Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982

Chương 650: Máy kéo lưới đột nhiên quá tải

Chương 650: Máy kéo lưới đột nhiên quá tảiChương 650: Máy kéo lưới đột nhiên quá tải
Nhìn mấy công nhân làm việc bên cạnh, cũng chỉ toàn bánh mì hoặc bánh không nhân, Lâm Quang Viễn cũng cắn mạnh một miếng bánh không nhân trên tay.
Khô khốc, suýt nữa thì nghẹn, nó vội uống thêm một ngụm nước.
Lúc này nó mới biết hồi đó Diệp Thành Hải khổ sở thế nào, ăn mấy thứ này mà có sức làm việc mới lạ, đâu phải lao động khỏe mạnh trưởng thành, lao động khỏe mạnh trưởng thành cũng chịu không nổi.
Liên tục làm thêm ba ngày nữa, Diệp Diệu Đông thấy mặt Lâm Quang Viễn ngày nào cũng càng khó coi hơn, lại còn giận dỗi bướng bỉnh, cũng không thèm nói chuyện với anh.
Anh cũng thản nhiên như không, coi như không thấy, xem nó chịu được mấy ngày.
Đến chiều ngày thứ tư, Lâm Quang Viễn không còn mặt mũi khó coi nữa, ngược lại khóc lóc ôm tay anh: "Dượng út ơi, cháu là cháu ruột của cô út mà, ăn một bữa cơm, dượng còn đòi tiền cháu, bất nhân quá... à... không đúng..."
Tiếng khóc lóc của Lâm Quang Viễn đột nhiên ngưng bặt, rồi nhanh chóng lại đứng thẳng dậy: "Cháu đi làm ở ngoài, có ăn của dượng đâu! Sao cháu còn phải kiếm tiền ăn cho dượng?”
"Vậy mày có ở nhà tao không? Sáng có ăn không? Tối có ăn không?"
Lâm Quang Viễn tức tối nói: "Không làm nữa, mai về nhà."
Diệp Diệu Đông khoác vai nó ngồi xuống: "Nhanh nản chí vậy sao? Mấy hôm trước còn vỗ ngực bảo đảm với tao là sẽ kiếm đủ mười đồng mà."
"Nhưng dượng cũng không thể hại cháu chứ! Ngày đầu ăn ngon vậy, ngày thứ hai chỉ có bánh không nhân với nước, ai chịu nổi sự chênh lệch này? Không làm nữa, nói gì cũng không làm nữa!" Lâm Quang Viễn tức giận ngồi bên cạnh đá chân.
"Ngày đầu là thằng Béo nấu riêng cho mày thôi, mấy ngày sau mới là cuộc sống bình thường của người đi làm, sau này mày cũng muốn thế à?" "Không, cháu thà ở nhà trồng rau còn hơn."
"Nhưng trồng rau cả năm cũng chẳng tích cóp được bao nhiêu, Quang Viễn, mày có bao giờ nghĩ sau này muốn làm gì không?"
Lâm Quang Viễn ngơ ngác một chút, cúi mắt xuống, im lặng không nói.
Hồi trước đi học, cô giáo cũng có hỏi lớn lên muốn làm gì.
Lúc đầu ai cũng nhiệt tình nói muốn làm bác sĩ, y tá, giáo viên, cảnh sát, kết quả đột nhiên có một bạn đứng dậy mắng cô giáo là xú lão cửu.
(*): Xú lão cửu: cách gọi miệt thị phần tử trí thức trong thời đại cách mạng văn hoá.
Từ đó, nó thấy đi học không bằng trồng rau.
"Không có ý tưởng gì à?"
Diệp Diệu Đông thấy nó im lặng cũng thấy rất bình thường, ai chẳng từng mơ hồ về cuộc đời.
Lâm Quang Viễn thành thật nói: "Không biết làm gì."
"Vậy thì vê đi học thêm vài năm nữa đi, giờ đi làm công nhân cũng phải có trình độ cấp 2, cấp 3."
"Không muốn học."
"Vậy mày thấy đi học thoải mái hay đi làm thoải mái?"
"Tất nhiên là đi học rồi, nhưng mà học chán lắm, ngồi đó phí thời gian."
Diệp Diệu Đông suy nghĩ một chút rồi nói với nó: "Có nghe nói bốn người đi lính hôm trước ở ké nhà tao không? Có suy nghĩ gì không?"
Lâm Quang Viễn liếc anh, nghĩ một chút: "Đi lính á? Cũng được, thấy họ trông ngầu lắm, đánh nhau giỏi ghê, nhìn có vẻ đánh đấm cũng khá."
Diệp Diệu Đông: "..."
"Bây giờ đi lính nghe nói cũng phải có trình độ cấp 2, nên về học thêm vài năm đi! Hơn là mày ra ngoài làm thuê với ở nhà trồng rau." Làm ăn buôn bán thì tốt, nhưng anh thấy nhà họ đều không có cái đầu này, toàn người thật thà.
Sống qua ngày nửa đời người, anh cũng chẳng có cái đầu này, chứ nói khoác thì anh cũng biết.
"Chỉ biết bắt cháu đi học tiếp thôi!" Lâm Quang Viễn nhăn nhó mặt mày: "Dượng nói xem sao đột nhiên lại đòi cháu trả tiền ăn? Còn đuổi cháu đi khiêng bao cát, vòng vo tam quốc vậy?"
"Dù sao mày cũng rảnh mà."
"Thôi được rồi, nhưng mà có thể cho cháu xem quân phục của họ không? Cảm giác ngầu quái"
Diệp Diệu Đông nhìn nó khó nói nên lời, biết thế hỏi thẳng nó có muốn đi lính không, muốn đi lính thì phải học cho xong cấp 2 trước đã.
"Tự qua nhà cũ hỏi họ đi, hình như trục vớt dưới biển cũng gần xong rồi, mấy hôm nữa họ sẽ đi, chắc không mang quân..."
Anh chưa nói hết câu, Lâm Quang Viễn đã chạy vụt đi như cơn gió, mệt cả ngày rồi mà còn chạy nhanh vậy, thân thể cũng khá khỏe mạnh!
"Sắp ăn cơm rồi, vê sớm đấy."
Diệp Diệu Đông xoay cổ, cầm cái quạt lá trên ghế quạt gió, nóng chết người, sao chưa có gió mưa hạ nhiệt đi, ngột ngạt quá, mặt trời lặn rồi mà một chút gió cũng không có.
Thật sự không chịu nổi thì có bão cũng được, cũng mát mẻ được vài ngày.
Anh ngửa đầu nhìn bầu trời, trong lòng nghĩ vậy, miệng cũng lẩm bẩm.
Lâm Tú Thanh ra thu quần áo nghe thấy, mắng anh vài câu: 'Mồm điêu, không có bão chả phải tốt hơn à."
"Sợ nó kìm nén mãi sẽ hỏng, không gầm thì thôi, gâm một cái làm người ta giật mình, năm nay còn chưa có bão, đột nhiên mà có một cơn lớn..."
"Xì xì xì, mồm điêu..." "Có gì đâu, chỗ mình năm nào chả có bão? Năm nào chả có mấy cơn bão đi qua? Dù sao sớm muộn gì cũng có bão, mấy hôm nay nóng muốn chết rồi, vừa đúng có cơn cho mát mẻ. Con gái anh nóng đến mức nổi mẩn đỏ, đêm cũng ngủ không yên."
"Bôi bột khoai lang là khỏi, đi gọi mấy đứa nhỏ ăn cơm đi."
"ừn"
Trời nóng, cháo dễ nuốt, ban ngày họ đều ăn cháo, buổi tối vì Diệp Diệu Đông làm việc về phải ăn cơm.
Trưa còn thừa một bát cháo nhỏ, cô để lên bếp hâm lại, định cho Diệp Tiểu Khê ăn, em bé đã hơn bốn tháng rồi, có thể từ từ ăn một chút cháo loãng.
Đúng lúc Diệp Diệu Đông bế con cho Lâm Tú Thanh cho ăn, Lâm Quang Viễn lại hớn hở chạy về như cơn gió.
"Vui vậy? Họ thật sự cho mày xem rồi à?"
"Xem cái gì?" Lâm Tú Thanh nghi hoặc hỏi.
"Không xem được, nhưng đội trưởng Trần nói ngày mai về sẽ gửi cho cháu một bộ quân phục cũ của chú ấy, nói là tặng cháu." Lâm Quang Viễn hào hứng đến mức mắt sáng rực, hai má đỏ bừng.
Diệp Diệu Đông nhướn mày: "Được đấy, vậy mày đợi đến 1/9 cứ tiếp tục đi học nhé."
"Được."
Lâm Tú Thanh không ngờ, khiêng hàng ở bến cảng không khuyên được nó quay lại trường, vậy mà một bộ quân phục lại khiến nó cam tâm tình nguyện quay lại tiếp tục đi học.
Ăn tối xong, Diệp Diệu Đông đưa lại cho nó 5 đồng kiếm được mấy ngày khiêng bao cát, còn bù thêm hai hào.
Lâm Quang Viễn vui vẻ nhận lấy: "Cháu biết dượng chắc chắn không lấy tiền ăn của cháu mà, chỉ nói miệng thôi."
"Tao còn bù cho mày hai hào, cho mày thành số tròn đấy." "Đừng tưởng bù cho cháu hai hào là cháu phải về ngay ngày mai đâu nhé, cháu phải chơi thêm mấy ngày, mấy hôm trước mệt chết cháu rồi!"
"Tùy mày, ở nhà thì giúp bọn tao nhóm lửa, chẻ củi, à đúng rồi, củi sắp hết thật rồi đấy, mai nhớ lên núi nhặt củi."
"Hai hào quả không lấy không công."
Diệp Diệu Đông ngồi trên ghế dựa hóng mát, tiện thể dùng quạt lá xua muỗi quạt gió, bên tai nghe radio của bà nội đang phát kể chuyện, dạo này toàn nghe Dương Gia Tướng.
Một đám trẻ con cũng đang chơi trong sân nhà anh, vừa chơi vừa nghe kể chuyện, con gái đá cầu, con trai chơi bi ve.
Tối Diệp Diệu Đông vẫn ra khơi như thường lệ, bào ngư dưới đáy mỏm đá ngầm dưới biển đã bị họ bới gần hết rồi.
Ngoài một số nằm trong kẽ đá khó đào, bê mặt đã bị cạo gần hết rồi, ngay cả một số ốc biển bám trên đá cũng bị họ nhặt sạch.
Giờ mỗi lần lặn xuống nước thu hoạch được số lượng cũng ngày càng ít, anh dự định hôm nay làm gần xong sẽ nghỉ, từ mai không cần lặn xuống đào bào ngư nữa, dưới đó còn sót lại một ít, cứ để chúng sinh sôi.
Chỉ là anh cứ cảm thấy hôm nay mặt biển sóng ngầm cuồn cuộn, hơi có cảm giác yên ắng trước cơn bão, mặc dù hôm nay bâu trời trong xanh vạn dặm không mây, nắng chang chang vô cùng quang đãng, nhìn bê mặt sóng cũng không lớn, còn gió thì chỉ mạnh khi thuyền chạy thôi.
Nhưng anh cứ cảm thấy lưới khi kéo dưới đáy biển lực cản rõ ràng tăng lên, rõ ràng tốc độ thuyền chạy cũng lớn như bình thường, nhưng cứ thấy hôm nay hơi khác.
Có lẽ là do tín hiệu tỏa ra trong không khí?
Nghĩ không ra, anh cũng không nghĩ nữa, chỉ đề cao cảnh giác, chăm chú để ý khu vực biển xung quanh.
Đến khi trời sáng hẳn, mặt trời lên cao giữa trời, họ thấy cũng gần đủ thời gian rồi, có thể kéo lưới đầu tiên lên, lại phát hiện máy kéo lưới khi vận hành kéo lưới lên phát ra tiếng kêu nặng nề cót két.
Diệp Diệu Đông và cha Diệp lập tức giật mình, hai người không hẹn mà cùng kêu lên: “Sao vậy?”
Đây rõ ràng là máy kéo lưới đang chịu tải cực nặng, phát ra tiếng kêu rất vất vả, mà tốc độ quay kéo lưới lên cũng chậm hơn bình thường rất nhiều, có thể nói là cực kỳ chậm.
Phải biết máy kéo lưới của anh tuy là loại nhỏ, trọng lượng máy có thể chịu được cũng chỉ một tấn, nhưng dùng cho việc kéo lưới bình thường thì đã đủ rồi.
Bình thường một lưới, vận may không tốt thì chỉ có hai ba chục cân, nhiều thì cũng chỉ trăm cân, máy kéo lên đơn giản lắm, căn bản chẳng tốn sức.
Lần này bất thường như vậy, đột nhiên nặng như thế, hai cha con không có cảm giác vui mừng, gần như quá tải rồi, cũng không biết vớt được cái gì nữa.
"Nhìn có vẻ sắp quá tải rồi? Lại vớt được thứ gì lạ lùng nữa à? Mới vớt bình thường được có mấy ngày."
Diệp Diệu Đông cũng hơi bực bội, thời gian trước mới vớt được một cái đỉnh lớn, giờ lại vớt được cái gì nữa?
Sao lại cho anh vớt mấy thứ lung tung vậy? Anh chỉ muốn kiếm tiền cho tử tế, phát tài thôi mà.
Cha Diệp cũng cau mày: "Xem ra vẫn chịu được, từ từ kéo lên xem trước là cái quái gì đã."
Nhưng đột nhiên tốc độ kéo lên của máy lại nhanh hơn, cũng không còn cảm giác quá tải như lúc nãy, giống như trút bỏ được một gánh nặng vậy, lại trở nên nhẹ nhõm vô cùng, không khác gì kéo lưới lên như bình thường.
Hai cha con nhìn nhau, không hiểu chuyện gì xảy ra, nếu không phải hai người cùng lúc nhìn thấy, họ còn tưởng mình bị ảo giác.
"Lại bình thường rồi à?" "Hình như vậy?"
"Tình huống gì vậy?"
Đúng lúc hai người mới thả lỏng, lưới lại bắt đầu phát ra tiếng cạch cạch, lần này còn nghiêm trọng hơn lúc nãy, lần này kêu to mà không chuyển động luôn.
"Ø? Tình huống gì đây? Đừng có làm hỏng cái máy kéo lưới của tao nha?"
Bạn cần đăng nhập để bình luận