Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982

Chương 757: Quấn len

Chương 757: Quấn lenChương 757: Quấn len
Lâm Tú Thanh đang sai khiến thằng con trai út làm việc, bảo nó duỗi thẳng hai tay ra phía trước, cô xoau một sợi len thành một sợi dài hình bánh quai chèo, rồi xoắn ngược lại và luồn vào cánh tay nó.
Và nắm lấy hai cánh tay nó, để nó tiếp tục dang rộng cánh tay, kéo sợi len căng ra hết cỡ.
"Được rồi, cứ giữ như vậy, ngoan ngoãn mà phụ giúp làm việc, lát nữa có thưởng."
Diệp Thành Dương vui vẻ nói: "Mẹ, có phải thưởng táo không? Con nhìn thấy rồi."
Lâm Tú Thanh cười nói: "Mắt con tinh thật đấy, để trong rổ lấy vải che lại mà con cũng nhìn thấy, ngoan ngoãn phụ giúp làm việc, ăn cơm xong sẽ chia táo cho các con ăn.
"Tốt quá tốt quá, còn phải chia cho anh trai em gái ăn nữa!"
"Con cũng khá hào phóng đấy, còn biết chia sẻ, hơn anh cả con keo kiệt giữ đồ ăn kìa."
Bà nội ở bên cạnh cũng cười nói: "Dương Dương ngoan nhất, biết thương anh chị em."
Diệp Thành Dương được khen ngợi vui vẻ cười híp mắt, ngoan ngoãn đứng đó làm cột.
Lâm Tú Thanh tìm được một đầu sợi len trong đám len trên tay nó, rồi khép bốn ngón tay trái lại, liên tục quấn sợi len lên trên bốn ngón tay, quấn thành một cục nhỏ, rồi lấy ra khỏi ngón tay, quấn ngang lại.
Rồi từ từ quấn cả cục len thành một quả bóng nhỏ, tiếp tục quấn cuộn.
Diệp Thành Dương nhìn sợi len căng ra trên tay, nhanh chóng cuộn lại trên tay mẹ, nó cũng phối hợp với lực kéo của sợi len, xoay một vòng sang trái, một vòng sang phải, phối hợp với sợi len được kéo ra, cảm thấy cũng hơi vui.
"Mẹ, mẹ làm thành quả bóng để làm gì?" "Để đan áo len cho ba anh em con."
Mắt nó lập tức sáng lên: "Thật hả mẹ? Chúng con lại sắp có quần áo mới rồi."
Lâm Tú Thanh cười nói: "Đúng vậy, năm nay nhà mình điều kiện tốt, định đan cho mỗi đứa một cái áo len mới, mùa đông mặc cho ấm, đỡ phải lúc nào cũng thấy hai dòng Hoàng Hà treo dưới mũi, rồi lại lau bằng tay áo, bẩn chết đi được, cả ngày tay áo cứng đơ."
Bà nội vội nói: "Mấy cái áo len mấy năm trước, của thằng cả ngắn không mặc được, vẫn có thể cho thằng hai tiếp tục mặc, cùng lắm thì gấp tay áo lên một chút. Của thằng hai mặc không được nữa, thì tháo hết len ra, đan lại thêm chút len vào cho thằng cả, như vậy một cái mới một cái cũ cũng có hai cái để thay, len thừa còn có thể đan thêm cái áo gi-lê cho Tiểu Cửu."
"Đúng, con cũng nghĩ vậy, nên chiều nay mới tranh thủ đi chợ mua mấy cuộn len về, định lúc này trời vừa chuyển lạnh thì tranh thủ đan, tháng sau trời lạnh cũng có cái mặc."
"Tiếc quá, giờ mắt bà không tốt, không thì còn có thể phụ đan thêm vài cái áo."
"Cái này có gì khó đâu, đưa bà đi mua cái kính lão là được mà?" Diệp Diệu Đông vừa đẩy xe về đến cửa, nghe thấy tiếng nói chuyện của họ, vội lên tiếng.
"A Đông về rồi à?"
"Sao hôm nay về sớm vậy?" Lâm Tú Thanh lật cổ tay trái, nhìn đồng hồ đeo tay, mới ba giờ rưỡi, cô đang định nói, cô cũng mới về nhà một lúc, còn tưởng mình vê muộn.
"Hôm nay không có nhiều hàng, nên về sớm, mang về ba rổ cá ngân, chắc khoảng 200 cân, lát nữa gọi mẹ qua cùng phụ làm cá."
"Lại 200 cân", Lâm Tú Thanh nén lời muốn chê, chuyển chủ đề: "Mẹ còn lâu mới tan làm, để em làm trước đi."
Cô đưa quả bóng len đang quấn dở, chỉ bằng nắm tay mình, cho bà nội: "Vừa hay bà rảnh, cái này để bà quấn."
"Được được được, cái này để bà làm." Lúc này Diệp Diệu Đông mới để ý họ đang làm gì, khó trách vừa rồi nghe bà nội nói mắt mình không tốt, không thì còn có thể phụ đan.
"Mua len từ bao giờ vậy, nhà mình không phải còn khá nhiều vải sao?"
"Vải chỉ có thể may áo quần thu hoặc may đồ mặc ngoài thôi, giữ ấm vẫn phải đan vài cái áo len chứ, số len lượm được trước đó bán hết rồi."
nÀ"
Anh lại nhìn bà nội: "Đúng là phải mua cho bà một cái kính lão, không thì nhìn đồ vật cũng không rõ phải không? Mấy hôm nữa rảnh sẽ đưa bà lên chợ mua một cái."
"Không cần không cần, bà nhìn thấy mà, ai bảo bà nhìn không thấy? Đâu phải mù đâu, con xem bình thường bà có vẻ như nhìn không thấy không?"
"Vừa rồi ai nói mắt mình không tốt? Tuổi cao rồi, lão thị thì cũng bình thường, mua cái kính nhiều nhất hai ba đồng, không phải lo tiền."
"Hai ba đồng à?" Bà nội do dự một chút: "Vậy bà có, vậy thì... vậy thì mua một cái..."
Diệp Diệu Đông lắc đầu cười, anh còn nỡ bắt bà lấy tiền dưỡng già ra à?
Nhưng mà, có thể tiện thể dẫn bà đi chụp ảnh.
"Lúc nào gió to không ra khơi được, con sẽ đưa bà đi, như vậy bà có thể làm được nhiều việc hơn, còn có thể phụ đan thêm vài cái áo len."
"Ừ ừ, đúng đúng đúng, đeo kính vào, bà cũng có thể đan áo len."
Bà nội lại phát hiện ra giá trị của mình, lại vui mừng, cũng không tiếc tiền mua kính nữa.
Lâm Tú Thanh cầm dao và thớt từ trong nhà đi ra, thấy Diệp Diệu Đông lại dỗ bà nội vui, rõ ràng bà nội tiếc tiên anh nhất.
Cô cười trêu: "Đã dỗ bà làm việc rồi, bà còn vui thế”"
"Điều này chứng tỏ một bà già như bà vẫn còn hữu dụng. Bà ấy à... không sợ làm việc, chỉ sợ không làm được việc thôi, làm chút việc ít nhất cũng vận động một chút, rèn luyện thân thể. Nên các con đừng cứ không cho bà xuống ruộng, bà trồng rau cũng được mà, các con cũng có rau ăn."
"Giờ trong nhà ai cũng bận, đi làm thì đi làm, ra khơi thì ra khơi, đi học thì đi học, trông con thì trông con, chỉ có mình bà là người nhàn rỗi, tất nhiên bà phải phụ làm chút gì rồi."
"Ngày mai cũng có thể gieo hạt rau cải, đợi cuối năm hoặc đầu xuân lại lấy để muối dưa, hoặc đợi mùng 3 tháng 3 nấu cơm rau cải cũng ngon..."
"Mấy hôm nữa khoai lang cũng có thể đào lên rồi, ngày mai còn phải cắt hết dây khoai lang, đưa cho chị dâu con cho lợn ăn vừa đúng..."
Bà nội vừa quấn len vừa lẩm bẩm.
Diệp Diệu Đông khiêng cả mấy rổ cá xuống khỏi xe, lau mồ hôi trên trán: "Dây khoai lang cắt muộn một chút đi, tối có thể hái một nắm về xào một bát."
"Ăn cái đó làm gì? Cái đó cho lợn ăn, ngoài vườn có rau chân vịt, nhổ mấy cây rau chân vịt xào là được rồi."
"Anh thấy dây khoai lang xào cũng khá ngon mà."
Cái này sau này ngoài chợ còn có bán đấy! Đâu nỡ cho lợn ăn cái này.
Lâm Tú Thanh đảo mắt: "Có gì ngon đâu, đã muốn ăn dây khoai lang, tối nay em xào cho anh một bát."
"Anh đây dễ nuôi, đồ lợn ăn anh cũng ăn được."
Lâm Tú Thanh suýt buột miệng: Đồ chó ăn, anh có ăn không?
Cô nuốt trở vào, chuyển chủ đề: "Hôm nay bán được bao nhiêu tiền?"
"42 đồng."
"Vậy cũng tạm được ha?”
Theo cô biết, dân làng kéo lưới tốt lắm cũng chỉ bán được năm sáu chục, thường thì ba bốn chục là nhiều.
"Tạm được ư?" Diệp Diệu Đông nhướn mày: "Kéo lưới được hai rổ hàng tạp, chắc cũng chỉ đáng năm sáu đồng, suýt nữa tiền dầu cũng không kiếm lại được."
"Vậy là bắt được cá lớn, nên mới bán được nhiều tiền vậy à?"
"Là dây câu gặp một đàn cá hoa xanh nhỏ, nên lưỡi câu trống ít, mới thu được khá nhiều hàng. Sau đó lại gặp cá heo đuổi đàn cá, lại vớt thêm ba lưới bù vào, nên mới bán được nhiều vậy."
"Cũng khá tốt rồi."
"Ừ, cũng tạm được, chủ yếu là mấy con cá vớt được không đáng tiền, nên anh mới mang ba rổ cá ngân về."
"Dù sao trời lạnh rồi, nếu gặp cá không đáng tiền thì mang về, phơi nhiều một chút đi."
"Em không phải cứ chê mình có mùi tanh cá, mỗi ngày làm cá bằng cả đời người khác rồi sao, giờ còn muốn phơi nhiều hơn nữa?"
"Chê thì chê, ai bảo gả gà theo gà, gả chó theo chó, gả cái đòn gánh? Gả cho người đánh cá, thì chỉ có thể cam chịu làm cá cả đời thôi."
"Nói cũng đúng, đúng là phải cam chịu làm cá cả đời, chứ không thì gả vào trong núi sâu, em còn phải gánh phân trồng rau, đâu có nhàn nhã như bây giờ."
Diệp Diệu Đông ngồi xổm ở đó phụ giúp, từ chỗ mang cá lấy nguyên cả mang cá cùng ruột gan cá ra, rồi ném con cá cho A Thanh chặt đầu.
A Thanh liếc anh một cái, rồi dùng dao chặt mạnh xuống đầu cá.
Nhát chặt này khiến anh cảm thấy lực hơi mạnh, anh không nhịn được liếc nhìn cô thêm cái nữa, đừng tưởng tượng anh thành cái đầu cá mà chặt nhé.
"Gánh phân không phải việc của đàn ông à?"
"Đàn bà cũng có thể làm, bây giờ không phải đề cao nam nữ bình đẳng sao?"
"Lý sự! Anh mau đi tắm đi, nghe anh nói chuyện là tức rồi."
"Chậc, cãi không lại người ta thì tức tối, đàn bà vẫn là đàn bà-"
Lâm Tú Thanh trừng mắt nhìn anh, vung dao lên, Diệp Diệu Đông vội dịch sang bên cạnh mấy bước, rồi lùi lại đứng dậy.
"Đồ chết tiệt!"
Diệp Thành Dương vẫn luôn quay đầu nhìn họ, cũng bắt chước cha gọi một tiếng: "Đồ chết tiệt!"
Bà nội dừng tay quấn len, cười chọc trán nó: "Đừng có học cái xấu, bắt chước cha con, sẽ bị mắng đấy."
Diệp Thành Dương cười hì hì: "Mẹ chính là đồ chết tiệt mà."
Diệp Diệu Đông vỗ võ đầu nhỏ của nó: "Đúng, mẹ con chính là đồ chết tiệt! Không sai"
Bà nội cười vỗ cánh tay Diệp Diệu Đông: "Mau đi tắm đi, đừng đứng đây nói nhảm, dạy hư con."
"Vâng."
"Cha, mẹ còn mua táo nữa, đỏ au trông ngon lắm."
"Ừ, lát nữa thưởng cho con một nửa."
Diệp Thành Dương cười đắc ý: "Mẹ vừa nói thưởng con, cha lại thưởng một nửa, vậy chắc con sẽ có một quả."
Diệp Diệu Đông búng trán nó một cái: "Thằng ranh ma lanh."
"Hì hì-"
"Giúp cha cởi giày rửa chân, cha lại thưởng cho con một nửa..."
Diệp Thành Dương lập tức nhăn nhó cả mặt, vội từ chối: "Thôi không cần đâu, đủ rồi ạ..."
Bạn cần đăng nhập để bình luận