Ta Thật Không Muốn Làm Chúa Cứu Thế

Chương 1289: Cái Nhìn Toàn Diện

Tại sao vậy?
"Vì người Trung Quốc coi trọng lịch sử của mình, khắc sâu niềm tự hào về lịch sử lâu đời của họ. Vì vậy, sau trận động đất năm 2008, bất kể người dân đó có nằm trong khu vực động đất hay không, họ đều chung một tinh thần, cả nước vận động xây dựng lại vùng bị thiên tai bằng chính sức mạnh của cả dân tộc. Bất chấp dư chấn của động đất có thể làm sập nhà xạc lỡ đất, chôn vùi bản thân, đội cứu hộ, đội tình nguyện và quân nhân bộ đội vẫn lao đến vùng bị thiên tai để cứu sống từng đồng bào.
Trong vài năm sau đó, dưới sự hỗ trợ xây dựng có mục tiêu của tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, người dân vùng bị thiên tai đã thoát khỏi hoảng sợ, xây dựng lại quê hương của chính mình. Lên kéo đến năm 2020, khi thảm họa ập xuống, nhân dân cả nước lại đoàn kết với nhau một lần nữa, sử dụng sức mạnh của cả đất nước, phát động liều mạng chống chọi với kẻ thù vô hình chưa từng thấy, Từng đoàn tàu chở theo nhân viên y tế và các tình nguyện viên lao đến vùng bị dịch. Hết xe này đến xe khác vận chuyển vật tư qua lại, ngày đêm không biết mệt mỏi.
Ai mà không sợ chết? Ai cũng sợ! Nói thẳng ra, nếu nói quý trọng tính mạng chính là sợ chết, thì người Trung Quốc là người sợ chết nhất. Mỗi khi người Trung Quốc đánh trận, hộ luôn dùng thứ nhỏ nhất để đổi lấy chiến quả lớn nhất, càng ít người chết thì càng vinh quang, họ thường tập trung một lực lượng có ưu thế vượt trội trong phạm vi nhỏ để "lấy nhiều đánh ít", kể cả khi trang bị không tốt bằng những người khác, người Trung Quốc vẫn luôn tạo được lợi thế cho riêng mình."
Chu Đông Lai suy nghĩ hồi lâu, liền kết luận như thế.
.
"Thầy ơi, con không phải là người theo chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi. Thậm chí, con còn không phải là một nhân loại. Cho nên, con không thể giống như thầy, vì dòng họ và huyết thống mà có cảm giác tán đồng cao như vậy đối với Trung Quốc cổ đại. Con chỉ có thể đứng dưới góc độ quan điểm cá nhân, phân tích độc lập các sự kiện khách quan đã xảy ra trong lịch sử mà thôi.
Sự thật đã chứng minh, trong thời kỳ phát triển của Trung Quốc cổ đại, quả thật có rất nhiều anh hùng chiến đấu dũng cảm, thấy chết không sờn. Trong thời kỳ hòa bình, cũng có thể nhìn thấy rất nhiều binh lính, nhân viên y tế, lính cứu hỏa và thành viên đội cứu hộ Trung Quốc luôn sẵn sàng hy sinh.
Trước khi họ bắt đầu một nhiệm vụ khẩn cấp phải chạy đua với thời gian, những người ở Trung Quốc cổ đại sẽ không tìm các nhà lãnh đạo để ầm ĩ về tiền lương hay đãi ngộ, họ luôn muốn làm xong những chuyện mình nên làm trước, sau đó mới nghĩ đến những thứ khác. Các bậc tiền bối đó luôn luôn tỉnh táo nhận thức được rằng, trận chiến nào là trận chiến quan trọng, biết vào tình huống nào thì phải liều mạng. Bất cứ khi nào cần thiết, sẽ luôn có người đứng ra. Giây trước, người đó có thể chỉ là một phàm nhân, nhưng giây sau, người đó lại trở thành một mãnh sĩ có thể dùng ngực chặn súng máy.
Sau khi thế chiến II kết thúc, Trung Quốc cổ đại phải vật lộn với nạn thù trong giặc ngoài, dùng 70 năm để hoàn thành chặng đường 150 năm của các nước khác, hoàn thành quá trình công nghiệp hóa hậu hiện đại lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Tất cả điều này không phải là chiếc bánh bỗng dưng từ trên trời rớt xuống, mà quả thực chính là kỳ tích văn minh được hoàn thành bởi tất cả mọi người trên đất nước này.
Mọi chuyện trên đời đều csos lý do của nó cả. Kể cả kỳ tích này cũng phải có lý do. Lý do chính là lịch sử lâu đời của Trung Quốc cổ đại. Nó đã cho phép những người lớn lên trong môi trường lịch sử văn hóa này có được tình cảm đồng bào có thể vượt qua cả sinh tử, khiến họ nuôi nấng một tinh thần biết hy sinh và lòng dũng cảm không biết sợ là gì. Nó nặng đến mức có thể trở thành cái nôi cuối cùng thai nghén và nuôi dưỡng trí tuệ chung của toàn bộ nền văn minh nhân loại.
Đất đai lịch sử 5000 năm màu mỡ đã hun đúc nên ý chí đoàn kết của nhân loại vượt trên cả giai cấp theo đúng nghĩa. Sự đoàn kết này vượt lên trên cả dân tộc, màu da và tín ngưỡng. Đương nhiên, nó bất khả chiến bại. Sự đoàn kết này thì khác với cụm từ “tự do, hòa bình, tình yêu” tô son trát phấn ngoài miệng của các hệ thống bị thống trị bởi tư bản vào thời điểm đó. Dưới sự dẫn dắt của sự đoàn kết này, cùng với tầm nhìn toàn văn minh rõ ràng, Trung Quốc cổ đại đã từng bước trở thành một lãnh tụ thế giới, không hề sa đọa vào vũng lầy thực quyền chính trị, mà luôn tự giác với tinh thần trách nhiệm cao, lấy lợi ích toàn văn minh làm tiêu chí cao nhất.
Tất nhiên, trong giai đoạn chuyển giao của nền văn minh từ thế kỷ 21 sang thế kỷ 22, ở Trung Quốc cổ đại vẫn sinh ra một số tư tưởng bất công. Nhưng những suy nghĩ này vô hại và không thể làm lung lay gốc rễ. May mắn thay, ở giai đoạn này, nhà hiền triết đã trở thành nhà lãnh tụ tinh thần tối cao trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, kinh tế, chính trị và quân sự. Tính tự khắc chế cao và sách lược 'xử lý mọi chuyện luôn công bằng' mà ông kiên trì đã đóng vai trò cốt yếu trong sự đoàn kết của nền văn minh.
Ông kiên trì với việc nói thật làm thật, không ngại điều tiếng, kiên trì đối xử một cách rộng lượng nhân từ với những nhà tư tưởng đi sau và chưa theo kịp cảnh giới với ông. Đồng thời, ông còn duy trì ưu thế tuyệt đối ở mọi cấp độ và kiến tạo nên một hệ thống quyền lực áp đảo đã ngăn chặn hiệu quả những yếu tố bất ổn.
Thời gian đã chứng minh rằng nhà hiền triết là đúng, cũng chứng tỏ rằng hệ tư tưởng của người Trung Quốc cổ đại mang tính thời đại cao nhất, tính hướng về tương lai nhất, ý thức mạnh mẽ nhất về sứ mệnh văn minh.
Con không phủ nhận trình độ tư duy cao của nhà hiền triết. Nhưng con cho rằng, bản thân nhà hiền triết chỉ là một trong những cá nhân của nền văn minh Trung Quốc. Suy nghĩ của ông ấy dựa trên kinh nghiệm sống và các thuộc tính văn hóa, và những thứ này lại được xây dựng trên sự lắng đọng lịch sử của đất nước Trung Quốc xưa.
Chính mảnh đất lịch sử và sức nặng văn hóa của Trung Quốc cổ đại đã dưỡng dục nên nhân cách của nhà hiền triết, cuối cùng tạo nên một nhà hiền triết vĩ đại của nền văn minh và tư tưởng nhân loại. Không có nhà hiền triết thì không có hiện tại của chúng ta. Nhưng nếu không có quá khứ, thì sẽ không có nhà hiền triết."
Đường Hạ Ngạo, người đã trưởng thành rất sớm, đã giải thích cái nhìn toàn diện của mình về nhân sinh và xã hội cho Chu Đông Lai nghe, từ chính góc độ cá nhân của cậu.
Bạn cần đăng nhập để bình luận