành một loại thức ăn cho sâu kiến hay những loài vi sinh vật không thể nhìn thấy bằng mắt thường nọ.
Vì mắt người không thể nhìn thấy sự bộ dạng của vi sinh vật khi chúng gặm nhấm xác chết, nên họ mới không cảm thấy ghê tởm, nhưng nếu có thể nhìn thấy những đàn sâu kiến ruồi bọ phủ đầy xác chết, thì sẽ vừa kinh tởm vừa sợ hãi, còn tràn đầy phẫn nộ tức giận.
Nhưng, sâu kiến không nên có tư cách sinh tồn trên Trái Đất à?
Tất nhiên là phải có.
Nó vẫn là một phần của vòng tuần hoàn sinh thái của "vũ trụ" Trái Đất.
Hơn nữa, dù cho con kiến nhỏ bé yếu ớt, bất cứ ai cũng có thể dễ dàng bóp chết, nhưng đã 10 triệu năm trôi qua, dù phạm vi ảnh hưởng của nhân loại có rộng đến đâu, thì số lượng quần thể kiến vẫn không hề giảm bớt, chúng vẫn có mặt ở khắp mọi nơi, và sống rất tốt.
Rõ ràng là nhân loại, voi, hổ, thú ăn kiến, và thậm chí là một con cún, đều có thể khiến quần thể kiến bị xóa sổ, chưa kể đến những 'tận thế' chân chính đối với chúng như mưa lớn hay cháy rừng. Môi trường Trái Đất đối với đàn kiến chẳng khác nào 'nguy hiểm bủa vây tứ phía', thế nhưng sự thật lại là, hầu hết loài kiến có thể sống cuộc sống của chúng một cách bình yên cho đến kết thúc quãng đời.
Một số quần thể kiến có thể tiếp tục hàng chục, hàng trăm thậm chí hàng nghìn thế hệ trong an lành và hòa thuận.
Quần thể kiến sớm nhất trên Trái Đất thậm chí có thể bắt nguồn từ 100 triệu năm trước.
Trong hàng trăm triệu năm này, từ loài này đến hết loài khác, nhìn thì có vẻ cường đại hay to lớn. nhưng đều đã bị diệt vong, còn loài kiến nhỏ bé này, thế nhưng lại kiên cường đứng trên Trái Đất với một số lượng khổng lồ.
Như vậy, rốt cuộc thì ai mới là kẻ yếu đây?
Tại sao những con kiến nhỏ bé kia lại ngoan cường đến vậy?
Chẳng lẽ chỉ bởi vì cơ số khổng lồ?
Rõ ràng là không phải, lợi thế của kiến nằm ở khả năng sinh sản siêu cao và tuổi thọ “ngắn”.
Đúng vậy, tuổi thọ ngắn cũng là một ưu thế.
Kiến thường được chia thành ba loại, bao gồm kiến chúa, kiến lính và kiến thợ.
Trong đó, số lượng kiến thợ là lớn nhất và cũng là loại thường thấy nhất.
Do thuộc chủng loại khác nhau nên tuổi thọ của kiến thợ dao động từ vài ngày đến vài năm.
Tuổi thọ của hầu hết các loài kiến thợ là khoảng mười tuần, tức là hơn hai tháng.
Tuổi thọ 'tự cho là' cao của loài kiến chỉ bằng một cái búng tay đối với nhân loại và các loài động vật lớn.
Tuổi thọ của kiến quá ngắn, nó còn chưa kịp đợi để trở thành một tên quỷ chết oan trong đại nạn, thì đã phải chết già.
Vì vậy, hầu hết các con kiến đều thực sự hạnh phúc và bình yên khi hoàn thành cuộc sống của mình, và đương nhiên, chúng thực sự chẳng sợ chết.
Tuy nhiên, Trái Đất không thể đại diện cho vũ trụ, tỷ lệ của Trái Đất với vũ trụ chênh lệch lớn hơn rất nhiều so với tỷ lệ của tổ kiến và Trái Đất.
Địa vị của nhân loại trong vũ trụ thậm chí còn không bằng một phần tỷ của loài kiến trên Trái Đất.
Bởi vì có số lượng quần thể khổng lồ, nên khi không bị các sinh vật to lớn 'nhòm ngó', các cá thể kiến và quần thể của chúng luôn ở trạng thái an toàn tuyệt đối về mặt xác suất học.
Kiến chỉ vô tình bị sinh vật to lớn giẫm lên với xác suất rất nhỏ, hoặc chăng, chỉ là có vài 'nghé' con thích nghịch nước với lửa mà chết thôi.
Coi Trái Đất như một tổ kiến biệt lập, điều này cũng đúng với nền văn minh nhân loại, sống trong một ngôi nhà có xác suất an toàn rất cao, thậm chí cao đến mức có thể bỏ qua yếu tố rủi ro.
Nhưng là...
Khi một con kiến ngửi thấy mùi mật ong thơm lừng, trèo lên bàn ăn trong sảnh, rồi xuất hiện trên món tráng miệng của đứa trẻ nghịch ngợm, thì ánh mắt của đứa trẻ nghịch ngợm sẽ chuyển từ iPad của mình sang một con kiến thợ đang loay hoay xếp hàng cần cù vận chuyển, hệ số an toàn của kiến sẽ đột ngột giảm xuống, hệ số nguy hiểm sẽ tiến thẳng đến ngưỡng giới hạn.
Hoặc, đặt tình huống theo một góc độ ngẫu nhiên và tình cờ, con kiến chỉ đi ngang qua sân theo đàn của chúng, và bị một đứa trẻ tò mò tình cờ nhìn thấy nó.
Trong tích tắc kia, dưới ánh mắt chăm chú theo dõi của đứa trẻ, ngôi nhà an toàn của kiến đã vỡ vụn, thay vào đó là sự nguy hiểm tuyệt đối, không còn chỗ cho bất kỳ sự phản kháng nào.
Đứa trẻ nhân loại nghịch ngợm chỉ đơn giản cầm lấy một vòi nước và xả nước vào tổ kiến, chỉ để mua vui.
Khi một nền văn minh cao hơn tiêu diệt nền văn minh thấp hơn, không cần lý do, chỉ để mua vui mà thôi.
Nếu như phải tìm một lý do nào đó, thì cũng có thể nói là đứa trẻ kia cảm thấy tiếc cho món tráng miệng của mình...
Hoặc là khi đàn kiến đang ăn mất xác con bướm mà đứa trẻ cho là rất đẹp, lại nếu như đứa trẻ này tình cờ gặp một cơn ác mộng đêm qua, mơ thấy rằng sau khi chết thì mình bị một đàn kiến điên cuồng ăn thịt.
Hơn nữa, những con kiến này còn được nhân cách hóa trong cơn ác mộng của đứa trẻ, vừa gặm thịt, vừa phát ra những tràng cười man rợ.
Không khó để đoán ra hướng đi tiếp theo của câu chuyện.
Tóm lại, một sinh mệnh cấp thấp khi đối diện với sự 'để ý' của sinh mệnh cao hơn, chẳng khác nào đang đối diện với sự nguy hiểm.
Hiện nay nhân loại đang phải đối mặt với “những đứa trẻ nghịch ngợm”.
Bạn cần đăng nhập để bình luận