Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982

Chương 485: Ồn ào

Chương 485: Ồn àoChương 485: Ồn ào
Hai cha con lao lên đá ngầm một cách vội vàng, lân này họ không nhặt từ trên xuống dưới nữa, mà nhặt từ dưới lên trên, tránh về sau nó chìm xuống thì khó nhặt.
"Bố, nhặt bào ngư trước đi! Ốc biển để sau."
"Bố biết rồi."
Chưa kịp nhặt được mấy con, bố Diệp đã dừng lại nói: "Bố đi đón mẹ và em gái qua đây luôn đi, nhiều người cùng làm thì nhanh hơn, kẻo nó chìm quá nhanh thì nhặt không kịp. Ngâm trong nước một lúc cũng được, nhặt xong rồi về tắm rửa ngâm chân là xong."
"Vậy cũng được, lúc đó đưa họ lên chỗ cao một chút, ít phải ngâm nước hơn."
Có việc gì thì làm việc đó trước, ban đầu còn nghĩ hai người đàn ông thì cứ từ từ nhặt cũng được, dù sao cũng không vội, ai ngờ lại đang chìm xuống? Vậy thì phải gọi mẹ và em gái tới phụ một tay, kẻo lỡ mất cơ hội.
Bố Diệp vội vàng leo lên thuyền đón mẹ Diệp và Diệp Tuệ Mỹ.
Diệp Diệu Đông vừa nhặt vừa tìm hai chỗ đứng vững chân, đợi họ tới thì anh và bố mỗi người ẫm một người qua.
"Hai người cứ nhặt ở đây đi, chỗ này cao hơn một chút, dễ đứng chân hơn, cẩn thận kẻo trượt ngã đấy."
Mẹ Diệp lầm bầm: "Ngâm trong nước một lúc cũng chẳng sao, lạnh thì lạnh tí thôi, về nhà ngâm chân một lúc, nghỉ vài ngày là khỏi, mau nhặt đi, Tuệ Mỹ cũng đừng ngâm nước lâu quá. Biết trước thì sáng nay cũng xuống nhặt với hai người, như vậy sẽ nhanh hơn.”
"Ai ngờ nó lại chìm xuống, tưởng con với bố từ từ nhặt cũng được rồi."
"Mau nhặt đi, mau nhặt đi, may là gọi hai mẹ con qua, nếu chỉ có hai người thì nhặt được bao nhiêu chứ?”...
Bốn người, mỗi người cầm một xô, không đủ móc nên dùng tua vít dẹt để nhặt. May là hiện đang rút triều, mực nước xuống dần, tuy đá ngầm đang chìm xuống nhưng không bị ngập nhiều, một bên rút một bên chìm, cân bằng nhau nên vẫn làm được.
Khi xô của Diệp Tuệ Mỹ đã đầy một nửa, Diệp Diệu Đông qua giúp đổ lên thuyền, nếu không thì cô bé khó mà xách nổi xô nặng như vậy, nhân tiện cũng chỉnh lại vị trí nhặt cho em gái, anh vẫn khá thương em.
Khoảng 12 giờ trưa, khi nước rút hết thì toàn bộ đá ngầm cũng chìm xuống gần 1 mét, trên thuyền cũng đã có thêm hai bao tải đầy.
Lúc này ai nấy cũng đã leo lên chỗ cao hơn để nhặt, những chỗ thấp không kịp nhặt thì cứ để nó chìm xuống vậy. Ngâm lâu trong nước lạnh như thế này thì ai cũng chịu không nổi.
Suốt buổi sáng, Diệp Diệu Đông cảm thấy bàn chân mình sắp phồng rồi, từ đầu gối trở xuống thì ướt nhẹp và tê cóng vì lạnh.
Khi nước rút hết rồi bắt đầu dâng lên trở lại, mọi người rõ ràng nhận thấy tốc độ nước ngập qua đá ngầm rất nhanh, gấp đôi so với lúc rút triều.
Bởi vì buổi sáng thì một bên đá ngầm đang chìm xuống, một bên nước đang rút, ngoài việc độ cao của đá ngầm thấp đi thì mực nước không thay đổi.
Nhưng buổi chiều thì trong lúc đá ngầm chìm xuống, mực nước lại đang dâng lên, nên tốc độ ngập nhanh gấp đôi.
Bốn người không kịp lên thuyền ăn uống gì cả, chỉ tính nhặt thêm một lúc nữa, nhặt được bao nhiêu hay bấy nhiêu.
Đến 1h30, do nước dâng nhanh quá nên chỗ cao nhất của đá ngầm chỉ còn lộ ra khoảng 1 mét, xung quanh cũng không đủ chỗ để đứng.
Họ đành phải bỏ cuộc, ẫm hai người phụ nữ lên thuyền trước, rồi hai người đàn ông cũng leo lên theo, lúc này cả hai đã ướt nhẹp rồi.
Thường ra khơi thì không bao giờ ướt đẫm như vậy, nên không ai nghĩ đến chuyện mang thêm quần áo dự phòng. Cởi ủng ra, đổ hết nước biển trong đó, hai cha con vứt lung tung ở một góc.
Mẹ Diệp và Diệp Tuệ Mỹ cũng đã ướt giày từ lâu rồi, nên cũng cởi ra, đi chân đất.
Mọi người dựa lưng vào thành thuyền, nhìn đá ngầm chìm xuống với tốc độ có thể nhìn thấy bằng mắt thường, ai cũng thấy hơi tiếc nuối, vẫn còn khá nhiều chưa kịp nhặt.
"Thật là tiếc quá, nó sẽ chìm xuống biển luôn như vậy à? Không nhặt được nữa sao?" Mẹ Diệp nhíu mày, nói với vẻ tiếc nuối.
Diệp Tuệ Mỹ cũng ngó ra với vẻ tiếc rẻ: "Liệu có lúc nào nó lại bị đẩy lên không nhỉ?"
"Ai mà biết được chứ?"
Cũng không rõ nó sẽ chìm xuống đến đâu, nếu không quá sâu thì khi nào trời ấm lên, anh có thể lặn xuống bắt.
"Nhặt được bao nhiêu bao rồi vậy?" Bố Diệp nói rồi đi vê phía những bao tải ở góc, cầm miệng bao lắc lắc.
Hai bao rưỡi bào ngư lớn, còn một bao là bào ngư lẫn với ốc biển.
Ban đầu trước khi ăn sáng, cha con họ đã nhặt được nửa bao bào ngư lẫn ốc biển, buổi chiều khi nước dâng lên thì họ không kịp chỉ nhặt riêng bào ngư nữa, gì cũng nhặt hết, cũng nhặt thêm nửa bao lẫn lộn đổ vào, đủ một bao đầy.
"Cũng được rồi, cũng được rồi, chúng ta nhặt được khá nhiều đấy, số còn lại chắc chỉ khoảng 1/3 thôi, không nhặt kịp thì để nó chìm xuống cũng không sao rồi."
"Ừm ừm, anh ba nói đúng đấy, nhặt được nhiều thế này thì chúng ta đã phát tài rồi." Diệp Tuệ Mỹ gật đầu rạng rỡ, mắt cười toe toét.
"Bố, bố với anh ba mau cởi quần ra vắt nước đi, con sẽ mang qua bếp lò để hong khô.”
"ừ"
"Lát nữa đi thu dây câu và lưới dính về, thu xong thì chúng ta thẳng đường về nhà." Ướt nhẹp dính sát vào người thật khó chịu, chân anh đã tê cóng vì lạnh, kiếm tiền thật không dễ dàng chút nào.
Bố Diệp gật đầu: "Về sớm đi."
Mẹ Diệp vội nói thêm: "Trên hòn đảo bên kia còn có nửa bao sò hến chưa khiêng lên thuyền đấy, qua đó khiêng lên trước đi."
"Biết rồi."
Diệp Diệu Đông nhìn những con tôm hùm xanh đang bò lổm ngổm trong giỏ, bắt vài con lên xem kích cỡ.
Vỏ của chúng có màu xanh lục, trông rất cứng cáp, màu sắc lại rất đẹp. Chỉ có điều đầu to mà bụng thì nhỏ.
Có con nhỏ thì như mẹ nói, khoảng 2-3 lạng, riêng vài con to thì 5-6 lạng, 6-7 lạng. Để lại khoảng chục con, số còn lại cũng không nhiều.
Thật tiếc, tôm hùm xanh chạy rất nhanh, vớt bằng lưới tay thì chúng hoảng sợ bỏ chạy tứ tung trở lại biển, không thì có thể bắt được nhiều hơn.
"Lúc đó thấy nhiều lắm, nhưng vớt một cái là chúng chạy hết luôn." Diệp Tuệ Mỹ hơi tiếc nuối nói.
"Cũng được rồi, tôm hùm xanh không dễ bắt đâu, tối nay cũng được nhậu rồi."
Diệp Diệu Đông nói xong rồi thả tôm hùm xanh xuống, đi mở máy thuyền, phải qua hòn đảo kia khiêng nửa bao sò hến cho mẹ trước, rồi mới lại lái thuyền đi thu lưới dính.
Chỉ thả một tấm lưới dính, có bánh xe lăn giúp quay nên rất nhẹ nhàng, mẹ Diệp và Diệp Tuệ Mỹ trực tiếp nhận việc, còn anh và bố ngồi bên bếp lò hong khô người.
Chưa được lâu thì đã nghe tiếng em gái la hét:
"Ơ... to quá... xấu quá..."
"Sao lại nhiều cá ếch thế này?"
"Ồ, cái này là cái gì? Hình dạng giống cá bơn nhưng lại có những vằn màu sặc sỡ..." Diệp Diệu Đông đáp luôn: "Đó là cá ở rạn san hô, không biết tên gì, quá nhỏ thì thả lại biển cho nó lớn đi. Trong giỏ dụng cụ kia có kim, em châm vào bụng cá rồi đâm thủng bong bóng để nó thở được, rồi thả lại biển."
"Ồ, sao phải phiền phức thế?" Diệp Tuệ Mỹ hỏi nhưng vẫn làm theo, rồi thả cá trở lại biển, chỉ thoáng cái là nó đã lặn mất.
May là lưới dính cũng mới thả không lâu, những con cá vừa được vớt lên vẫn còn rất sinh động, khi thả xuống biển thì chúng lại bơi nhảy tung tăng.
"Nếu không đâm thủng bong bóng mà thả thì cá vẫn sẽ chết, chúng trông đẹp đấy, chết thì uổng lắm."
Những ngư dân có ý thức thường sẽ thả những con cá nhỏ còn sống, ngư dân thời nay cũng đều hiểu phải phát triển nghề cá bền vững, bắt cá lớn thả cá bé, trừ khi vớt lên thì cá đã chết rồi, như khi kéo lưới chẳng hạn.
"Tại sao vậy?"
"Vì áp suất khí ở đáy biển khác với áp suất không khí ở mặt nước, cá không thích nghi được nên bụng sẽ nổ tung, nếu thả trực tiếp thì cá cũng sẽ chết thôi."
""
"Làm việc nhanh lên, hỏi nhiều cái gì vậy!"
”Tò mò chứ bộ, em chưa ra khơi bao giờ mà."
Diệp Diệu Đông và bố Diệp đang đặt bốn bàn chân lên lò than, bàn chân nhăn nheo vì ngâm nước quá lâu, phải hong trên lò than một lúc mới cảm thấy ấm dần.
"Bố này, về nhà nấu nước gừng ngâm chân vài ngày sẽ khá hơn đấy."
"Ừm, may là mấy ngày tới cũng không ra khơi được nữa, nhưng hôm nay cũng nhặt được nhiều bào ngư rồi..."
"Ơ, tôm hùm xanh! To quá..."
Hai cha con nghe tiếng la hoảng hốt bên kia liền quay lại nhìn, thấy Diệp Tuệ Mỹ đang gỡ một con tôm hùm xanh bị vướng trong lưới. Con tôm hùm xanh đang bị giữ trên không trung, những sợi râu dài không ngừng quần quại, đuôi thì co duỗi liên tục, rõ ràng to hơn nhiều so với những con trong giỏ.
"Con này to quá, mọi người coi này!"
"Khoảng một cân nhỉ? Được đấy, hôm nay mà còn bắt được cả tôm hùm xanh nữa đấy."
Diệp Tuệ Mỹ mừng rỡ đến nỗi mỉm cười không khép được miệng.
"Làm nhanh lên, đừng chơi nữa, trong đó còn hai con cá ếch chưa lấy ra, phần lưới còn lại cũng không dài nữa, mau kéo lên đi, lát nữa còn phải đi thu dây câu nữa." Mẹ Diệp giục.
"Ừ, đây ạ."
Cô ấy bỏ con tôm hùm xanh vào giỏ, rồi phấn khích chạy đi giúp thu lưới, nhưng khi nhìn thấy lớp nhờn trên người cá ếch thì lại hơi nhăn mặt khi với tay bắt.
"Xấu quá, tay nhớt nhợt cả rồi..."
Dù nhăn mặt nhưng cô ấy vẫn nhanh nhẹn bắt lấy chúng.
Khi thấy thân hình dẹp lép của cá bơn, hai mắt ở cùng một bên, cô lại lầm bầm: "Cá dưới đáy biển trông thật kỳ lạ."
Tuy lớn lên ở biển nhưng cô ấy chưa bao giờ ra khơi, trước đây nhà không có thuyền, cô ấy chỉ ở nhà giúp đan lưới, hoặc lúc triều cường thì cùng gia đình ra bãi biển, ra bến cảng nhặt hải sản, hôm nay mới lần đầu đi đánh cá, nên cô hơi phấn khích.
Khi thấy một con cá quỷ nặng 5-6 cân cũng bị mắc lưới, cô lại tiếp tục lầm bầm: "Cá dưới đáy biển đều phẳng lép thế này à? Nghe nói cá này có nọc độc ở vây đuôi, phải cắt bỏ trước đi."
Trên thuyền chỉ tràn ngập tiếng lảm nhảm của cô ấy, nhưng cũng khiến không khí trở nên náo nhiệt, chẳng buồn chán chút nào.
"Này, thu dây câu luôn nhé?" Cô đang phấn khích, cảm thấy chưa thu hết cá thì chưa thỏa mãn, việc thu cá thật thú vị. Diệp Diệu Đông cười lớn với cô: "Em không mệt, không buồn ngủ à? Từ đêm qua đến giờ cũng đã làm việc cả ngày rồi đấy."
"Vẫn ổn mà, em thấy rất vui."
"Đợi lúc thực sự phải ra khơi với chồng thì com sẽ thấy mệt, không muốn làm nữa đâu."
Câu nói vô tình của mẹ Diệp khiến Diệp Tuệ Mỹ lập tức đỏ mặt.
"Mẹ nói gì vậy, mau thu lưới của mẹ đi!"
Bạn cần đăng nhập để bình luận