Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982

Chương 665: Sắp có bão rồi

Chương 665: Sắp có bão rồiChương 665: Sắp có bão rồi
Trong số những loại cá đó thì cá bom và lươn đỏ khá đáng giá, chỉ riêng 12 con cá bom đã có hơn 100 cân bán được 43 tệ, còn có hai sọt cá đa bảo và các loại cá tạp khác, hôm nay cũng bán được hơn 122 tệ.
Vì sắp có bão đến rồi, Diệp Diệu Đông để lại khá nhiều cá tôm, hai cha con chia nhau mỗi người một ít, định ăn trong hai ngày.
Thời tiết kiểu này nấu xong để đấy cũng chỉ ăn được hai ngày, đấy là trong trường hợp không khuấy đảo, chứ không thì ngày thứ hai đã chua rồi.
Hải sản tươi càng không để được đến ngày thứ hai, như tôm chẳng hạn, để đến ngày thứ hai là đầu tôm đã đen rồi.
Nhà còn thiếu một cái tủ lạnh!
Kiếm được chút tiền, trong lòng Diệp Diệu Đông lại có chút nhộn nhạo, không có tủ lạnh cũng bất tiện lắm, mùa hè muốn ăn dưa hấu lạnh cũng khó, chè đậu xanh cũng không có đá bỏ vào.
Nhưng mà tủ lạnh to như vậy, mang nguyên cái về nhà để cũng quá dễ thấy, hơn nữa nếu cha mẹ, bà và vợ anh cùng lên tiếng thì anh cảm thấy anh cũng hơi không chống đỡ nổi.
Sau khi cải cách mở cửa: "ba món đồ cũ" trước đây gồm xe đạp, đồng hồ, máy may, theo thời gian dần dần được thay thế bằng "ba món đồ mới" là máy giặt, tủ lạnh, tivi.
Đặc biệt là tủ lạnh, không phải người bình thường nào cũng mua được, thậm chí còn đắt hơn cả tivi, rất khó mua.
Cho dù công nhân bình thường chỉ có lương tháng 40-50 tệ, nhưng vẫn cung không đủ cầu, vùng nông thôn khá hiếm, thành phố lớn sẽ nhiều hơn một chút, khu vực ven biển cũng sẽ tương đối nhiều.
Theo anh biết, tủ lạnh một cánh nội địa như Hương Tuyết Hải 125 lít giá 685 tệ, tủ lạnh hai cánh Song Lộc 1200 tệ, tủ lạnh Bạch Tuyết hơn 800. Tủ lạnh nhập khẩu như Hitachi, Toshiba, Panasonic giá còn cao hơn nữa, phải hai ba nghìn tệ, không có đường dây thì không mua được, cho dù có ngoại tệ cũng chưa chắc đã có hàng cung ứng.
Tủ lạnh ở thời đại này có thể coi là thứ xa xỉ, chỉ có nhà giàu mới mua nổi, trái tim nhộn nhạo của anh lại nén xuống, vừa mới tích cóp được chút vốn liếng không thể phiêu lưu được, giờ tủ lạnh vẫn đắt quá.
Hơn nữa tiền anh kiếm được đều ở trong tay vợ anh, như máy móc dùng cho thuyền, ba chuyển một vang, mài dữũa một chút thì cô vẫn sẽ đồng ý, nhưng mà bỏ ra hơn nghìn tệ mua một cái tủ lạnh thì cô chắc chắn sẽ tiếc, anh cũng thấy quá khó, vội vàng gạt bỏ ý nghĩ trong đầu ra ngoài.
Anh chia nhỏ số hàng để lại, lấy thêm một xô đựng cho cha anh. Còn một ít hàng không đáng giá lắm, anh cũng để lại một xô, những cái này anh định đưa cho mẹ, để mẹ anh gửi cho họ hàng, chia ra.
Quá rẻ, bán không được một hai tệ, chỉ bằng để mẹ anh lấy đi cho người ta.
Còn gửi cho ai? Để mẹ anh tự xem mà làm vậy.
Anh với mấy người họ hàng cũng không thân lắm, không qua lại nhiều, trừ khi họ chủ động đến cửa.
Xe chất đầy ắp đồ, mười sọt lưỡi câu xếp chồng lên nhau lỉnh kỉnh, mấy cái xô anh cũng ném luôn vào sọt, chứ không thì chẳng có chỗ để, còn có 4 hàng lồng, chỉ có thể đợi chuyến sau quay lại chở tiếp.
Trên đường qua lại không ít người, công trình miếu Mẹ Tổ cũng vẫn đang xây dựng rầm rộ, dù sao hôm nay vẫn là nắng chang chang, chỉ là mát mẻ hơn một chút, công nhân đều đang bàn tán xem bao giờ bão đến? Bao giờ bão đi? Bão năm trước thế nào?
Bà con đều có vẻ quen thuộc, đợi về rồi phải trèo lên mái nhà kiểm tra lại ngói.
Cũng có người nói, về phải gánh thêm mấy thùng nước để đó, kẻo lúc có bão không có nước, sau bão nước lại đục không uống được.
Lại có người nói phải xem nhà còn nến không, chuẩn bị trước mấy cây để đó. Từ khi thôn có điện, hai năm nay cứ hễ có bão, hoặc sấm chớp, thế nào cũng mất điện, không có lần nào không mất điện, mọi người đều có kinh nghiệm rồi.
Anh vừa đẩy xe đến trước miếu Mẹ Tổ, bà con làm việc lần lượt ngẩng đầu chào anh.
"Lưới đánh cá đều thu về rồi à? Hôm nay sóng lớn, thu hoạch chắc cũng được nhỉ?"
"Cha con thằng Đông vận khí trên biển cũng khá tốt, lần nào thu hoạch cũng nhiều hơn người khác...
"Cậu bao giờ lên báo vậy? Mấy người bên báo chí hôm qua có nói gì không?"
"Đúng vậy, hôm qua mọi người vẫn chưa tin lắm, không ngờ trưa hôm qua, mấy người bên báo chí đã tới tận cửa rồi, cả làng đều truyền khắp rồi."
"Cậu giỏi thật đấy, vận may tốt thật... Hộ vạn tệ' bị hỏng, không lên báo được, giờ lại còn có thể lên báo vì con cá lớn."
Diệp Diệu Đông thấy họ đưa ra một loạt câu hỏi, mỗi người một câu, anh cũng không biết nên trả lời ai, anh cũng muốn biết bao giờ có thể nhìn thấy dáng vẻ hùng dũng oai phong của mình trên báo.
"Tàm tạm thôi, chỉ bán được chút hàng kiếm cơm thôi, sắp tới lại gặp bão rồi, không biết phải nghỉ ở nhà mấy ngày."
"Còn chuyện khi nào lên báo thì tôi cũng không biết, mấy người đó cũng không nói chắc chắn được lên, chỉ là đến hỏi tình hình lúc đó thôi. Tôi còn mong đợi hơn các anh nữa, đợi vài hôm nữa xem sao, nếu có lên thì ủy ban thôn có báo để xem."
"Nếu mà lên báo được thì vinh quang thật, không chỉ có tiền lấy, mà còn để cả nước biết đến cậu, quá xịn..."
Anh cười khô khốc vài tiếng, mấy người đó chỉ đi ngang qua, chụp từ xa một tấm rồi chạy, anh còn chẳng để ý thấy có thuyền, không chừng họ chẳng nhìn thấy gì, chỉ coi anh là phụ kiện trên người con cá mập voi thôi.
Rửa ra to bằng hạt vừng hay không thì khó nói? Cả nước còn nhận ra nổi hạt vừng à? "Sắp có bão rồi, bà con cũng nghỉ ngơi sớm đi, giờ cũng trưa rồi, nên ăn cơm trưa thôi, tôi về trước đây."
"Được được...
Diệp Diệu Đông tùy tiện tán gẫu với họ vài câu, rồi lại đẩy xe về, phải đi về hai chuyến mới chở hết mấy cái lồng.
Mấy cái lưới lồng cũng lâu rồi không giặt, dính đầy đủ thứ rong rêu tạp vật, còn có chất nhầy cá, nhìn bẩn kinh khủng.
Sáng ra khơi vừa thu lên để trên thuyền, đến giờ đã phơi khô hết, dọc đường toàn tỏa mùi hắc, hơn nữa còn thu hút côn trùng xung quanh, cứ vo ve bay đến gần lưới.
Diệp Diệu Đông nhìn còn thấy ghê, đều không muốn chất vào sân, kẻo khắp nơi toàn muỗi bay loạn, da trẻ con mỏng, cắn một phát là sưng mất mấy ngày mới xẹp.
Anh đơn giản đẩy thẳng ra bãi biển trước cổng, đúng lúc buổi chiều rảnh rỗi, rửa qua lau qua một chút rồi mang vào sân, đợi bão đến, nước mưa lại xối qua là sạch, đỡ phải tốn công gánh nước xối, nhưng tối muộn vẫn phải gánh thêm chút nước để trong lu ở nhà.
Lâm Tú Thanh nấu xong cơm canh đứng ở cổng sân nhìn ra phía bến cảng, thấy anh đẩy xe về thì cũng yên tâm.
Nhưng thấy anh không về thẳng nhà mà lại đẩy xe đi hướng bãi biển, cô cũng tò mò đi ra bãi biển.
"A Đông? Sao không về? Ồ, là đi rửa lưới lồng à."
Diệp Diệu Đông vừa ném mấy cái lông xuống khỏi xe vừa nói: "Bẩn quá, cũng thối chết! Nắng vầy phơi một cái, mùi tanh thối thu hút cả đám côn trùng, kinh tởm quá, trong sân không để được, mang qua đây rửa qua rồi mới mang vào sân."
"Thế mấy cái lưỡi câu của anh đâu?"
"Vừa nãy mang thẳng qua cho lão Vưu ở cổng thôn rồi, nhờ ông ấy sắp xếp cho anh, đỡ phải chất hết vào sân, đồ đạc nhiều quá loạn."
"Ăn cơm trước đi, lát nữa em lại giúp anh rửa cùng." "Ừ, chuẩn bị xong ngay đây, anh rửa tay cái đã... Ơ... Có sò biển?"
Đúng lúc anh ném mấy cái lưới lồng xuống bãi biển, đi mấy bước về phía trước, ngồi xuống định rửa tay, lại thấy xung quanh đống đá vụn có khá nhiều sò biển.
Anh nhặt một cái lên xem, vỏ khép chặt, vẫn còn tươi sống, hơi bất ngờ.
"Đồ tốt đây, tối nay ăn thêm."
Anh lắc lắc con sò biển trên tay về phía A Thanh: "Lấy xô trên xe qua đây, chỗ này có nhiều sò biển, chắc là bị sóng đánh lên, còn có nhiều ngao nữa."
"Thật hả?" Lâm Tú Thanh vui vẻ cầm tùy tiện một cái xô trên xe đẩy qua: "Em còn định đợi nước rút rồi mới ra bãi biển, hôm qua nhặt hai chậu ngao đầy ắp vẫn chưa ăn hất..."
"Đi gọi mấy đứa nhỏ ra làm việc đi."
"Sóng to lắm... Em vừa nãy còn không dám cho chúng lại gần, còn nhờ bà cụ trông nom..."
"Có anh ở đây, sợ gì? Chẳng lẽ để chúng bị sóng cuốn đi à?"
Lâm Tú Thanh nghĩ cũng phải, trong lòng cô, Diệp Diệu Đông đã dần trở thành chỗ dựa tinh thân của cô.
"Em đi liền đây."
Lũ trẻ đã muốn ra bãi biển rồi, nhưng sóng to, mẹ chúng cũng không cho chúng ra bãi biển.
Bà cụ còn cố ý khiêng cái ghế, cầm cây roi mây ngồi ở cổng sân trông chừng chúng, sợ chúng nghịch ngợm xuống nước chơi, sóng biển ngày bão, không phải đùa đâu, vô tình lắm, một cơn sóng cuốn qua, có khi là một mạng người.
Lần này được lệnh, từng đứa như những chú chim được thả khỏi lồng, hò hét chạy thẳng ra hướng bãi biển.
"A- Con ra đây- Con ra đây-"
Bạn cần đăng nhập để bình luận