Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982

Chương 298: Quấy rối tận nhà

Chương 298: Quấy rối tận nhàChương 298: Quấy rối tận nhà
Do nhà anh ở ven biển, xung quanh ít hộ dân, cách trung tâm thôn một đoạn nên sáng nay hoàn toàn không biết chuyện bàn tán trong thôn.
Cho đến khi xách thùng ra bến cảng, anh mới nghe mọi người bàn tán, nói đã bắt được tên trộm lưới gần đây, là con út nhà Hứa Lại Tam, xen lẫn một vài câu chửi rủa.
Anh ngước nhìn cái loa trên mái hiên ở điểm thu mua, không hề có động tĩnh gì, tò mò hỏi người bên cạnh: "Rồi sao nữa? Xử lý thế nào?"
"Còn xử lý thế nào, nghe nói tối qua bị bắt quả tang rồi, Bí thư Trần đến nhà dạy dõ, còn nói sáng nay sẽ phát thanh cảnh cáo, trừng phạt. Nhà nó hoảng hốt xin xỏ Bí thư Trần đừng phát thanh, nói nó sắp cưới vợ, không thể mất danh dự, nhờ ông đừng phát loa, nhục lắm."
Người bên cạnh cũng nói: "Biết nhục mà vẫn trộm cướp lung tung à? Ai trong thôn không biết nó bẩn tay? Còn danh dự gì nữa?"
"Truyền miệng thì sớm muộn gì cũng qua, nhưng phát thanh liên tục thì cả nhà đều mất mặt."
"Đúng vậy, nhưng xử như vậy quá nhẹ với nó... Một hai lần còn được, nó là tên tái phạm, hai ba ngày lại trộm cắp, lần này nghe nói trộm lưới khá lâu rồi, may bị bắt quả tang, nếu không người khác còn bị thiệt hại nhiều."
"Biết làm sao, cùng làng xóm, bà già kia lại lợi dụng tuổi tác, Bí thư Trần cũng khó xử lắm, nên sáng nay chỉ phát đôi lần rồi ngưng."
"Nghe nói dù vậy bà già đó vẫn lao lên nhà Bí thư Trần gây sự, ngồi khóc trước cửa, Bí thư Trần đe dọa sẽ phát thanh liên tục 3 ngày 3 đêm nếu còn ồn ào, bà ta mới thôi."
"Chậc chậc... người ta nói nhà có một bà già như có một báu vật, mà bà già nhà này... cũng khó trách gia đình có tiếng xấu..."
"Thật là hời cho thằng nhóc đó..."
"Hời cái gì? Mấy đứa nhỏ nhà Kim Kiến Cường và Trần Vĩnh Quý nói sẽ chặn đánh nó, còn hai anh em nhà kia cũng bảo đấm nó một trận..."
"Phải đánh mới được... nghe nói hôm qua cũng bị đánh một trận rồi..."
"Chắc phải 10 ngày nửa tháng nó mới dám ra đường..."
"Cùng một làng mà, sợ gì không gặp để đấm? Nó có thể không đi vệ sinh à?"
Diệp Diệu Đông nghe xong cũng bất ngờ, Bí thư Trần này yếu quá, không biết có phải bà già kia khó chơi không.
Một số người già thật đáng ghét, lợi dụng tuổi tác, ai cũng không dám động tới, chứ bà nội nhà anh tốt lắm.
Thật đáng ghét, bao bố lại có thêm công dụng nữa rồi, thói quen mang bao bố khi ra ngoài vẫn phải giữ mới được. Sau này bất cứ lúc nào cũng có thể dùng tới.
Không biết thằng kia có hối hận không, công khai phê bình một lần còn tốt hơn bị đánh hoài.
Quyết định sẽ mang bao bố theo bên mình, anh xách thùng đi tới chiếc thuyền nhỏ của mình. Không ngờ, lúc anh không có nhà, bà già kia và mẹ của Hứa Lai Phú vô liêm sỉ chạy tới chửi bới trước cửa, còn đòi bồi thường tiền thuốc, sau đó bị mẹ Diệp và các cô của anh đuổi đi.
Đến trưa khi về nhà anh mới hay chuyện do anh trai kể.
Diệp Diệu Đông liền nổi giận, đệt mẹ, tao không tìm mày tính sổ, mày dám chạy tới nhà tao chửi à.
Mặt anh lập tức đằng đằng sát khí, ban đầu còn rất vui vì không bị mất cá, thu hoạch cũng khá, giờ thì tối sâm mặt, đặt thùng xuống rồi đi ra ngoài.
Lâm Tú Thanh liền níu anh lại: "Sao thế anh? Anh định làm gì? Thôi bỏ đi, không có gì đâu, mẹ và các cô đuổi họ đi rồi, cũng không khiến mấy người đó được hời đâu."
Diệp Diệu Đông sợ giằng co làm cô té ngã nên không dám giật tay: "Em bị chửi oan mà? Quá vô liêm sỉ, đúng là cả nhà đều xấu xa."
"Mẹ đã mắng bọn họ một trận rồi, hai mẹ con đi mà cúi gằm mặt xuống đất, thôi được rồi, họ cũng không dám lên nữa đâu, vào nhà ăn cơm đi." "Đúng đấy Đông Tử à, cũng chẳng có chuyện lớn gì, miệng lưỡi mẹ ghê lắm, giờ con cũng đâu thể xông vào nhà người ta chửi mắng được, như vậy sẽ bị oan đấy, người ta đang có cơ hội mà." Diệp Diệu Bằng nói rồi kéo anh vào nhà: "Ăn trưa đã, về ăn cơm đi, làm việc cả sáng chắc mệt và đói lắm rồi."
Lâm Tú Thanh cùng Diệp Diệu Bằng mỗi người kéo anh vào nhà, anh chỉ biết nhịn cơn giận, chửi vài câu rồi đi theo họ vào trong, đành tính sổ sau.
Lúc này anh cũng có cảm giác bức bối như A Quang hồi đó. Đệt, đúng là cả nhà toàn cực phẩm.
Diệp Diệu Bằng kéo anh vào bàn ăn rồi mới yên tâm ra ngoài, đóng cửa lại.
Lâm Tú Thanh vỗ về an ủi anh: "Em không giận, anh giận cái gì?"
"Giá mà em hung dữ, hai tay chống hông, bọt mép bay tứ tung chỉ thẳng vào mũi chúng mà chửi rồi cầm chổi đuổi ra ngoài, có lẽ anh sẽ không giận nữa."
Cô cười khúc khích: "Giá em có tài đó, chắc đã khống chế được anh từ lâu rồi, mỗi ngày la mắng anh đến nỗi máu me từ đầu đến chân, không dám bước ra cửa."
À... nói thật đấy, nếu vợ hung dữ đến thế, có lẽ sẽ không còn là vợ trong mộng của anh nữa.
Được cô an ủi, sơn giận của anh cũng giảm đi nhiều.
"Lần sau có việc gì cứ né tránh đi, hoặc về nhà cũ tìm mẹ luôn. Em là dâu ở đây, không thể chống lại được những người phụ nữ ở quê đâu."
"Em không sao, chị dâu cả và chị dâu hai cũng đã giúp mắng lại rồi. Xả giận xong, ăn cơm trước đã, em đi múc cơm cho anh, hai đứa nhỏ cũng đói rồi."
Diệp Diệu Đông thấy hai đứa trẻ hiếm khi ngoan ngoãn ngồi im lặng, không dám kêu ca gì, anh cũng vứt luôn cơn giận ra sau đầu, kẻo làm bọn nhỏ sợ.
Anh bảo Lâm Tú Thanh: "Lát mua bột trân châu cho chúng ăn, đừng để chúng hoảng sợ."
"Em biết rồi, nhưng chắc không đến nỗi, hai đứa bình thường rất can đảm mà."
"Phòng bệnh còn hơn chữa bệnh." "Được."
Trẻ con thật ra rất nhạy bén, biết quan sát sắc mặt người lớn. Bình thường ăn cơm, hai đứa cãi nhau giành ăn chung một bát, ôn ào không chia đều, anh lớn la lối "của tao của tao', em bé cũng bắt chước lại, ai cũng không nhường ai.
Nhưng bây giờ hai đứa hiếm hoi ngồi im lặng, chỉ ăn thức ăn mẹ múc vào bát, ngoan như hai chú chim cút.
Anh vuốt đầu đứa con lớn, hỏi: "Sáng có người đến gây sự, con sợ không?”
"Con không sợ, bà nội mắng bọn họ là yêu quái già, ít làm quỷ mới có thể sống lâu, đừng hại con cháu, mắng hay lắm... rất hay..."
Anh lớn nói càng lúc càng hăng hái, đâu còn vẻ ngoan ngoãn ban nãy, Diệp Diệu Đông trợn tròn mắt.
Bạn cần đăng nhập để bình luận