Ta Thật Không Muốn Làm Chúa Cứu Thế

Chương 1222: Hai Khái Niệm

Với sự phát triển của y sinh học hiện tại, trong tình huống bình thường, chỉ cần một người không muốn chết, và tuổi thọ của anh ta chưa đạt đến giới hạn chân chính, thì rất khó để chết.
Nhưng việc cứu phôi thai không phải là kiểu trị liệu chữa bệnh thông thường, mà là một hạng mục nghiên cứu khoa học siêu lớn và phức tạp, kết hợp giữa sinh học, vật lý, hóa học, điện từ học, năng lượng thực, khoa học vật liệu và rất nhiều lĩnh vực khác.
Phôi thai lúc này chỉ có kích thước lớn bằng hạt đậu, toàn bộ thu nhỏ thành một dạng cấu trúc vi mô.
Nếu so sánh với một bộ phận bất kỳ, thì thậm chí nó còn chẳng bằng đầu ngón tay.
Nhưng độ khó khăn của việc cứu nó còn gian nan hơn rất nhiều so với việc cứu chữa một bệnh nhân nan y.
Vô số sự kiện đã chứng minh rằng, cơ thể nhân loại chính là thứ phức tạp nhất trên Trái Đất, phạm vi so sánh bao gồm nhưng không giới hạn ở động vật có vú, sinh vật sống và tất tần tật mọi thứ có thể so sánh, thậm chí còn phức tạp hơn cả cấu trúc của chính Trái Đất.
Về sau, có rất nhiều dữ kiện đã chứng minh rằng sự phức tạp của cơ thể nhân loại không 'có 1 không 2' trên Trái Đất, mà còn trên Thái Dương Hệ, thậm chí là xét trên cả nhánh Orion và dải Ngân Hà.
Về việc liệu có tồn tại những sinh vật phức tạp hay những cấu trúc kỳ lạ hơn nhân loại bên ngoài Ngân Hà hay không, lâu nay nhân loại không dám cả gan nói bừa, dù sao thì nhân loại cũng chưa từng bước chân ra khỏi Ngân Hà.
Khi các nhà nhân chủng học ngóng nhìn vũ trụ vô tận, họ rất dễ rơi vào trạng thái tự ti và kính sợ không tài nào giải thích được, cảm thấy mình là những con ếch bị mắc kẹt dưới đáy giếng, sống trong một góc nhỏ của vũ trụ bao la.
So với sự bao la của vũ trụ, nhân loại luôn cảm thấy mình thật nhỏ bé.
Nhưng từ khi nhân loại hiểu được năng lượng thực và năng lượng ảo, cũng như giá trị trung bình của vũ trụ qua các thế hệ, trình độ tri thức lý luận trong những năm qua không ngừng phát triển, thì ngày càng có nhiều manh mối chỉ về cùng một hướng - nhân loại đích thật là sinh mệnh có cấu trúc phức tạp nhất được sinh ra dưới những quy tắc của vũ trụ.
Mặc dù tính đến lúc này, nhân loại vẫn chưa rời khỏi Ngân Hà, nhưng các lý thuyết khoa học đã giúp nhân loại nhìn rõ vũ trụ.
Cũng giống như hơn 3000 năm trước, nhà triết học Hy Lạp cổ đại Aristotle, người sống ở năm hơn 300 trước Công Nguyên, sau khi quan sát bóng Trái Đất lúc tạo thành nguyệt thực, ông đã đi đến phỏng đoán rằng Trái Đất có dạng hình cầu.
Và sớm hơn một chút, Mặc Tử ở thời Xuân Thu đã nói trong "Mojing" (





): "Cảnh (Ảnh) bất tỷ, thuyết tại cải vi. Quang chí, cảnh vong, nhược tại, tẫn cổ túc" (*)
(*) Nguyên văn "


(


)
不徙

,
说在改为

", "
光至

,
景亡

;
若在

,
尽古息

" Các bạn có thể hiểu là: Bóng (râm) là thứ không di chuyển, trừ khi thay đổi nguồn sáng; nếu ánh sáng bao phủ toàn diện, bóng (râm) sẽ biến mất, nếu bóng (râm) còn thì chẳng khác nào người vốn đã chết nay còn sống.
Từ đó về sau, người Trung Quốc cổ đại đã biết đến tính tuyến tính của ánh sáng.
Sau đó, 400 năm sau, Trương Hành vào thời Đông Hán lại đưa ra lý thuyết Hỗn Thiên. phát biểu: "Trời tròn giống như quả trứng, mà Đất giống như lòng đỏ, nằm lơ lửng ở chính giữa, bầu trời lớn hơn bao bọc xung quanh", điều này đã hoàn toàn lật đổ lý thuyết "trời tròn đất vuông". Không khó để hình dung mối quan hệ giữa thành quả của Trương Hành và Mặc Tử.
Để chứng minh hình dạng của Trái Đất, cách đơn giản nhất là quan sát sự dịch chuyển của đường chân trời trong lúc di chuyển. Trương Hành hoặc một vị tiền bối nào đó của Trương Hành chắc hẳn đã thực hiện thí nghiệm này.
Khi đó, nhân loại còn chưa bước chân ra khỏi Trái Đất, thậm chí còn không thể chạm vào bầu trời, nhưng đã có thể dựa vào kiến thức về ánh sáng để đưa trí tưởng tượng của mình ra khỏi Trái Đất, sống trên mặt đất nhưng tầm mắt đặt ở vòm trời, cuối cùng đã đưa ra phỏng đoán rằng Trái Đất là hình cầu, phỏng đoán rằng bầu trời bao quanh Trái Đất.
Đây là ý nghĩa của tri thức lý luận, có thể dẫn dắt tư tưởng và tầm mắt của nhân loại, cho phép con người nhìn thấy cảnh vật ở điểm cực hạn mà họ chưa hề bước tới trước thời hạn.
Cho nên, bây giờ, với tư cách là nhân loại giữa thế kỷ 28, "tư tưởng táo bạo lớn mật" của nhân loại chính là: cơ thể nhân loại đại diện cho điểm cực hạn của sự phức tạp trong cấu trúc của vũ trụ.
Đây không phải là kiểu 'ếch ngồi đáy giếng', mà là một kết luận có bằng chứng lập luận rõ ràng.
Tuy nhiên, sự phức tạp về cấu trúc của sự vật cần được xem xét theo hai kiểu khái niệm.
Sự phức tạp về cấu trúc tổng thể của sự vật, thuật ngữ học thuật hiện nay gọi nó là là tổng thể phức tạp.
Khối lượng đơn vị bên trong của một sự vật hoặc mức độ phức tạp của cấu trúc trong khối lượng đơn vị, chẳng hạn như có bao nhiêu khác biệt được kết hợp hữu cơ với nhau, còn được gọi là mật độ phức tạp. Theo đơn vị chính xác, số lượng chênh lệch càng lớn, mật độ phức tạp càng cao.
Bạn cần đăng nhập để bình luận