Ta Thật Không Muốn Làm Chúa Cứu Thế

Chương 122: Nổi Tiếng Rồi!

Trần Phong ở Trung Hải lâu thêm ít ngày, chủ yếu là để giúp Chung Lôi chế tác ca khúc.
Hắn không tham gia vào việc thu âm "Khô Khan", mà dành phần lớn tinh lực bỏ vào việc chế tác nhạc đêm "Dục Hỏa".
Sao chép thì sao chép, nhưng xuất phát từ tinh thần trách nhiệm, hắn vẫn phải đảm bảo phiên bản bài hát này trùng khớp với phiên bản trong tương lai, không thể xảy ra bất trắc gì.
Vốn dĩ trong tuyến thời gian ban đầu, từ lúc Chung Lôi sáng tác ra "Dục Hỏa" cho đến lúc soạn nhạc hoàn chỉnh vẫn tốn rất nhiều thời gian, nhưng trong khoảng thời gian đó, không có màn anh hùng cứu mỹ nhân như thế này.
Trong khoảng thời gian này, thứ ảnh hưởng lớn nhất, sâu đậm nhất hẳn là chuyện Mạnh Uyển Nguyệt gặp tai nạn xe cộ mà bỏ mình.
Cô nàng cho rằng việc Mạnh Uyển Nguyệt đột nhiên choáng váng khi đang lái xe là lỗi và trách nhiệm của cô nàng.
Lúc đó, cô nàng bị ngập chìm trong cảm xúc tự trách, đồng thời, cảm xúc lại dâng trào mỗi khi nhớ đến việc Mạnh Uyển Nguyệt vì theo đuổi giấc mơ mà hy sinh. Cuối cùng, phần cảm xúc này bùng nổ, và hoàn thành phần soạn nhạc của "Dục Hỏa".
Trần Phong không thể xác định được rằng sau khi mất đi trải nghiệm nhân sinh này, linh cảm và tài năng sáng tác của Chung Lôi có thể thỏa mãn cảnh giới của "Dục Hỏa" hay không.
Nhỡ may cô nàng lại tự cho rằng có một giai điệu nào đó không thỏa đáng, đem đi sửa lại, rồi chữa lợn lành thì lợn què, thì quả thật Trần Phong chính là trộm gà không được lại còn mất nắm thóc.
Hắn không muốn phá hỏng khúc Quân Ca cực kỳ trọng yếu này, cho nên, tốt nhất là tự mình trau chuốt, sau đó giải thích rõ ràng cặn kẽ từng thang âm, từng động cơ sáng tác của từng giai điệu cho Chung Lôi, phân tích điều huyền bí của "Dục Hỏa" tựa như đầu bếp róc thịt trâu vậy.
Đương nhiên là hắn không có cái trình độ kia, nhưng trong lịch sử thì có rất nhiều nhà bình luận âm nhạc đã từng đưa ra rất nhiều quan điểm về bài hát này.
Chỉ mỗi việc phân tích vận luật, thang âm, và ca từ của "Dục Hỏa", mà các trường Đại Học danh giá trong nước đã lập ra một nhánh ngành học, mang tên "Dục Học".
Lúc Trần Phong rảnh rỗi, từng xem không ít bài đánh giá phân tích của các nhà Dục Học.
Trần Phong: "Nơi này có một đoạn hợp âm được lặp lại. Mặc dù nhìn qua chỉ như lặp lại, nhưng so với đoạn trước đó, thì tiết tấu nhanh hơn 17%, tiêu chuẩn của mỗi một thang âm cơ bản đều như thế, nhưng thời gian mỗi lúc sẽ ngắn hơn. Mục đích là tạo thành một loại cảm giác thôi thúc mãnh liệt, nâng sự cộng hưởng bên trong của người nghe hơn."
Chung Lôi hỏi: "Tại sao lại là 17% mà không phải 15% hoặc là 20%?"
Trần Phong: "Hãy cảm nhận, cảm nhận một cách tỉ mỉ. Chúng ta nghe qua một chút về các phiên bản 15, 17 và 20, cô cảm thấy bản nào đậm chất hơn?"
"17%!"
"Vậy thì đúng rồi."
...
Trần Phong: "Đoạn 4411 này là hướng đi hợp âm Bruce cổ điển, chúng ta đem nó hòa vào, sẽ tăng độ nét cho phần thanh âm nền."
Chung Lôi: "Bruce cũng có thể làm thanh âm nền sao?"
"Đúng vậy, có thể. Bên trong não người có một vùng gọi là khu vực hMT+, chịu trách nhiệm theo dõi việc nhìn các vật thể chuyển động, các phản ứng thần kinh phản ánh chuyện động và tần số của các tín hiệu thính giác là cùng tần số. Khu vực hMT+ của người mù so với người bình thường càng phát triển hơn, phản ứng âm thanh đối với các vật thể chuyển động cũng mạnh hơn."
"Điều này thì liên quan gì đến đoạn hợp âm ấy?"
"Dữ liệu nghiên cứu cho thấy, có một loại dung môi sinh học trong khu vực hMT+ sẽ chịu ảnh hưởng bởi một tần số sóng âm va chạm đặc biệt mà rung động kịch liệt, hoạt động của nó sẽ tăng cường đáng kể. Một khi chúng ta lồng 4411 vào phần âm thanh nền, nó sẽ dung hợp phần nhạc đệm và giọng hát của cô, tạo nên cộng hưởng, vừa vặn đạt đến tần số này."
Chung Lôi kinh hãi: "Có cái nghiên cứu âm thanh học này sao? Sao tôi lại không biết nhỉ? Mà sao anh lại biết là sau khi tôi hát nó, thì nó có thể vừa vặn thỏa mãn điều kiện mà anh nói?"
Trần Phong E hèmmmm.......
"Tôi nói là như vậy thì nhất định sẽ như vậy, cô đừng có phản bác làm gì."
Đây là thành quả nghiên cứu của những khoa học gia viện Huyền Vũ, ở 900 năm sau viết lời bình phẩm ca khúc của cô.
Trần Phong biết cái quỷ ấy!
Lần sau chỉ cần nói một cách mơ hồ đại khái, không nên nói lý luận rõ ràng quá làm gì.
Trần Phong thầm cảnh tỉnh.
Bốn ngày sau đó.
Sau khi hắn tự mình tham dự vào, cuối cùng cũng giải thích thông suốt về toàn bộ khúc phổ cho Chung Lôi hiểu.
Chung Lôi lại phải nhìn hắn bằng cặp mắt khác xưa.
Trước đây cô nàng vẫn cho rằng, Trần Phong, một người không hề xuất phát từ nhạc sĩ chính quy, chỉ dựa vào may mắn trong sáng tác mà thôi, đơn giản chính là nghiền ép thiên phú.
Lần này, sau khi nghe xong những phân tích của hắn, Chung Lôi mới biết, ẩn giấu trong đầu Trần Phong là một sự hiểu biết nghệ thuật mà cô khó lòng lý giải.
Hắn thậm chí còn kết hợp giữa khoa học và nghệ thuật với nhau!
Đây phải là trình độ cỡ nào chứ!
Sau khi cô nàng dùng phần mềm soạn nhạc điện tử hát thử một lần, xác định từng lời nói của Trần Phong đều đúng cả, cô nàng vẫn không thể tin được, nhưng đây lại chính là sự thật.
Trên đời lại có người có thể cân nhắc ảnh hưởng giữa âm nhạc và phản ứng thần kinh của cơ thể sâu sắc như vậy!
"Tại sao anh không đi làm nghiên cứu, viết luận văn đi?"
Trần Phong lắc đầu: "Thật ra rất nhiều thứ mà tôi nói, đều là phỏng đoán cả, không có cách nào chứng minh. Giống như năm đó khi Planck nói về lý luận vật lý lượng tử vậy, cho tới bây giờ vẫn chưa thể hoàn toàn nghiệm chứng được."
Chung Lôi tỏ vẻ bối rối, nghe không hiểu.
Tối hôm đó, hai người trở về Hán Châu.
Chín giờ sáng hôm sau, Q-Tone phát hành liên tiếp 2 ca khúc.
Đều là do Trần Phong sáng tác, "Đêm đã khuya" và "Khô Khan", một do ca sĩ Rock & Roll lừng danh Hà Gia Kỳ thể hiện, một do ngôi sao mới nổi Chung Lôi trình bày.
Khi Trần Phong thức dậy, nhìn thấy cảnh này, không biết phải nói gì.
Làm gì vậy, cái này không phải là tự mình đánh mình à?
Khi hắn liên hệ với Tổng giám âm nhạc Mã Thiên Hoa của Q-Tone mới biết, đây là quyết định của Q-Tone nhằm tăng sức cạnh tranh.
2 bài hát này nhìn có vẻ là đang cạnh tranh lẫn nhau, nhưng tác giả đều là Trần Phong, nên có thể tạo thành một liên kết.
Q-Tone dứt khoát đem Chung Lôi, Hà Gia Kỳ và Trần Phong buộc chặt vào nhau, cùng một IP.
Vậy thì kết quả của việc cạnh tranh nội bộ chính là thu hút những người trước đó đã nghe bài hát "Vô Vị" của Chung Lôi, thu hút fan của ca sĩ Rock & Roll lão làng Hà Gia Kỳ, cũng sẽ thu hút những người nửa trong nghề hiếu kỳ về Trần Phong.
Cuối cùng, kế hoạch tuyên truyền này đã đạt được thành quả trái mùa, tạo nên một cảm giác bùng nổ khi hội tụ toàn superstar.
Đêm hôm ấy, số liệu thống kê được đưa ra.
"Khô Khan" với tổng số 30 vạn lượt download trả phí, lập nên chiến tích huy hoàng, trình độ bạo hỏa còn cao gấp đôi so với "Vô Vị" lúc trước.
Bài hát này, tỷ lệ phân chia hoa hồng của Trần Phong vẫn là 3-7, tương đương với việc sau ngày ra mắt đầu tiên hắn đã thu về hơn bốn vạn.
Số lượng download trả phí của "Đêm Đã Khuya" cao đến 26 vạn lượt.
Ghi chép lịch sử đã thay đổi.
Trước đó, ghi chép cao nhất của giới âm nhạc Hoa ngữ là của một đĩa đơn của một siêu sao sau 5 năm ẩn mình. số lượt download trả phí là 17 vạn lượt.
Cơn sốt thị trường đã thúc đẩy mạnh mẽ tính cạnh tranh nội bộ của các tác phẩm của Trần Phong.
Đây là một cuộc cạnh tranh lành tính, cùng nhau phủ lớp bánh gato, đạt được thắng lợi cuối cùng.
Đương nhiên, người đại thắng chân chính chính là Trần Phong.
Chỉ sau một ngày, cái tên nhạc sĩ Trần Phong này đã vượt qua lĩnh vực chuyên ngành nhỏ bé, tiến vào tầm nhìn đại chúng.
Thần tích chỉ trong 1 đêm sáng tác liền một lúc 6 ca khúc xuất hiện trên các phương tiện truyền thông, vô cùng ngoạn mục, kích thích "khẩu vị" của mọi người, tạo đòn bẩy cho Trần Lê và u Tuấn Lãng, những người còn đang trong giai đoạn chế tác album. Quả là vụ làm ăn rất lời.
Bạn cần đăng nhập để bình luận