Ta Thật Không Muốn Làm Chúa Cứu Thế

Chương 284: Suy Đoán Lệch Lạc

Bất cứ thứ gì vừa mới sinh ra, đều định sẵn rằng sẽ phải đối mặt với tranh cãi.
Nếu như thứ này không được sinh ra bởi một người uy tín trong lĩnh vực đó, mà lại là một người có thành tựu lớn và nổi tiếng ở một lĩnh vực hoàn toàn khác, thì loại tranh cãi này sẽ còn mãnh liệt hơn nhiều.
Giống như thi tiên Lý Bạch năm đó vậy, mặc dù thơ văn của ông có thể khiến quỷ thần khiếp đảm, nhưng khi vào triều thì liên tục vấp phải trắc trở.
Trong giới âm nhạc, Trần Phong có địa vị vô cùng quan trọng, nhưng trong giới học thuật, hắn chỉ là hạng thấp cổ bé họng.
Xét trên một phương diện nào đó, thì học thuật và nghệ thuật có vẻ tương tự nhau, nhưng kỳ thực, hai lĩnh vực này hoàn toàn khác biệt.
Nghệ thuật mang tính chủ quan, là cái kiểu trong mắt ta, thế giới này tồn tại hương vị siêu hình.
Nhưng khoa học lại mang tính khách quan, duy vật, nhất định phải nói sự thật.
Ngay cả khi đó là một suy luận, thì nó cũng phải dựa trên thực tế, không thể 'nhảy cóc' qua giai đoạn luận chứng quan trọng, để trực tiếp tiến đến giai đoạn tiếp theo mà đưa ra kết quả được.
Vì nếu làm như vậy, thì đây không được gọi là khoa học, mà nó được gọi là thần học hoặc là triết học.
Người bình thường không dễ dàng tạo nên sóng gió trong lĩnh vực học thuật, dù sao thì thời đại này cũng là thời đại bùng nổ thông tin và tin tức, lượng tin tức mỗi ngày nhiều vô số kể, khó lòng áp chế.
Nhưng Trần Phong không giống họ.
Dựa vào danh tiếng của hắn, chỉ trong một thời gian rất ngắn, loại hành vi vượt giới này đã tạo nên sức ảnh hưởng kinh người.
Những người đầu tiên tỏ rõ sự phấn khích và ngạc nhiên, chủ yếu là fan hâm mộ cuồng nhiệt của các nghệ sĩ dưới trướng Tinh Phong Entertainment, hoặc các ca sĩ khác và những người có liên quan trong giới âm nhạc.
Những người này vừa lật mở trang đầu tiên của cuốn sách điện tử, đã bắt đầu hoài nghi nhân sinh, tự hỏi ba vấn đề về triết học nhân sinh.
Sau đó, lục tục ngo ngoe vài người bắt đầu mơ hồ hiểu được một chút nội dung.
Những người này là lớp chuyển tiếp giữa khán giả âm nhạc và giới học thuật.
Họ là những nhà nghiên cứu, nghiên cứu sinh, nghiên cứu sinh tiến sĩ hoặc những học giả trẻ.
Những người này không chỉ thích âm nhạc, lại còn ưa thích chủ động theo đuổi những vấn đề đang hot, và còn hiểu biết một chút kiến thức.
Ban đầu, những người này cảm thấy rằng nó thật buồn cười và lố bịch.
Một nhà nghệ thuật đột nhiên chạy tới làm nghiên cứu, lại còn thực hiện nghiên cứu lý thuyết cơ bản cao thâm nhất, tinh vi nhất của vật lý và toán học trong nhân học.
Thứ mà hắn muốn rung chuyển chính là nền tảng của 'tòa cao ốc' khoa học đấy!
Sao hắn dám?
Lấy ở đâu ra lá gan lớn đến thế!
Hơn nữa, chỉ với một lần chạm tay duy nhất, quy mô những ngành học và lĩnh vực mà hắn đá động tới lại cực kỳ lớn, quả thực là...... không thể tha thứ!
Thế là, những người này dựa vào những hiểu biết trên lĩnh vực của mình, bắt đầu tiến hành thử sai, định sử dụng vốn kiến thức của mình để đánh bại vị đại lão giới âm nhạc - kẻ đang hoang tưởng về giới khoa học này, nhân tiện, để lại ấn tượng trước mặt đại lão.
Lỡ may trong tương lai khi làm nghiên cứu, mình lại cần tài trợ của đại lão thì sao?
Sau đó... những người này chết lặng, trợn tròn mắt.
Bọn họ không tìm được chỗ nào để chọc ngoáy cả!
Miễn những điều kiện giả định của hắn được thành lập, thì quá trình lập luận của hắn cực kỳ liền mạch, không có kẽ hở, đến cả kết luận của hắn cũng không có ai có thể bác bỏ được!
Quyển sách "Những Phỏng Đoán Của Kẻ Điên" trở thành một sự tồn tại rất quỷ dị.
Hầu hết mọi người đều cảm thấy, hắn chính là một Minke.
Nhưng không ai có thể phản chứng được cái tên Minke này.
Một Minke không thể phản chứng, chẳng phải đó chính là chân lý sao?
Những người hoài nghi này vừa chất vấn Trần Phong vừa chất vấn bản thân, cho rằng hẳn là do trình độ của mình còn kém, học nghệ không tinh, cho nên mới không thể đánh bại được vị Đại Ma Vương Minke này.
Thế là những người này chọn cách "gọi điện thoại cho người thân", triệu hoán ngẫu nhiên một vị lão sư làm cứu binh.
Bọn họ tiện tay trích dẫn link, đem quyển sách này giao cho ai đó có tư cách hơn để đánh giá nó.
"Lâm lão sư, đây là một cuốn sách về neutrino mà chúng ta đang nghiên cứu. Em nghĩ rằng anh ta nói sai rồi, nhưng em lại không biết vấn đề nằm ở đâu..."
"Hà lão sư, người này lại dám nói rằng lực hấp dẫn là năng lượng tối. Chà, quả thực có một suy đoán như thế đấy, thế nhưng anh ta lại trực tiếp viết ra công thức chuyển đổi ..."
"Chu lão sư, cứu mạng! Người này thế mà có thể phân loại được preon, lại còn viết ra cả số điện tích và khối lượng nữa!!"
...
Những lão sư gia nhập mặt trận phản chứng Minke, và sau đó ...
Cũng luống cuống.
Ai nấy đều hiểu rõ, họ không thể đánh bại Trần Phong khi tất cả những điều kiện giả định mà hắn đưa ra được thành lập.
Nhưng các lão sư không hổ là các lão sư, bọn họ lại tiếp tục chuyển hướng nghiên cứu. Tôi không thể đánh bại kết luận của anh, nhưng tôi có thể cố gắng lật đổ luận cứ của anh ngay từ lúc bắt đầu.
Bọn họ nhắm vào các điều kiện do Trần Phong giả định, nếu bọn họ có thể chứng minh rằng những điều kiện này không thể thỏa mãn, thì kết luận mà hắn đưa ra sẽ không hợp lệ.
Nhưng cũng chẳng mất nhiều thời gian, một sự tuyệt vọng mới lại ra đời.
Không thể phản chứng được những giả thiết và điều kiện giả định của Trần Phong.
Không thể phản chứng điều kiện, thì dĩ nhiên, không thể phản chứng kết luận.
Liên tục thất bại hai lần phản chứng liên tiếp, cơ hồ đã nhận được một loại "chân lý" khoa học, loại này xuất hiện sớm hơn ít nhất 10 năm mà lâu nhất thì mấy chục năm.
Loại cảm giác biết rõ rằng hắn rất có thể sai, nhưng hoàn toàn không thể chứng minh rằng hắn sai, đã không xuất hiện trong nhiều năm ở bối cảnh khoa học hiện đại, khiến các học giả phát điên vô cùng, đau đến mức tuyệt vọng với cuộc sống.
Nếu Trần Phong chỉ đưa ra một kết luận nhất định nào đó, thì vấn đề đã không 'lên men' đến kinh người như vậy.
Nhưng hắn lại công phá quá nhiều lĩnh vực trong cùng một lúc, thành thử, đã gây ra một phản ứng dây chuyền.
Toàn bộ giới học thuật Trung Quốc bùng nổ.
Tuy nhiên, chỉ những người nghiêm túc trong nghiên cứu học vẫn mới có thể phản chứng.
Trong giới học thuật, còn có một loại người khác.
Mặc dù năng lực của những người này không bằng ai, nhưng dựa vào một số thủ đoạn và xào xáo nào đó, vẫn đạt được một số danh tiếng.
Những người này chẳng có mấy năng lực, cũng chẳng có tâm tư mà đi phản chứng, thứ mà bọn họ am hiểu nhất chính là phê phán và chất vấn, và về cơ bản thì họ chỉ biết cái này.
Bọn họ phải bảo vệ tôn nghiêm của giới học thuật.
Sau đó, cũng không biết là ai đã nhanh tay dịch sang phiên bản tiếng Anh và gửi nó ra nước ngoài.
Điều tương tự cũng xảy ra ở nước ngoài, các học giả trong giới học thuật được chia thành hai nhóm.
Những chuyên gia nghiên cứu và những người "học" nghiên cứu, mỗi người khác nhau thì có những phản hồi khác nhau, cuộc tranh cãi bắt đầu nảy sinh, tựa như một cơn lốc xoáy càng di chuyển càng lớn.
Các nhà học giả phê bình tin rằng những phát biểu mang tính kết luận của Trần Phong trong cuốn "Những Phỏng Đoán Của Kẻ Điên" có thể xem là lệch lạc.
Một số người cho rằng đây là ngụy khoa học thuần túy, nhìn thì có vẻ luận chứng nghiêm cẩn, nhưng kỳ thực, toàn bộ quá trình đều là đoán mò, hắn không tôn trọng khoa học và thiếu tôn trọng với kiến thức nói chung.
Những người này thường tin rằng, nếu ai đó thực sự tin vào những thứ ngụy khoa học của Trần Phong, thì chắc chắn nó sẽ gây ra những thảm họa vô tận.
Cũng không biết rằng ai là người bắt đầu trước, nhưng vào buổi chiều nọ, bài báo đầu tiên lên án Trần Phong đã xuất hiện.
Bạn cần đăng nhập để bình luận