Ta Thật Không Muốn Làm Chúa Cứu Thế

Chương 1236: Công Nghệ Cryonics

Còn có thể xảy ra tình huống thế này, một 'tay lái' nào đó có năng lực thiên phú vượt qua thời đại, là thứ mà không phải thời đại lúc bấy giờ mới hiểu được, cho nên, cả cuộc đời người ấy không thể nào đứng được ở tầm cao mà đáng lẽ họ phải được đứng, lãng phí tài hoa của mình một cách vô ích.
Mãi đến nhiều năm sau, những thế hệ sau này mới kịp phản ứng lại, thường thường thở dài vì người đó sinh nhầm thời, không thể làm gì được, chẳng hạn như Lại Ân - người đã sinh ra ở thế kỷ 21.
Với nền tảng khoa học thô sơ như thế, nhưng từ hàng trăm năm trước, Lại Ân đã có thể đề xuất và hoàn thành thiết kế đường ống hậu cần vũ trụ lớn với khứu giác cực kỳ nhạy bén của mình. Mấy trăm năm trôi qua, những lý niệm cốt lõi mà Lại Ân đưa ra vẫn được tôn vinh như cũ. Nếu Lại Ân có thể sinh ra trong thế kỷ 26, thì đó chính là một may mắn lớn cho cả anh ta và cho cả toàn bộ nền văn minh.
Tình huống cũng tương tự với đám người Tesla và Trương Hành.
Loại lãng phí này không chỉ giới hạn trong lĩnh vực khoa học, mà còn nằm trong cả lĩnh vực nghệ thuật, chính trị, kinh doanh...
Chẳng hạn như Chu Bá Nha, Beethoven, Chung Lôi...
Nếu những người có óc sáng tạo âm nhạc cực cao này được tiếp xúc với nhiều nhạc cụ hơn, nghe nhiều âm thanh khác nhau hơn, trải nghiệm nhiều công nghệ âm thanh tổng hợp hơn và hệ thống sắp xếp hiện đại và hoàn chỉnh hơn, những người này sẽ sáng tác ra được bao nhiêu tuyệt phẩm để đời đây? Và sau khi kết nối với công nghệ sóng não, sẽ bảo tồn được bao nhiêu giai điệu kinh điển đã bị lãng phí trong não đây?
Không ai dám tưởng tượng.
Có lẽ trong cuộc đời của những người này, họ đã sử dụng triệt để tài hoa của mình đến mức cực hạn.
Nhưng cái gọi là cực hạn này còn bị ràng buộc bởi thời đại.
Giá trị cốt lõi của công nghệ Cryonics là cho phép những bậc tài năng này thoát khỏi giới hạn của thời đại, mở ra một loại khả năng khác cho toàn bộ nền văn minh.
Khi cần thiết, hãy đông lạnh những người mở đường đi trước, bảo tồn tài năng của họ, giữ lại cho đến khi thích hợp, sau khi thỏa mãn một số điều kiện mang tính tất yếu,lại đặt những tài năng từng bị giới hạn về thời đại này vào vị trí thích hợp hơn, để họ mặc sức nở rộ, nếu như vậy, họ có thể kéo cao nền văn minh đến mức nào?
Người bình thường rất khó có thể tưởng tượng được.
Ví dụ: một nhà khoa học đỉnh cấp nào đó, nâng cao giá trị của một hạng mục nào đó lên một mức độ nhất định, việc nghiên cứu còn lại cần phải có thực nghiệm khảo chứng, nhưng anh ta không thể bắt đầu bước tiếp theo vì chưa thể thu được một lượng lớn dữ liệu thực nghiệm, hoặc là bởi vì bước tiếp theo yêu cầu mức độ tính toán quá lớn và sự quan sát lâu dài.
Điều này rất thực tế.
Một số hạng mục vật lý thiên văn liên quan đến các tinh thể hằng tinh đòi hỏi cần phải chờ đợi đến mấy chục năm, thậm chí là mấy trăm năm mới có thể quan sát được.
Khi không có công nghệ Cryonics, nhà khoa học tài ba này phải lãng phí cả một đời, lãng phí toàn bộ tài hoa của mình chỉ vì sự chờ đợi vô vị ấy.
Cho dù anh ta có chuyển hướng nghiên cứu sang một hướng đi khác, tạo ra được một số thành quả nào đó trong khoảng thời gian chờ đợi, thì ý nghĩa của những thành quả này cũng không thể nào bì kịp với hạng mục quan trọng cả đời kia.
Nhưng nếu có công nghệ Cryonics, thì nó có thể cho phép anh ta có đủ thời gian để chờ đợi đến lúc hoàn thiện hạng mục nghiên cứu của mình, bất kể là quãng thời gian chờ đợi này có thể kéo dài đến cả nghìn năm, thậm chí là vài chục nghìn năm, Nếu vậy, nền văn minh lúc này sẽ ra sao?
Ắt hẳn sẽ có người thắc mắc rằng, chẳng phải chúng ta có thể đào tạo, bồi dưỡng học viên của mình sao? Chẳng lẽ lại không có người kế nhiệm sao?
Nhưng người kế nghiệp nào thì cũng phải học hỏi từ người cố vấn, cần có thời gian làm chi phí, hơn nữa, lối tư duy vấn đề của mỗi người là khác nhau, nên ắt hẳn kết quả cũng sẽ có chỗ khác nhau.
Có một số hạng mục buộc phải yêu cầu một mô hình tư duy hoàn chỉnh và nhất quán.
Mà bản thân quá trình bồi dưỡng người kế nhiệm đã là một quá trình thử sai rất lớn rồi.
Điều này sẽ không chỉ lãng phí cuộc sống của gia sư, mà còn lãng phí cuộc sống của nhiều học sinh bị đào thải, những người có thể không phù hợp như vậy.
Điều này gây ra biết bao sự lãng phí tài nguyên?
Điều gì sẽ xảy ra nếu những tài nguyên này được tiết kiệm?
Trước đây người ta không dám nghĩ tới, vì không có ai có thể đánh bại được thời gian - thứ vũ khí sắc bén nhất vũ trụ.
Người ta đã chứng minh được, bất tử chính là chuyện không thể nào.
Nhưng, bây giờ lại có thể.
Không còn nghi ngờ gì nữa, điều này chắc chắn sẽ mang lại sự thay đổi về chất cho quá trình nghiên cứu khoa học của nhân loại.
Điều tương tự cũng xảy ra đối với các lĩnh vực khác có nhu cầu tương tự, chẳng hạn như chiến sĩ.
Cho dù một vị chiến sĩ có mạnh đến đâu, nếu được sinh ra quá sớm và không thể sống sót đến lúc trận chiến nổ ra, thì suy cho cùng, anh ta cũng chỉ có thể là người đứng ngoài cuộc.
Tuy nhiên, công nghệ Cryonics có thể cho phép các chiến sĩ thiên tài được sinh ra từ nhiều thế hệ trước cuộc chiến bước vào trạng thái đông lạnh, sau đó, hiên ngang đứng vững trên chiến trường khi nền văn minh rơi vào cuộc khủng hoảng sinh tử nguy hiểm nhất.
Một ví dụ khác, chính là chuyến du hành siêu viễn trình, băng qua các hệ hằng tinh.
Xét trên phương diện này, hiệu ứng của Cryonics lại càng trực quan hơn.
Giả sử nhân loại chọn một tinh hệ nằm ngoài dải Ngân Hà, cách xa hàng chục triệu năm ánh sáng làm mục tiêu cho chuyến du hành của mình, thì cho dù là tàu vũ trụ nhanh nhất với tốc độ gấp 500 lần vận tốc ánh sáng, thì nhân loại cũng sẽ mất 20.000 năm để đến được đích.
Dưới tình huống bình thường, những nhân loại trong hạm đội này có thể sinh sôi trong ít nhất một hoặc hai trăm thế hệ.
Nhưng khi các hiện tượng tự nhiên trong vũ trụ không trở thành mối đe dọa cho nhân loại, thì kẻ thù lớn nhất của nhân loại đã trở thành chính bản thân nhân loại.
Trong khoảng thời gian và khoảng cách vô hạn đó, có quá nhiều yếu tố bất định hướng về lòng người.
Ở giữa cuộc hành trình, khi cơ cấu dân số được đổi mới không ngừng, rất dễ khiến những người kế thừa bị thiếu ý thức về điểm đến của nền văn minh nói chung, khiến những người này mất đi niềm tin, cuối cùng sụp đổ và diệt vong bên trong cuộc chiến nội bộ của vũ trụ.
Như vậy, chuyến đi này xem như thất bại hoàn toàn.
Nhưng nếu có công nghệ Cryonics trong tay, hạm đội viễn trình có thể sử dụng nó một cách linh hoạt, bố trí một đường trục có thể sử dụng trong suốt kế hoạch thám hiểm vô tận.
Bạn cần đăng nhập để bình luận