Ta Thật Không Muốn Làm Chúa Cứu Thế

Chương 641: Thủ Đồ Đồng Quy

Theo một nghĩa nào đó, cuộc chiến giữa các nền văn minh giống như một cuộc đối đầu giữa hai người có quan niệm biện luận khác nhau trên đài giao chiến. Có sự va chạm giữa tư duy, giữa những ý tưởng, nhưng họ nhanh chóng phân tích và giải mã ý tưởng của nhau, sau đó, hoặc tiếp thu, hoặc bác bỏ luận điểm, ý tưởng của nhau.
Điều này cũng đúng với các cuộc chiến nội bộ trong nền văn minh nhân loại.
Chỉ cần chiến tranh không thể tiêu diệt tộc tôi, không thể xóa tôi ra khỏi lịch sử, thì tất yếu sẽ chỉ khiến tộc tôi càng lúc càng cường đại hơn.
Vì chúng tôi am hiểu nhất là học tập, giỏi nhất chính là hấp thu.
Của tôi thì vẫn là của tôi, của bạn thì sớm muộn gì tất cả cũng sẽ là của tôi.
Đương nhiên, bây giờ Trần Phong không thể hiểu hết những nội dung kể trên, chỉ cần cưỡng ép dùng trí nhớ hình ảnh để ghi nhớ những hình chiếu dày đặc chữ là được, sau đó khi rảnh rỗi sẽ nhìn lại, phân tích từ từ.
Bằng không, bây giờ hắn chỉ có thể tê hết da đầu bởi khí phách chấn động của "Kế hoạch 500 năm văn minh nhân loại".
Bây giờ, hắn không có thời gian để nghĩ về những thứ này.
Hắn càng lúc càng gần chiến hạm hình cầu, nhưng hắn vẫn không ngừng cường hóa cảm giác khống chế để thích ứng với cự tượng Tinh Phong.
Cảm giác khi vận hành cự tượng Tinh Phong khác với chiến hoàn Ngân Hà. Mệnh lệnh của Trần Phong trước tiên phải đi vào trung tâm trí não của chiến giáp Ngân Hà, sau đó mới được truyền đến cự tượng Tinh Phong thông qua trung tâm trí não.
Có khâu trung gian, thì ắt có trì hoãn.
Sự trì hoãn này dù có nhỏ đến đâu thì nó vẫn tồn tại một cách khách quan.
Thao tác vận hành bị ngăn trở bởi một tầng cách ly, cảm giác giống như nhìn thế giới qua một tấm thủy tinh mờ.
Thiết kế hình thể và tính năng của chiến hoàn Ngân Hà thực ra không phải ngẫu nhiên. Bản thân cấp độ của nó bị mắc kẹt ở cực hạn sức chịu đựng của chiến sĩ. Nó có thể được kết nối trực tiếp với não người, để các chiến sĩ có thể sử dụng trang bị vũ khí như cánh tay, trang giáp như cơ thể của họ được phóng to, mở rộng.
Nhưng hình thể máy móc càng lớn thì năng lượng huy động trong quá trình vận hành sẽ càng lớn, cường độ tín hiệu càng cao.
Khả năng chịu đựng của Trần Phong mạnh hơn nhiều so với các chiến sĩ thông thường, vì vậy, tính năng của chiến giáp của hắn cũng cường đại hơn, nhưng so với cự tượng Tinh Phong khổng lồ, chỉ như con kiến với con voi ma mút.
Trọng lượng của cự tượng Tinh Phong gấp một triệu lần chiến giáp Ngân Hà thông thường, chuyển động năng lượng của nó cũng mạnh hơn một triệu lần.
Nếu tín hiệu điều khiển được chuyển đổi thành tín hiệu sóng não và truyền trực tiếp đến não người, căn bản là con người không thể chịu đựng nổi, cần có một trạm chuyển tiếp tín hiệu để giảm tín hiệu phản hồi, đồng thời, khuếch đại tín hiệu do não người gửi đến.
Trần Phong phải thích nghi với cảm giác khống chế mới, phải kết hợp hoàn hảo giữa sự trì hoãn này và dự phán của mình, kéo trình độ trở lại cảnh giới "thuận buồm xuôi gió".
Điều này tất nhiên là rất khó, nhưng hắn nhất định phải làm được, bởi vì chỉ cần một sai lầm nhỏ của hắn thì cũng sẽ khiến những thành quả trước đó trở thành công cốc, sẽ chẳng có ai có thể giúp hắn thu dọn tàn cuộc.
Tiến gần.
Ầm!
Cự tượng Tinh Phong vẽ ra một đường cong uốn lượn trên bầu trời.
Dọc đường đi, vô số đợt oanh kích năng lượng hoặc đạn thật được bắn ra từ nhiều cổng phóng vũ khí trên cự tượng, quét sạch các chiến cơ chuồn chuồn và bọ 8 chân suốt dọc đường.
Loại hiệu ứng càn quét này cũng không tốt mấy, cũng chỉ ngang bằng với tiêu chuẩn trùng kích của hàng ngũ chiến hạm bông tuyết trước đó, không thể thực hiện như kiểu một người một súng, mà chỉ có thể thắng bằng cách dùng số lượng đả kích bao trùm.
Không phải trình độ của Trần Phong bị sụt giảm, mà là có quá nhiều vũ khí cỡ nhỏ cùng loại trên người cự tượng Tinh Phong, hắn không thể dùng năng lực của một người mà khống chế được tất cả.
Hắn giao toàn bộ quyền khống chế những vũ khí cỡ nhỏ này cho sức mạnh tính toán của Phồn Tinh, tục xưng là treo máy.
Mục đích của hắn không phải là quét sạch cái lũ bọ rác rưởi này, mà là để tránh bị quấy rối trong quá trình xung phong mà thôi.
Phần lớn sự chú ý của hắn vẫn đổ dồn vào lá chắn kim loại khổng lồ cao 20 km ở bên tay trái của cự tượng, cùng với cây gậy chiến đấu rắn chắc dài 42 km có đường kính 1 km ở tay phải.
Một phần nhỏ sự chú ý của hắn tập trung vào 48 thanh trường tiên khổng lồ ở phía sau hắn, mỗi roi có đường kính 0,8 km.
Ngoài trang giáp neutron, các khía cạnh khác trong cấu trúc của cự tượng Tinh Phong đều được sao chép một cách vô cùng hoàn mỹ.
Khi Trần Phong lao tới 3000 km gần chiến hạm bóng, chiến hạm hình cầu đã chú ý đến hắn.
Một chùm sáng trắng lập tức càn quét qua.
Trần Phong điều khiển cỗ máy khổng lồ này biến hướng với tốc độ bằng 1/6 tốc độ ánh sáng, thành công tránh được nó.
Cũng không phải do hắn đã quan sát được chùm ánh sáng trắng trước khi điều động, mà là dựa trên sự quan sát chiến trường trong thời gian dài, phán định được hành động mà chiến hạm hình cầu sẽ thực hiện trước thời hạn, bắt đầu di chuyển sớm nhất trong 5s trước đó.
Tiếp tục thúc đẩy về phía trước, hắn lập tức rút ngắn khoảng cách xuống còn 500 km.
Nếu các đơn vị tác chiến cỡ nhỏ khác của nhân loại trông như hạt bụi trước chiến hạm hình cầu có đường kính hơn 3.000 km, thì cuối cùng, hắn cũng đủ tư cách làm một con chuột nhỏ.
Có điều, chiến hạm hình cầu lúc này cũng đang ở trong trạng thái cơ động, bắt đầu lui về phía sau, tiếp tục kéo dài khoảng cách với hắn.
Đồng thời, những chùm sáng sợi bắt đầu bắn vào cự tượng.
Tần suất của các vụ nổ chùm sáng sợi quá cao, vùng phủ sóng quá dày đặc, muốn tránh cũng không thể tránh được.
Tuy nhiên, tính năng lá chắn của cự tượng Tinh Phong rất mạnh, trang giáp phản ứng cực gọn, lại cộng thêm sự hỗ trợ của sức mạnh tính toán khổng lồ do Phồn Tinh phân bổ, trang giáp phản ứng liên tiếp bật lại, vẫn đứng vững.
Cự tượng Tinh Phong bùng lên ngọn lửa dày đặc phía trước cơ thể của nó, trong khi nó vẫn tiếp tục xuyên qua ngọn lửa và liên tục lao về phía trước.
Nhưng hắn không thể đuổi theo kịp.
Mặc dù chiến hạm hình cầu đã bị tên lửa đạn đạo bắn phá tứ phía, tốc độ cơ động của nó vẫn cao hơn so với cự tượng Tinh Phong.
Nhưng Trần Phong không hề bối rối, bởi vì tất cả những điều này đều nằm trong dự đoán của hắn.
Tiếp theo, cứ giao cho các chiến hữu trong hạm đội dự bị.
Cùng lúc với hành động của Trần Phong, Đường Thiên Tâm đã sắp xếp một kế hoạch tác chiến mới trong danh sách chỉ huy.
Kế hoạch này được gọi là "khác đường cùng đích" (thủ đồ đồng quy, trăm sông đổ về biển).
Tổng cộng có 8 quân đoàn hạm đội dự bị hưởng ứng mệnh lệnh, 20.000 pháo đài với vũ khí trống rỗng hoặc ở chế độ chờ lệnh, 6.000 chiến hạm vận binh đã bị rút hết quân, 6 triệu mẫu hạm mới và cũ cũng được tải nhẹ, cùng tất cả các chiến hạm trí năng, tất cả đều được điều động cùng một lúc, tiến vào chiến trường.
Đợt binh lực này gần như đập vào hơn một nửa binh lực dự bị, tổng quân số tham gia lên tới 13 tỷ.
Kế hoạch "thủ đồ đồng quy", nghĩa như tên.
"Khác đường", chính là sử dụng các đơn vị tác chiến này để làm cho không gian bên trong trận địa thêm chật chội, tiếp tục hạn chế không gian di chuyển của chiến hạm hình cầu.
Sau đó, các hạm đội sẽ được tập trung theo 1 hướng chính là chiến hạm hình cầu, giống như trăm sông đổ về biển, tiếp tục nén không gian của nó.
Mục tiêu cuối cùng là giam giữ nó một cách hoàn hảo, giành lợi thế về thời gian cũng như không gian cho cự tượng Tinh Phong của Trần Phong và pháo đài Tinh Phong.
Mà hàm nghĩa của "đồng quy" thì đương nhiên không cần phải nhiều lời.
Bạn cần đăng nhập để bình luận