Ta Thật Không Muốn Làm Chúa Cứu Thế

Chương 1141: Mật Độ Của Lỗ Đen

Mười giây trước, Trần Phong hít sâu một hơi, nhắm chặt mắt lại.
Kể từ bây giờ, hắn phải để tinh thần của mình dựa vào sự mường tượng tư tưởng để có được trực giác chiến đấu đầy đủ, khi không có kích thích trực diện từ bên ngoài.
Hắn không chắc T100 có thể đồng bộ hóa được bao nhiêu, nhưng cũng chỉ có thể cố gắng hết sức, phần còn lại thì phụ thuộc vào ý trời vậy.
Giống như suy nghĩ của Đồng Linh lúc lao ra vậy, chỉ cần hết mình, không để lại tiếc nuối.
Đầu tiên Trần Phong cẩn thận nhớ lại tính năng và những loại trang bị hiện có của T100, sau đó phân loại, rồi lại phân tích các đặc tính của 'con cá' trong chuyến phi hành trước đó của nó, bắt đầu tập trung tạo dựng hình ảnh chúng trong lòng, cách khoảng không, không ngừng đưa ra hết quyết sách quan trọng này đến quyết sách quan trọng khác.
Lúc này, đã có một số đơn vị tác chiến trong hạm đội tiền phương giao tranh thành công với chiến cơ của địch, vì vậy Trần Phong và Đồng Linh đã chuẩn bị tinh thần cho những biến hóa có thể phát sinh.
Đối mặt với chiếc đuôi lưu quang đang lao tới, T100 nhanh chóng kích hoạt tên lửa đạn đạo đằng sau nó.
Sau 0,01 giây, buồng phóng tên lửa phía sau T100 bắt đầu phát ra đuôi lửa bừng bừng, một loại tên lửa đạn đạo kiểu mới với một lớp vỏ vật liệu khoảng cách khối lượng (Mass Gap) đang bay từ từ lên trên.
(*) Mass Gap: Trong lý thuyết trường lượng tử, Mass Gap (khoảng cách khối lượng) là sự khác biệt về năng lượng giữa trạng thái năng lượng thấp nhất, chân không và trạng thái năng lượng thấp nhất tiếp theo.
Dưới tác dụng của sức giật tên lửa đạn đạo cực mạnh, T100 bắt đầu chìm với tốc độ cực nhanh.
Trang giáp Mass Gap không phải là loại trang giáp chạm rỗng nhiều lớp chống lại các loại đạn nổ có độ nổ cao mà nhân loại ở thế kỷ 21 thường biết.
Nó là chất rắn.
Cái gọi là khoảng cách khối lượng có nghĩa là, mật độ vật chất nằm khoảng giữa của sao neutron và lỗ đen mật độ cao.
Mật độ của nó xấp xỉ 1,7 lần so với sao neutron, độ ổn định cấu trúc của vật liệu gấp 10 lần so với sao neutron.
Trong vũ trụ, vật chất sao neutron chưa bao giờ là vật chất có mật độ dày đặc nhất.
Mật độ của lỗ đen thì vô cùng kỳ lạ.
Khối lượng của lỗ đen càng nhỏ thì mật độ càng lớn.
Nếu tính thể tích của đường chân trời, mật độ của một lỗ đen siêu lớn thậm chí không lớn hơn không khí bao nhiêu cả.
Nhưng mật độ của các lỗ đen siêu nhỏ có thể cao đến mức vượt quá khả năng nhận thức của nhân loại.
Từ góc độ quark mà nói, hai quark lên và một quark xuống thì tạo thành proton, hai quark xuống và một quark lên thì tạo thành neutron.
Proton và neutron là những đơn vị hạt cơ bản mà nhân loại thường thấy nhất, chúng cấu tạo nên hầu hết mọi thứ có thể nhìn thấy và tiếp cận được bằng mắt thường xung quanh nhân loại.
Tuy nhiên, trong những điều kiện đặc biệt nhất định, sẽ có một "bên thứ ba" tham gia vào các bộ phận cấu thành của các hạt cơ bản, đó là các hạt quark lạ.
Các hạt quark lạ sẽ cho các hạt cơ bản những đặc điểm mới và phức tạp, và sở hữu mật độ lớn hơn chính là một trong số đó, hoặc cũng có thể là giữa các hạt cơ bản sẽ tạo ra một thứ trường tương tác đặc biệt, làm cho tương tác cơ bản của chúng mạnh hơn hoặc yếu hơn.
Sau rất nhiều lần khai phát thế hệ vũ trụ trước kia và hiện tại, nhân loại đã có được một trong những vật liệu khoảng cách khối lượng có độ bền cao.
Trong điều kiện bình thường, vật liệu này có đặc tính cực kỳ ổn định và độ bền cực cao, không chỉ chịu được nhiệt độ cao mà còn tạo thành một lớp màng cách ly trên bề mặt, giúp loại bỏ bụi vũ trụ khi bay trong vũ trụ và giảm nhiễu trọng trường.
Ở trạng thái kích thích, vật chất sẽ nổ như một loại thuốc nổ cực mạnh.
Quá trình giải phóng năng lượng của vụ nổ được chia thành hai giai đoạn, giai đoạn trước tương tự như phân hạch hạt nhân, và giai đoạn sau tương tự như phản ứng tổng hợp hạt nhân.
Quá trình giải phóng năng lượng hai giai đoạn khiến lực trùng kích mà nó phát ra khi phát nổ cực kỳ đáng sợ, sức mạnh của nó có thể sánh ngang với quả bom chùm năng lượng mà Trần Phong từng sử dụng trong quá khứ, nếu phối hợp với một loại năng lượng mới - tích tụ vật thể nổ, thì chỉ cần một tên lửa đạn đạo kiểu này thôi cũng đã có thể gây ra hiệu ứng nổ điểm cố định bằng bom năng lượng chùm.
Nhân loại đã đi đầu trong việc sử dụng nó cho mục đích quân sự, sử dụng nó trên vỏ của một tên lửa đạn thật để tạo ra tên lửa Thiên Trần 1.
Về sức mạnh, Thiên Trần 1 gần như hoàn hảo, nhưng do khối lượng quá lớn, gia tốc bay thông thường sẽ rất chậm, thậm chí, cho dù sử dụng động cơ đẩy khúc dẫn cũng sẽ chậm hơn nhiều so với tên lửa đạn đạo thông thường.
Nhưng tại thời điểm này, T100 dùng nó lại là một lựa chọn chính xác, chỉ cần sử dụng khối lượng siêu nặng của Thiên Trần 1 để cung cấp đủ lực đẩy ngược, như vậy, hắn có thể tăng tốc độ biến hướng của trang giáp.
Bạn cần đăng nhập để bình luận