Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982

Chương 414: Nghe bà cụ kể(1)

Chương 414: Nghe bà cụ kể(1)Chương 414: Nghe bà cụ kể(1)
Câu đó nói thế nào nhỉ?
Đúng rồi, no ấm nghĩ dâm dục-
Tiếc quá...
Ba tháng đầu không được, ba tháng sau cũng không, vợ anh phải sống thế nào đây?
À không... đã tháng 11 rồi...
Diệp Diệu Đông vui vẻ rửa bát xong, mới trở về phòng nằm, tiếp tục dòng suy nghĩ bị cắt ngang lúc nãy.
Kính bảo hộ, ống thở, chân vịt...
Nhưng chưa kịp suy nghĩ đã ngủ luôn rồi...
Khi tỉnh dậy, trời đã tối, anh nhìn Lâm Tú Thanh đang gấp quần áo, lè nhè hỏi: "Mấy giờ rồi?"
"Đồng hồ của anh để bên gối kìa?"
Anh sờ sờ đồng hồ, thì ra đã 4 giờ rưỡi, ngủ cả buổi chiều, anh nhắm mắt lại định ngủ thêm.
"Dậy đi, mang áo lông cho bà nội xem có cần sửa đổi gì không."
"Đã may xong rồi à?"
"Ừm, mang sang cho cụ thử xem đã vừa chưa."
"Được."
Anh cũng không lười nằm nữa, ngồi dậy duỗi người, rồi thay quần áo.
Lâm Tú Thanh đưa hai bộ áo bông quần bông gấp gọn cho anh: "Về sớm nhé, em đi nấu cơm đây."
"Biết rồi." Anh ôm áo ra ngoài hô to: "Mấy nhóc kia, qua nhà cũ nào." Diệp Thành Hồ cũng không biết từ đâu nhảy ra, kêu lên: "Cha ơi, đợi con chút!"
Diệp Thành Dương cũng chạy ra, vừa chạy vừa vấp ngã.
Diệp Diệu Đông võ võ bụi trên người nó, rồi ôm nó lên, một tay cầm áo, dẫn hai đứa trẻ đi, khỏi cho chúng nghịch ngợm gây phiền lòng vợ.
Nhưng thằng nhóc chẳng biết ơn, thấy anh trai chạy loạn xạ trước mặt, nó cũng vùng vẫy muốn xuống tự đi.
Diệp Diệu Đông cảm thấy rất bực, ôm nó mà nó không vui, anh đành thả xuống, tát mạnh vào mông nó một cái: "Cha không muốn ôm con đâu, cút đi..."
Vừa được thả xuống, Diệp Thành Dương liền hớn hở chạy tới, rồi lại vấp phải hòn sỏi, té cái bịch, nó cũng không khóc, bò dậy, ngậm miệng nhổ đất ra rồi lại tiếp tục chạy...
Diệp Diệu Đông đưa tay ra định bế nó lại phải rút tay về, thật đúng là da dày! Ngã càng nhiều lớn càng nhanh!
Hai đứa chạy trước dẫn đường, anh thong thả đi sau, còn chưa tới nhà cũ, hai đứa đã hò hét từ xa: "Bà cố ơ, cháu tới thăm cố này!"
Cụ bà đang ngồi ở cửa hái đậu, thấy chúng thì vui vẻ xoa đầu, vuốt mặt: "Đi chậm chậm thôi, đừng chạy."
Diệp Diệu Đông đưa hai bộ áo bông cho cụ: "Nội ơi, A Thanh may cho nội đấy!"
"Hả?!" Cụ bà giật mình đứng dậy, mắt mở to: "Cho bà à? Trời ơi cái thằng phá gia bại sản này, may áo cho bà làm gì? Con muốn chọc bà tức chết à..."
Cụ bà kinh ngạc xong lại giận dữ đập vào tay anh, mắng anh phá gia bại sản...
"Bà còn nửa thây nửa hồn rồi, sắp ăn bánh chưng rồi, may áo cho bà làm gì? Lãng phí tiền, cuối cùng cũng phải đốt đi, có chút tiền mà tiêu hoang thế..."
Diệp Diệu Đông cười hí hí đứng yên cho cụ đánh, cố tình kêu lên "Đau quá, đau chết đi được, nhẹ tay chút bà ơi-"
Hàng xóm bên cạnh khen cụ: "Cụ may mắn đấy, tuổi già rồi mà cháu còn may áo mới cho cụ." "Chúng tôi già rồi cũng không có hy vọng trông cậy vào con cháu..."
"Phải đấy, còn bằng vải bông đẹp nữa..."
Cụ bà mặt đỏ gay nói: "Thằng nhóc có chút tiền là nghĩ cách tiêu, mấy tháng trước mới làm răng giả cho tôi, mấy hôm lại đưa đồ ăn, giờ còn may áo, A Thanh cũng đúng là, không biết can ngăn, tôi sắp chết rồi, còn lãng phí tiền..."
"Trời ơi, cụ may mắn lắm đấy!"
"Chúng tôi cũng chẳng có vận may đó..."
"Ôi chà, đừng thế chứ, người trẻ kiếm tiền không dễ, lại tiêu hết cho người nhà thì lãng phí quá...' Cụ nhìn áo bông xù xì, biết chắc chắn phải dùng nhiều bông lắm: "Con đem về cho A Thanh phá ra sửa lại, may cho con ấy, bà mặc đồ cũ cũ cũng được, đốt đi cũng không tiếc..."
"Nói gì thế chứ?" Diệp Diệu Đông hơi bực cụ cứ nhắc việc ma chay hoài.
Anh ôm vai cụ dẫn vào nhà: "A Thanh cũng may cho mình hai bộ rồi. Bà cứ giữ đó mặc, tháng sau em gái lấy chồng, bà cũng mặc đẹp đẹp một chút."
"Đẹp gì chứ? Bà già nhăn nheo rồi mặc đẹp làm gì? Con đem về sửa lại cho em gái đi...
"A Thanh đang may cho em ấy rồi, cái này là biếu bà mà, bà đừng nói nữa, vào thử xem."
Mẹ Diệp đang nhóm lửa nấu cơm trước bếp, cũng nghe thấy ồn ào ngoài cửa, thấy hai đứa cháu nội, cũng cau mày nói: "Có chút tiền là nghĩ ngay tới tiêu, cũng không biết dành dụm."
Cụ bà gật đầu đồng ý, than thở: "Đúng thế, may áo làm gì, lãng phí tiền, bà mặc được mấy lần đâu..."
Diệp Diệu Đông cảm thấy hơi đau đầu, biết thế để vợ mang tới luôn.
Đàn bà thật khó hiểu!
Từ nhỏ tới già đều khó hiểu! Tặng quà, muốn tốt với họ một chút cũng bị mắng.
Cha Diệp ngồi góc nhà hút thuốc, một lúc sau mới nói giúp: "Đông tử tặng quà mà, mẹ cứ giữ đi, thời gian gần đây nó may mắn, kiếm không ít tiền, tiêu cũng không phải tiêu hoang, sang tháng em gái cưới, vừa đúng mặc đẹp cho tưng bừng."
"Đúng đúng, cha nói đúng,' Diệp Diệu Đông vội nhét áo vào tay cụ: "Bà nhanh thử xem có chỗ nào không vừa để con bảo vợ sửa."
Cụ bà nhìn áo bông trên tay, tay duỗi ra cũng không dám sờ, sợ những cục u trên tay làm hỏng áo.
Lúc cúi đầu xuống nhìn, lúc không ai chú ý, đôi mắt cụ hơi đỏ lên.
Khổ cả đời, cụ chưa từng mặc áo đẹp như thế này, không ngờ tuổi già có được phước đức này.
Cụ cúi đầu đi vào nhà, không để mọi người thấy vẻ mặt.
Vào nhà mới lặng lẽ lau nước mắt, rồi cẩn thận mặc lên chiếc áo bông mới.
Diệp Diệu Đông ngồi trong nhà nhịp chân, nhìn quanh: "Em gái đâu ạ?"
Bạn cần đăng nhập để bình luận