Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982

Chương 746: Bán hàng

Chương 746: Bán hàngChương 746: Bán hàng
Bận rộn nửa buổi sáng, thu xếp xong tất cả mọi thứ, những gì cần trao đổi với anh cả anh hai, đều trao đổi hết, cũng gửi một phần đặc sản qua nhà Lâm Tập Thượng.
Ban đầu anh còn nghĩ, hai hôm nữa Trung thu, mẹ anh chắc sẽ khá bận, phải đợi chiều muộn mới tan ca về, không ngờ trưa bà đã chạy về, còn dẫn theo bốn năm phụ nữ, mấy người cười tươi rói vừa đi vừa nói.
"Nhà các chị ở bên bờ biển cũng tốt đấy, gió biển thổi mát lắm, ngồi hướng Bắc nhìn Nam, có nhà che, mùa đông ngồi ngoài cửa phơi nắng cũng không thấm gió Bắc..."
"Đúng vậy, thằng ba nhà tôi cũng luôn bảo tôi dọn sang, còn nói sẽ xây thêm một tầng cho tôi với ông nhà ở..."
"Thằng ba nhà chị nhìn ngày càng giỏi giang, lại còn rất có hiếu nữa, các chị có phúc đấy..."
"Đâu có, tổng cộng kiếm chẳng được mấy đồng, toàn dán lên tường hết. Suốt ngày chỉ biết làm này làm nọ, dạo trước còn xây cho bà nội nó một gian nhà nhỏ, rồi rào thêm một cái sân, cứ lăng xăng, tiền đều bị nó tiêu hết vào mấy thứ đó."
"Đấy, lại chạy một chuyến Chiết Giang, tối qua mới về, mang về một đống đồ, các chị muốn gì cứ vào xem, giá cả chắc chắn phải chăng, bên ngoài bán bao nhiêu, tôi nhất định không để nó lấy các chị nhiều hơn đâu."
Mẹ Diệp tuy nói lời chê trách, nhưng giọng điệu lộ ra toàn là cảm giác tự hào, tiện thể lại tiếp tục quảng cáo hàng con trai mang về thêm lần nữa.
"Chị xem đồng hồ điện tử của tôi đẹp không? Chúng ta cả ngày đi làm, trên tay có chiếc đồng hồ, đeo xem giờ tiện biết bao. Loại đồng hồ cơ đắt như vậy, đồng hồ điện tử rẻ mà lại dễ dùng, nhìn số cũng tiện, chỗ mình khó mua lắm, muốn mua phải ra tận huyện, trong huyện vừa có là bị người ta tranh mua hết, đến lượt mình mua còn chẳng có...
"Con trai tôi mang về cũng chẳng có mấy cái, giờ không biết còn không nữa, nếu không có thì các chị xem vải vóc, xem quần áo giày da cũng được..."
"Ôi giời, sao con chị không mang về nhiều hơn chút?"
Mấy người phụ nữ kia chớp mắt cũng hơi gấp: "Đi nhanh lên, đi nhanh lên..."
"Nhà con trai nào của chị vậy?"
"Nhà thằng ba có đồng hồ, nhà thằng cả thằng hai có giày da, quần áo vải vóc nhà nào cũng có, các chị xem trước muốn đến nhà ai?"
"Thằng ba, thằng ba, xem đồng hồ trước đã, cái khác không gấp..."
"A... có chó..."
Mẹ Diệp thấy cửa sân lại có chó lớn chó nhỏ lao ra, vội chạy lên quát mắng: "Đi đi, qua một bên..."
"Nuôi chó cũng nhiều ghê!"
Diệp Diệu Đông vừa ăn cơm xong, ngồi ở cửa hóng mát, từ xa đã thấy mẹ hớn hở dẫn người đến, anh còn tưởng bà sẽ dẫn người đến nhà anh cả anh hai trước, không ngờ lại đến chỗ anh trước.
"Tan ca rồi à?"
Mẹ Diệp mặt mày hớn hở đi lên: "Mau lấy mấy cái đồng hồ con mang về ra cho mấy bác xem thử. Sáng nay mẹ đeo đồng hồ đi làm, ai cũng thấy thích lắm, đấy, vừa tan ca, mọi người đều về cùng mẹ. Đồ đạc nhà mình thu dọn xong hết chưa? Lát nữa lấy vải vóc quần áo ra cho mọi người xem luôn."
Biết ngay mẹ chắc chắn sẽ dẫn người về mà, dù sao đồng hồ điện tử cũng là hàng hot, người thường xem rồi làm sao mà không động lòng cho được.
"Vậy mọi người đợi chút, con vào bảo A Thanh bê đồ ra để ở cửa, trong nhà tối, không bằng ngoài này nhìn rõ."
Nhiều người như vậy, lát nữa lộn xộn, nhỡ đâu trong nhà mất thứ gì, lúc đó cũng khó nói, để ngoài cửa ánh sáng cũng tốt.
Mẹ Diệp vội phụ họa: "Được được được, để ngoài cửa cũng tốt, chỗ rộng, bên trong chật quá, với lại ngoài cửa cũng mát, nhìn cũng rõ."
Diệp Diệu Đông và Lâm Tú Thanh hợp sức bê một hộp nhỏ đồng hồ ra, rồi cái bao tải quần áo với vải vóc lúc nãy bỏ vào, tiện thể lấy thêm mấy cái bao tải, trải dưới đất, đổ quần áo ra.
Ngay lập tức, đám phụ nữ này cảm thấy mắt cũng không đủ để nhìn, có hai người trực tiếp ngồi xuống lục lọi, người bên cạnh lại nói: "Xem đồng hồ trước đã, quần áo lát nữa hãy xem không vội, còn nhiều lắm đây."
"À đúng đúng đúng..."
Đống quần áo sặc sỡ trên mặt đất quá hút mắt, đến nỗi suýt nữa khiến họ quên mất mục đích đến đây.
Diệp Diệu Đông cũng mở hộp đựng đồng hồ bên cạnh cho họ xem, đồng hồ hỏng đều đã bị anh lựa ra rồi, những cái còn lại đều là hàng tốt.
"Đồng hồ bán thế nào?"
"Một cái chín đồng, không mặc cả, dì ra quầy nhìn cũng đều khoảng chín mười đồng."
"Rẻ chút đi? Bọn dì đều muốn cả..."
"Không mặc cả, tổng cộng chỉ có hơn chục cái này thôi, bán hết là không còn nữa, với lại cái này cháu còn mang từ tận Chiết Giang về. Không thì cháu bán mười đồng, để các dì mặc cả xuống chín đồng?"
Mẹ Diệp cũng phụ họa bên cạnh: "Đúng đấy, từ xa như vậy tiền xăng dầu cũng tốn bao nhiêu rồi? Giá cũng không bán đắt với các chị đâu."
Diệp Diệu Đông kéo cái ghế, ngồi bên cạnh khoanh chân lên, uể oải nói: "Các dì xem đi, muốn thì chọn trước, không muốn thì con đi nói với hàng xóm bên cạnh, sáng sớm họ đã sang rồi, bảo con thu dọn xong thì nói với họ một tiếng, họ cũng muốn mua."
"Muốn muốn muốn, tôi lấy hai cái..."
"Tôi lấy một cái..." "Tôi cũng lấy hai cái..."
Mấy người phụ nữ mà mẹ Diệp dẫn về đều có lương cố định, điều kiện gia đình đều tính là tốt, tiêu tiền cũng chịu chi, vừa nghe người khác giành mua, họ vội vàng cầm đồng hồ muốn đeo vào tay, nắm chặt, nóng lòng móc tiền, rồi tiếp theo lại mua quần áo.
May mà họ trải mấy cái bao tải dưới đất, mấy người phụ nữ này lật từng cái xem.
Đang lúc họ mở toang cửa, hàng xóm hai bên cũng ăn cơm xong ra ngoài, thấy vậy cũng đều chạy sang, nhưng cửa nhà anh có chó, mọi người bị chó sủa mấy tiếng rồi đành chạy thẳng sang nhà bên cạnh.
Diệp Diệu Đông cũng mặc kệ, người đông dễ hỗn loạn, dễ bị người khác lợi dụng lộn xộn, đợi mấy người này chọn xong anh dắt chó ra cửa sau là được.
Cả buổi chiều, anh chỉ khoanh chân ngồi ở cửa, nhìn mọi người ở đó chọn lựa, sau này người đông lên, giành nhau suýt nữa đánh nhau.
Anh cũng không ngờ, hóa ra sức mua của phụ nữ trong làng cũng mạnh đến vậy, đã coi thường rồi.
Nhưng nghĩ lại cũng khá bình thường, từng người đều có thể móc ra mấy trăm mấy nghìn đồng đi tham gia đa cấp, mua mấy bộ quần áo thì tính là gì?
Lòng yêu cái đẹp, ai cũng có, già trẻ gái trai đầu thích cái đẹp.
Hơn nữa mấy người này sang nhà bên cạnh lượn, rồi lượn đến chỗ anh, lại lượn sang nhà bên, qua lại qua lại, dường như không cam tâm cứ thế bỏ đi.
May mà anh mắt tinh, luôn quan sát bốn phía lắng nghe tám hướng, ai lấy trộm thì anh bảo vợ sang nói, lấy lại.
Nếu không nhìn thấy, thì anh cũng đành tự nhận xui xẻo.
Thời buổi này, trộm cắp vặt quá nhiều, không như người sau này được học hành cao, có lương tâm hay không thì chưa biết, nhưng không đến nỗi làm chuyện ăn trộm, hơn nữa camera cũng nhiều.
Đợi đến tối không mấy ai đến nữa, Diệp Diệu Đông mới thu dọn mấy bộ quần áo rời rạc còn sót lại, vải vóc ngoài phần tự cắt sẵn để lại, cơ bản cũng bị chia gần hết, đồng hồ điện tử là bị cướp sạch sớm nhất.
Chỉ có băng cassette, chỉ bán được một chút, hai thùng còn lại một thùng rưỡi. Trong làng có máy ghi âm, cũng chỉ có số ít, mấy thứ đó không bán chạy cũng bình thường.
Diệp Diệu Đông cũng không quan tâm, thu hết lại, đợi rảnh rồi mang ra huyện bày quầy là được.
"Em tính xem, hôm nay mấy thứ này bán được bao nhiêu tiền? Anh ra bến mua chút hải sản về, tối gọi mấy anh em họ với bạn bè đến uống rượu."
"Được, vậy muộn chút rồi tính, em đi nấu cơm trước. Chỉ tiếc là trong làng ít nhà có máy ghi âm, mấy cái băng này không dễ bán, chắc phải mang ra huyện mới bán được."
"Chỉ chừng này thôi, không sao cả, dù sao cũng thanh lý gần hết rồi. Mấy bộ quần áo còn lại em xem tặng ai, hoặc tự giữ lấy, em tự xem mà làm."
"ừ"
Lâm Tú Thanh đấm đấm vào gáy, rồi đi vào trong nhà, cả ngày bán hàng, cô cũng mệt lả, còn phải thỉnh thoảng vào nhà dỗ con cho bú.
Diệp Diệu Đông cũng thấy, ở phía sau lên tiếng: "Tối nấu một bát máu sứa anh mang về hôm qua, vừa hay bồi bổ. Anh không ở nhà, chắc em cũng ít ăn nhỉ?"
Cô quay đầu cười: "Không ít ăn đâu, anh không ở nhà, A Quang cũng cách ba hôm hai bữa mang cá tôm đến, em cũng không thiếu canh cháo gì đâu."
"Bảo sao con gái anh tay như đốt ngó sen."
Anh vừa nói vừa đi theo cô vào nhà đẩy xe đạp, chỉ là đi đến cửa, anh lại quay lại.
"Vừa hay mang bánh trung thu với đặc sản đến cho A Tài luôn, bận rộn cả ngày, suýt nữa quên mất việc này, còn có chỗ bí thư Trần, anh tiện đường mang qua luôn."
"Ồ, hôm qua anh về cũng không nói, em còn thắc mắc sao anh mua nhiều bánh trung thu với đặc sản vậy, sáng sắp xếp còn ngạc nhiên."
"Hôm qua mới về không rảnh mà?” Lâm Tú Thanh tặng anh một cái trợn mắt, cô còn không biết anh đang ám chỉ cô à?
Lấy một cái giỏ, xếp cho anh hai cái bánh trung thu, còn có một ít đặc sản lặt vặt cũng đều cho vào một ít.
"Anh xem mà chia nhé, mấy cái này chắc cũng tạm đủ rồi."
"Được."
Diệp Diệu Đông xách giỏ đi ra, tiện tay treo giỏ lên ghi đông xe đạp.
Lễ vật nhiều người không chê, hơn nữa lại là đặc sản, người nhận quà không ai là không vui.
Bí thư Trần vui, A Tài cũng thế.
A Tài cười nói: "Nghe nói chuyến này cậu đi Chiết Giang phát tài lớn, nói cậu mang về cả thuyền đồ, hôm nay ở nhà bán đắt, mọi người đều bảo cậu kiếm bộn."
"Xì - kiếm tiền thì chắc chắn kiếm được rồi, rủi ro đi cùng cơ hội, nhưng cũng không phóng đại như mọi người nói đâu, tiền dầu tiền công với chi phí ăn ở cũng không ít, ra ngoài, lại không phải ở nhà ăn uống không tốn tiền."
"Cũng đúng, ra ngoài không dễ dàng, hơn nữa lại là tranh giành trên địa bàn người ta.
"Ừm”
Diệp Diệu Đông không nói nhiều, ngược lại đi lòng vòng trong lán nhỏ, kết quả phát hiện không có nhiều thứ, hơn nữa trông A Tài có vẻ rất rảnh.
"Thuyền vẫn chưa về à? Sao ít hàng vậy?"
"Đã chở một xe đi cùng hàng của người khác rồi, phía sau còn có thuyên chưa vào."
"Ô_.
Đúng lúc này, anh thấy trong số mấy người đứng ở bờ bến, hình như có một người là A Quang?
Anh vội vàng đi qua chào hỏi.
Bạn cần đăng nhập để bình luận