Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982

Chương 1064: Anh vợ cũng muốn làm ăn buôn bán

Chương 1064: Anh vợ cũng muốn làm ăn buôn bánChương 1064: Anh vợ cũng muốn làm ăn buôn bán
Thời buổi này, huyện thành cũng chưa phát triển, tổng cộng chỉ có bé tẹo đó, xưởng đóng thuyền tuy nói ở huyện thành, nhưng cũng ở gần một ngôi làng hẻo lánh ở ngoại ô huyện thành, cha con anh đạp xe đạp cũng phải mất 20 phút mới tới.
Tìm hiểu kỹ một chút, con thuyền hùn vốn dự định hạ thủy sau 7 ngày nữa, trước tiên thử nước vài ngày, nếu không có vấn đề gì thì bàn giao vào ngày 1 tháng 7.
Hôm nay nếu họ không đến, xưởng cũng định đến tối gọi điện đến ủy ban thôn thông báo cho A Quang, hỏi lúc đó họ có muốn đến tham quan không.
Trong trường hợp bình thường, họ sẽ đến, dù sao thử nước thuyền mới là chuyện lớn, huống chỉ còn to như vậy.
Còn con thuyền nhà họ đã bắt đầu đóng rồi, khung xương cũng đóng xong, và vì gần đây lại tuyển thêm một lớp học việc, phân bổ vào các tổ, nhân lực dồi dào, nói nếu thuận lợi, có lẽ có thể đóng xong thuyền trước Tết.
Đối với anh, đây chắc chắn là tin tốt.
Sớm hơn đến nửa năm, sớm kiếm tiền.
Con thuyền hùn vốn này tuy nói anh có phần, nhưng dù sao anh chỉ chiếm ba cổ phần, không hoàn toàn thuộc vê anh, con thuyền đang đóng bây giờ mới có thể nói thực sự là của anh.
Cha Diệp đứng trên thuyền mới không ngừng đi tới đi lui, chỗ này sờ sờ chỗ kia gõ gõ, nhìn thế nào cũng không đủ.
Diệp Diệu Đông đã nói chuyện xong hết dưới đó, giục ông đi, ông vẫn mãi không chịu xuống.
"2 giờ rồi, về nhà thôi cha."
"ồ ồ, đến đây đến đây..."
Cái đến đây đến đây này, lại để anh đợi mười mấy phút nữa, cha anh mới lưu luyến không rời xuống thuyền. "Con thuyền mới đóng nhìn là biết ngon rồi, chỗ nào cũng tốt, sơn phết nhìn cũng sáng mắt."
"Đều là tiền! Bỏ ra một khoản tiền lớn mà không tốt à? Đi thôi, về nhà thôi, về còn phải nhận hàng."
Cha Diệp trước khi ra cửa vẫn chưa còn lưu luyến, sờ thêm hai cái nữa: "Nếu thuyền con có thể giao hàng trước Tết thì tốt quá, song hỷ lâm môn, ăn Tết vui vẻ."
"Ừ ừ, đợi thêm nửa năm nữa xem, Tết năm nay hình như vào tháng 2, vậy là còn 8 tháng nữa."
"Thuyền lớn chống gió tốt, đến lúc đó kiếm tiền cho tốt..."
Cha con đạp xe chầm chậm về nhà với tâm trạng rất tốt, nhưng đợi về đến nhà rồi, tâm trạng không được tốt cho lắm.
"Bác cả gái vừa mới qua nói một tiếng, nói anh Phàm ngày kia mãn hạn tù được thả về, lúc đó nhờ mượn xe đạp nhà mình cho bác đi huyện đón người, em đã đồng ý rồi."
"Ồ, đồng ý thì đồng ý đi, chỉ là đến lúc dùng xong nhớ rửa một chút, tiện thể đốt giấy vàng luôn."
"Ừ"
Hai cha con đều không nói gì, cho mượn thì cho mượn đi, đến khi mẹ Diệp tan ca về nghe nói, mặt lập tức kéo dài ra, keo kiệt mắng um sùm.
"Chân quý báu lắm sao? Còn phải đi xe đạp đón? Không biết còn tưởng kiếm được nhiều tiền, còn phải đi xe đạp đón về. Sao bà ta không mượn người khác, chỉ mượn mỗi nhà các con, xui xẻo!"
Diệp Diệu Đông cũng cảm thấy khá xui xẻo, nhưng A Thanh đã cho mượn rồi thì không thể từ chối lại được, đành phải chấp nhận vậy.
"Chỉ biết lợi dụng người khác thôi, hôm nay mượn xe đạp, ngày mai không biết sẽ mượn gì nữa, mới đây còn muốn mở miệng xin thuyên một cách trắng trợn, để mẹ ăn cơm xong sẽ qua nói là không cho mượn.” "Xe đạp là đồ lớn, đâu phải muốn mượn là mượn được chứ? Nếu bình thường có việc gì cần dùng đến thì cho mượn cũng được, mẹ cũng không nói gì bà ta. Mới ra tù xong mà đã đòi đi đón bằng xe đạp, nói ra ngoài người ta cười cho, cũng gây xui xẻo cho chúng ta."
"Vợ con là người làng khác, mới đến đây vài năm, ngại ngùng không dám nói, khó từ chối, để mẹ qua nói."
Mẹ Diệp lẩm bẩm không ngừng: "Tưởng nhà chúng ta dễ nói chuyện, dễ bắt nạt à? Tiền nợ hai đứa con trai của mẹ vẫn chưa trả xong, còn có mặt mũi..."
"Chuyện này đã đồng ý rồi, nói cho mượn thì cứ cho đi, cũng không phải người ngoài, đón cháu trai mà." Cha Diệp cau mày, hơi khó xử.
"Sao có thể cứ thế được, ông coi người ta là cháu, lúc người ta lừa tiền ông có coi ông là chú đâu, chuyện xui xẻo này không thể làm, dù sao cũng không bảo ông đi nói."
"Nhưng đã đồng ý rồi, giờ qua nói lại, người ta sẽ bảo chúng ta coi thường họ hàng...
"Ừ, tôi thật sự coi thường họ, người gì đâu..."
"Cũng không liên quan lắm đến A Phàm, nó cũng bị lừa..."
"Ông im đi, tôi không muốn nói chuyện với ông nữa!"
Cha Diệp lập tức ngậm miệng lại.
Lâm Tú Thanh cũng thấy mình hơi nhu nhược, hơn nữa bác cả gái cũng giống mẹ chồng, đều không phải dạng vừa, bà cụ cũng thở dài bên cạnh, cô cũng ngại từ chối.
Diệp Diệu Đông nhìn mẹ mình hăng hái tranh luận, giống như một con gà trống sắp ra trận, cũng không nói gì, chỉ tiễn mẹ ra ngoài.
Rồi mới hỏi: "Có phải còn phải mang trứng gà qua nhà họ không?"
Lâm Tú Thanh gật đầu: "Cái này phải có."
Họ hàng đều phải mang, đó là tục lệ, ý nghĩa là xua đuổi vận xui, rửa tâm gột nết.
"Lát nữa con qua nhà A Quang nói chuyện thử thuyền mới vài hôm nữa, tiện thể nói với nó là anh họ hai sắp về rồi."
"Hôm nay đi huyện thuận lợi chứ?”
"Thuận lợi, Trần cục trưởng cũng dễ nói chuyện, thêm cả thuyền nhà mình nữa, có thể giao hàng trước Tết."
"Vậy thì tốt quá."
Trước đây tiếc tiền không chịu mua, lải nhải mãi, giờ tiền trong tay đủ rồi, cô còn muốn nhanh chóng đưa thuyền về nhà, đàn bà đúng là thay đổi nhanh thật.
"À còn nữa, lúc nấy em đến bến thuyền nhận hàng, anh cả của em có gọi điện, bảo lần sau anh lên thành phố thì báo cho anh ấy một tiếng, anh ấy sẽ đi cùng anh."
"Anh ấy đi làm gì? Muốn đi thì tự bắt xe là được rồi, dù sao cha mẹ đều ở cửa hàng, anh cũng không biết lúc nào rảnh, lúc nào sẽ lên thành phố."
"Anh ấy nói nếu anh chưa đi, mà có chuyến hàng, anh ấy tiện đường giao hàng cũng được, dù sao đi nhờ xe cũng đỡ phải chuyển xe liên tục, lại tiết kiệm được tiền xe, anh ấy cũng không vội, lúc nào cũng được."
"Anh cả đi thành phố làm gì vậy?"
"Trước đây lúc phơi cá khô, anh ấy đã đi chợ với em vài lần rồi, về nhà anh ấy đã có ý định, bàn bạc với chị dâu lâu lắm, rồi lại bàn với cha."
Diệp Diệu Đông ngạc nhiên: "Anh ấy định thuê cửa hàng à? Anh ấy định bán gì?"
Không ngờ anh vợ cả lại có ý định mở cửa hàng nhỏ, làm ăn buôn bán?
Kiếp trước, cả nhà họ vẫn luôn ở quê trồng lúa, mấy chục năm đều không thay đổi.
Cánh bướm của anh đã ảnh hưởng lớn đến vậy!
"Đúng là có ý định đó, nhưng vẫn chưa quyết định, dù sao ở nhà còn một đống việc, còn ruộng đồng, núi rừng, đều phải có người trông nom."
"Tuy đã chia nhà rồi, nhưng núi đồi vẫn là tài sản chung, dạo này đang bàn bạc với anh hai, nhưng cụ thể vẫn phải đợi lúc nào cha rảnh về, họ tự ngồi lại bàn bạc xem việc đồng áng và trên núi sẽ làm thế nào." Anh lý sự: "Thì cứ nhờ người quản lý, coi như nhờ anh hai trông nom, anh cả với cha góp lại trả cho anh ấy tiền công là được, như vậy anh hai cũng không phải trông nom không công, ở nhà làm việc cũng có lương, mọi người đều hài lòng."
Người đi mở mang thì đi, người ở nhà giữ thành thì giữ.
Ở ngoài thì kiếm tiền, ở nhà cũng có tiền kiếm, hai đầu đều tốt, sản vật từ đất đai cũng đều có phần, có thể nói là toàn mỹ.
Nếu thiếu nhân công thì có thể thuê mà, dù sao tiền công cũng rẻ.
Cha Diệp không nhịn được chen vào: "Ra chợ mở cửa hàng, làm ăn buôn bán nhỏ cũng được, khu đó ngày càng nhộn nhịp, chắc kiếm được ít tiền. Ruộng vườn với núi rừng, ở nhà cũng có người quản lý, cũng có thể nói là không ảnh hưởng lẫn nhau."
Ông lại bổ sung thêm: "Ừm... nếu cần thuê cửa hàng, bên anh cả anh hai cũng có sẵn cửa hàng, người một nhà dễ nói chuyện."
"Con cũng đã nói với họ rồi, đợi lúc nào có hàng gửi lên thành phố, để anh cả đi xem kỹ rồi quyết định bán gì, sau đó để cha tranh thủ về bàn bạc một chút."
"Đợi gì nữa? Đi luôn đi, đừng có lần chần, nếu thật sự có ý định, muốn làm một việc gì đó thì cứ xông thẳng vào là được rồi. Không thì cứ nghĩ mãi, đợi mãi, đợi đến khi hết cả hăng hái. Làm việc gì cũng phải dựa vào sức bật, càng kéo dài, càng do dự."
Nếu không quyết tâm làm, đợi lâu quá, sẽ chùn bước mất, thế thì làm ăn cái gì nữa.
"Anh tưởng ai cũng như anh à, muốn làm gì thì làm, làm rồi mới xin phép. Tiền cũng chẳng phải gió thổi tới, làm ăn buôn bán nhỏ cũng là chuyện lớn, tất nhiên phải suy nghĩ bàn bạc kỹ càng chứ.”
"Vậy thì hôm nay đi, dù sao gửi hàng lên thành phố cũng có chỗ để. Tối xem trên trời có sao không, nếu có thì ngày mai sẽ là ngày đẹp trời, lát nữa qua nhà chú Chu, bảo chú ấy sáng mai qua chuyển hàng gửi ra chợ, em cũng bảo anh cả chuẩn bị một chút đi."
"Tối nay anh phải ra biển, anh không đi cùng được, dù sao cha ở đó, ông ấy ở đó nửa năm rồi, quen thuộc hơn anh nhiều, biết cũng nhiều hơn." Lâm Tú Thanh gật đầu, biết anh bận, vốn cũng không định phiền anh, dù sao có xga ở đó rồi.
"Nếu anh cả có khó khăn gì, cần vay tiên hay cần giúp đỡ, em xem xét mà lo liệu nhé."
"Vay tiền thì không cần, họ cũng tích cóp được một ít, có chuyện gì cũng có cha ở đó, chúng ta ở xa cũng với không tới, để sau này xem họ bàn bạc thế nào đã."
Đang lúc họ tán gẫu, mẹ Diệp lại hùng hổ trở về, còn cầm ấm nước, mạnh tay rót hai bát nước trà lớn.
"Suýt nữa thì tức chết tôi rồi, bảo tôi quản việc quá rộng, các con đều do tôi sinh ra, tôi còn không được quản các con nữa sao? May mà ở xa, không ở gần."
Bà cụ lắc đầu, bất đắc dĩ nói: "Lúc đó nghĩ các con không hợp nhau, ngày nào cũng cãi nhau vài câu, nên mới tìm chỗ cho con cả con hai ở riêng, chứ anh em nhà ai chẳng xây nhà sát nhau? Đều ở cạnh nhau cả."
"Con không hợp với họ chỗ nào chứ? Nhà ai chẳng có chút mâu thuẫn? Chính mẹ thiên vị Đông Tử quá đáng, họ suốt ngày nói mẹ thiên vị, khiến mẹ thấy phiền, nên mẹ mới đuổi họ đi xa xây nhà ở chỗ khác, không xây cạnh bên. Giờ thì hay rồi, lại còn nói là tụi con không hợp nhau.”
Bà cụ cười hề hề mấy tiếng: "Ngón tay cũng có ngắn có dài mà..."
"Ừm... con cũng nghĩ dù sao cũng cùng một làng, đi vài bước là tới, xây nhà ở đâu mà chẳng được? Đâu cần phải giống người ta, anh em nhất thiết phải ở cạnh nhau."
"Tính các con vốn cũng không tốt, cũng chẳng ai chịu nhường ai câu nào, ngày nào không có chuyện gì cũng cãi nhau vài câu."
Nói đến đây, bà cũng lấy lại khí thế, không hoàn toàn là do bà thiên vị.
Mẹ Diệp trợn mắt, đều tại bà thiên vị mới tích tụ mâu thuẫn.
Va chạm hàng ngày, thường nói qua vài câu là xong.
Dù sao nhà họ cũng được hưởng lợi gián tiếp, bà cũng không nói gì nữa.
Diệp Diệu Đông nghe mà thích thú, hóa ra anh mới là mồi lửa.
Bạn cần đăng nhập để bình luận