Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982

Chương 676: Vỏ sò bao quanh bờ biển

Chương 676: Vỏ sò bao quanh bờ biểnChương 676: Vỏ sò bao quanh bờ biển
Cơn mưa to gió lớn đổ ập xuống bên ngoài cửa sổ, bão táp gào thét bên ngoài ngôi nhà, ngày càng dữ dội, như một con thú hoang bị thương đang gầm lên giận dữ, chạy lung tung khắp nơi, cửa ra vào và cửa sổ rung lắc suốt cả đêm.
Lũ trẻ, đứa nào cũng phấn khích, không đứa nào muốn đi ngủ cả.
Diệp Thành Dương trèo lên ghế, vui đùa với cây nến trên bàn trong nhà, đội 'mũ” cho cả mười ngón tay, miệng kêu "nóng quá, nóng quá", lẩm bẩm một mình không biết đang nói gì.
Sau khi cả mười ngón tay đều đội 'mũ sáp", cậu bé cứ hoạt động ngón tay cho đến khi "mũ" nứt ra, rồi lại nhúng vào dầu nến, cứ chơi đi chơi lại mãi không chán.
Trong khi đó, Diệp Thành Hồ đang nằm sấp bên cửa sổ nhìn ra bóng đêm bên ngoài, tiếng gió rít gào, cậu bé cũng hét lên "hú hú hú”, la hét: 'Ma đến rồi, ma đến rồi!"
Còn Lâm Quang Viễn thì vui vẻ liên tục lộn nhào trên giường, đứng ngược đầu chơi.
"Em họ, nhà em tốt thật, lại không bị dột, nhà anh cứ mỗi lần có bão là mưa dột như rây ấy, hồi nhỏ anh chỉ có thể ngủ trên bàn ở phòng khách thôi, mẹ anh còn phải ngồi bên cạnh canh chừng anh cả đêm, giờ anh lớn rồi, chỉ còn cách nhường cho đứa nhỏ nhất ngủ thôi."
"Nhà chúng em cũng vậy mài! Cứ mỗi lần trời mưa là lấy hết bát đĩa trong nhà ra đặt trên giường hứng nước, căn nhà này mới xây nên mới không bị dột, anh có thể về bảo cha anh xây nhà mới, như vậy sau này có bão có mưa cũng không bị dột nữa."
"Nhưng nhà anh không có tiền."
"Vậy thì anh đi kiếm tiền chứ, hồi mới đến đây anh còn chăm chỉ lắm, còn đi vác bao cát kiếm tiên nữa, giờ anh thay đổi rồi, lười biếng, cả ngày ở nhà ăn không ngồi rồi, chẳng chịu làm việc, suốt ngày chạy biến đi đâu mất..."
Diệp Diệu Đông vừa hay bưng cốc sữa lúa mạch pha xong đẩy cửa bước vào, định gọi bọn trẻ uống xong rồi đi ngủ, kết quả lại nghe thấy câu nói này, khóe miệng giật giật, nhìn đứa con trai cả vô cùng bất đắc dĩ. Mấy câu nói này hình như đều là ông bà nội nó từng nói với anh ngày xưa mà nhỉ? Học nhanh thật, trẻ con đúng là dễ bị ảnh hưởng, học người lớn nhanh kinh khủng. Nghe mấy câu nói này, cảm giác vừa kỳ quái vừa dở khóc dở cười.
Lâm Quang Viễn cũng nhìn cậu bé vô cùng bất đắc dĩ: "Em tưởng vác bao cát là việc gì tốt lắm à? Còn bảo anh thay đổi, anh là bị ép buộc phải đi đấy chứ, chẳng phải tại ca em tàn nhẫn sao..."
"Sao tao tàn nhãn? Người ta 20 tuổi mới đi vác bao cát, mày 15 tuổi đã vác rồi, kiên trì thì còn kiếm được thêm 5 năm nữa so với người ta đấy."
"Hả?" Lâm Quang Viễn nghe xong não đột nhiên treo máy, luôn cảm thấy hình như anh nói có gì đó không đúng, nhưng nghe cũng thấy có lý.
"Oa- Thơm quá-"
Diệp Thành Dương như một con mèo ăn vụng, ngửi thấy mùi là lập tức bò xuống ghế chạy tới ôm chân cha nó.
Diệp Thành Hồ cũng phản ứng nhanh không kém, chạy tới: "Sữa lúa mạch- Sữa lúa mạch-"
Mỗi đứa ôm một chân, cốc sữa lúa mạch trên tay anh lắc lư, sữa sánh ra ngoài một chút: "Dừng dừng dừng, sắp đổ hết rồi, đừng động nữa, của Lâm Quang Viễn kìa, tự đi lấy trên bàn đi."
Hai đứa nghe xong lập tức buông ra ngay.
Lâm Quang Viễn nằm sấp trên lan can đầu giường, vui vẻ nói: "Dượng út ơi, chúng ta có thể ăn khô được không? Nghe nói ăn bột lúa mạch khô ngon lắm, cháu muốn ăn thử"
“Tùy bọn bây, vậy sáng mai ăn khô nhé."
"Bây giờ chúng cháu ăn thử một miếng được không ạ?"
"Được rồi."
Một mong ước đơn giản như vậy, anh hoàn toàn có thể đáp ứng được. "Tuyệt vời-"
Sau khi mong ước được đáp ứng, trên khuôn mặt của bọn trẻ đều rạng rỡ nụ cười hạnh phúc, đối với chúng, hạnh phúc đơn giản chỉ có vậy.
Ba đứa bưng cốc sữa lúa mạch, nhấp nháp từng ngụm nhỏ, muốn hương vị của sữa lúa mạch lưu lại trong miệng lâu hơn một chút, không thể vì được ăn khô một miếng mà đổ cả bát vào miệng.
Đợi chúng uống xong, Diệp Diệu Đông lại múc cho mỗi đứa một muỗng vào lòng bàn tay để chúng nhai khô.
Kết cấu hạt của bột lúa mạch giòn tan, hạt kêu lách tách trong miệng, nhai một cái là tan ngay, từ từ tan chảy trong miệng, môi và răng đều thơm ngọt, hạnh phúc vô cùng.
"Dượng út, ở đây tốt quá, cháu không nỡ về luôn."
"Tao không thiếu con trai, mày ở đủ rồi thì phải vê nơi mình đến chứ."
"Ôi, sao cháu lại không phải con của cô út nhỉ?"
"Mơ đi! Hai thằng con trai là đủ lắm rồi, tao không muốn có thêm đứa thứ ba đâu", Diệp Diệu Đông cáu kỉnh nói:'Uống xong rồi mau thổi nến đi ngủ đi, đừng có chần chừ ở đó mà chơi."
Nghe thì rất ngoan, nhưng vừa quay lưng đi, ba đứa lại chơi như cũ, ồn ào như cũ.
Tiếng ồn ào gần như còn lớn hơn bản giao hưởng bên ngoài, mái nhà không bị bão cuốn đi, nhưng suýt nữa thì bị tiếng ôn ào của chúng cuốn mất.
Nhà bên cạnh nghe thấy động tĩnh bên này cũng hò hét đáp lại, mấy đứa càng hăng say nói chuyện âm ï qua bức tường, tường còn bị chúng đập râm rầm.
Thế này sao mà chịu nổi?
Mẹ Diệp vừa mới sang nói chúng, bảo chúng mau đi ngủ, sau đó Lâm Tú Thanh cũng cầm roi sang quất mạnh mấy cái lên bàn, đồng thời bên cạnh cũng vang lên tiếng van xin tha thiết, mấy đứa mới chịu ngoan ngoãn nằm yên vị trí.
Bên ngoài gió rít gào, mưa rơi tí tách, sóng biển âm ầm rền vang, âm thanh hỗn tạp vang lên từng đợt, nhưng điều đó hoàn toàn không ảnh hưởng đến giấc ngủ ngon lành của lũ trẻ.
Ngay cả người lớn vốn cũng nơm nớp lo sợ sóng to gió lớn, nhưng do môi trường quá thoải mái, nằm một lúc rồi nửa đêm cũng ngủ thiếp đi.
Mãi đến sáng sớm hôm sau, gió đã ngừng chỉ còn mưa to như trút nước, cả nhà mới giật mình tỉnh dậy, mới biết tối qua mình đã ngủ say, ngay cả bão tan lúc nào cũng không hay.
Khi cha mẹ Diệp thức dậy, bà cụ đã ngồi đó nhóm lửa nấu cháo loãng, bà cười nói: "Bão đã ngừng rồi, may mà tối qua không bị dột, còn ngủ được một lúc."
Cha Diệp nhìn ra ngoài thấy mưa vẫn không ngớt, liền cầm áo tơi treo sau cửa mặc vào người: "Con ra ngoài xem thủy triều đã."
"Tôi cũng đi cùng ông xem thử." Mẹ Diệp tối qua không ra ngoài được, lúc này cũng vội vàng mặc áo tơi, đội nón lá đi theo.
"Ra làm gì, trời mưa to thế này cũng đòi đi..."
"Xem mà cũng không cho người ta xem à? Ông xem sóng của ông, tôi xem cá của tôi, tối qua gió to thế không biết đêm qua có cuốn đi..."
Hai vợ chồng cãi nhau, người trước kẻ sau ra khỏi cửa, tiếng của hai người cũng bị chặn lại sau cánh cửa.
Bà cụ vẫn ngồi trước bếp lò đốt lửa, bất động như núi, bà đã lớn tuổi rồi, không nên ra ngoài để người khác phải lo lắng, kiếm tiền là việc của người trẻ.
Chỉ là mẹ Diệp vừa bước ra khỏi cửa nhà, đã vội vàng gõ cửa kêu mở cửa.
Bà cụ còn tưởng xảy ra chuyện gì, vội vàng đứng dậy mở cửa: "Sao vậy? Có chuyện gì mà gấp thế? Bên ngoài vẫn đang mưa to..."
"Ôi đừng nói nữa, mẹ mau gọi mọi người dậy đi, bên bờ biển có nhiều sò biển lắm." Mẹ Diệp sốt ruột cắt ngang lời lải nhải của bà cụ, vội vàng vào trong gõ cửa phòng của vợ chồng Diệp Diệu Đông.
Anh lo sóng to gió lớn, đêm qua gần như không ngủ được, lúc này đang ôm vợ ngủ ngon lành, mẹ Diệp gấp gáp gõ cửa, làm hai vợ chồng giật mình tỉnh dậy, còn tưởng ngôi nhà bị bão cuốn đi mất.
Diệp Diệu Đông cũng không kịp mặc áo, chỉ mặc quần đùi, cầm áo ba lỗ vội vàng chạy ra mở cửa: "Sao vậy? Nước triều dâng lên rồi à?"
Anh vừa nói vừa lo lắng kéo áo qua đầu.
"Nhanh đi nhặt sò biển đi, sò chất đống đầy bãi biển, như gạo ấy, các con mau đi đi- gọi vợ con đi cùng luôn... mẹ đi gọi anh cả anh hai con..."
"Ối giời, thật sự như gạo luôn, bên bờ biển đã có người dùng sọt xúc rồi... nhanh lên..."
Mẹ Diệp chân tay lanh lẹ vừa nói vừa đi ra ngoài, vẻ mặt vui mừng lại gấp gáp ấy, chỉ muốn gắn bánh xe lửa vào chân.
Diệp Diệu Đông ngạc nhiên nhìn mẹ đi, liên vội vàng vào nhà mặc quần: "Anh ra ngoài xem tình hình thế nào đã, không biết có bao nhiêu sò biển mà mẹ hồ hởi thế"
Lâm Tú Thanh cũng vội vàng dậy mặc quần áo: "Chắc là không ít đâu, không thì mẹ đâu có hồ hởi vội vàng sang gõ cửa thế, chắc chắn là tối qua bão cuốn nhiều sò lên bờ rồi."
"Ra ngoài xem thử đã, bên ngoài vẫn đang mưa, trời vẫn còn âm u lắm."
"Mới 5 giờ 50, cơn mưa này nhìn cũng không to bằng hôm qua, cũng không có gió mấy, chắc bão đã đi qua rồi."
"Ừ, em cứ từ từ, anh ra ngoài xem trước đã."
Đôi ủng đi mưa tối qua bị ướt vẫn chưa khô, chân nhét vào trong, cảm giác ẩm ướt lạnh buốt, nhưng biết làm sao, chỉ có một đôi ủng này thôi, ướt cũng phải đi, trời mưa, đâu thể đi dép lê ra bãi biển được.
Ra ngoài rồi, Diệp Diệu Đông cũng chẳng buồn rửa mặt, vội vàng cầm áo tơi đứng ở cửa vừa mặc vừa nhìn về phía xa xa.
Mưa sáng sớm đã dần nhỏ hạt, mưa phùn rơi lất phất, từ mái hiên nhỏ giọt xuống, cũng không có gió mấy, chỉ cảm thấy hơi lạnh. Xa xa, bầu trời vẫn âm u, trời nước một màu, đều rất tối tăm đục ngầu.
Cổng sân mở toang, chỉ thấy bên bờ biển có mấy người ngồi xổm, cụ thể có bao nhiêu sò biển cũng không nhìn rõ, chỉ cảm thấy bên bờ biển dường như nhô ra thêm một đường cong, bên cạnh anh hai chị dâu vừa hay vội vàng chạy ra, hàng xóm lân cận cũng chạy về phía bờ biển.
Anh mặc áo xong cũng đội nón lá, cũng dâm mưa chạy ra ngoài.
Không có sức cản của gió, chạy cũng thoải mái hơn nhiều.
Vừa chạy ra khỏi cửa, anh đã thấy dưới đất rải rác không ít cá tôm cua, nhìn chất lượng không được tốt lắm, cá cũng hơi nhỏ, không bằng mấy thứ họ hôm qua dầm mưa gió nhặt được, không biết có phải đã bị người dậy sớm chọn lọc qua một lượt rồi không.
Thật sự lúc không có gì ăn thì mấy thứ này nhặt về cũng đều ăn được cả.
Dù sao lúc này anh chẳng thèm liếc mắt nhìn, coi như không thấy trực tiếp bỏ qua, bước đi luôn.
Nếu là lúc khác anh rảnh rỗi thì có lẽ còn nhặt một ít, lấy về làm mồi câu cá cũng được, bây giờ thì thôi vậy.
Khi anh chạy đến gần, anh thấy ven bờ từng mảng từng mảng ngao, sò biển, sò non, rong biển, các loại động vật thân mềm, quanh bờ biển tạo thành một đường cong nhỏ, cũng kinh ngạc vô cùng.
Mới qua có một đêm, mà những con sò này đã có thể bao quanh bờ biển thành một vòng nhỏ rồi.
Bạn cần đăng nhập để bình luận