Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982

Chương 13: Đi đến bãi biển(1)

Chương 13: Đi đến bãi biển(1)Chương 13: Đi đến bãi biển(1)
Sau khi cha Diệp ra khỏi cửa, bác cả Diệp và bác hai Diệp cũng đến bến tàu xem thuyền.
Sắp đến mùng một rồi, gần đây thủy triều đã rút xuống, nếu thuyền bị mắc cạn, đêm nay sẽ không thể ra biển nữa cho nên họ muốn đi xem một chút, họ mắc thuyền ở bên ngoài, nhân tiện đi mua một thùng dầu diesel thả trên thuyền, ban đêm họ còn phải tranh thủ một chút vận may để ra biển.
Hôm qua, họ bắt được một lưới đại hoàng ngư lớn, điều này làm cho họ rất phấn khích, họ hận không thể đi ra biển ngay lập tức, nhưng không được, thời gian quá ngắn, chỉ đi một lúc rồi trở vê cũng chỉ làm lãng phí tiền dầu diesel.
Những người phụ nữ trong gia đình cũng ngồi trước cửa cầm lưới đánh cá, họ bắt đầu công việc đan lưới đánh cá thường ngày.
Điều khác biệt chính là, hôm nay họ đều rất hăng hái, chỉ cần xây xong nhà là có thể ra ở riêng rồi cho nên người nào cũng rất hào hứng.
Lâm Tú Thanh cũng rất vui mừng, môi và răng có lúc còn va chạm vào nhau, huống chỉ là chị em dâu, cô cũng muốn có nhà riêng, động tác đan lưới đánh cá của cô trở nên nhanh hơn.
Làng chài của họ gọi là thôn Bạch Sa, cách thị trấn rất xa, nếu đi đường núi phải mất hơn một tiếng đồng hồ, phụ nữ phải chăm sóc gia đình, không thể ra ngoài làm thêm kiếm tiền, công việc duy nhất mà họ có thể kiếm tiền đó là đan lưới đánh cá.
Công việc này tuy rằng rất ít tiền nhưng nhẹ nhàng, có thể làm việc ở nhà, những người phụ nữ sống ở ven biển như họ, ai cũng biết đan lưới đánh cá, vá lưới đánh cá, còn đàn ông trong thôn sẽ dành thời gian để ra ngoài làm việc vặt, hoặc làm ruộn , nếu có thuyền thì họ ra khơi đánh cá, chuyện này tương đối hiếm .
Lâm Tú Thanh đã gả tới đây được vài năm, cô cũng đã học được cách đan lưới đánh cá, dù sao thì người đàn ông của cô cũng không chịu làm gì cả , cô chỉ có thể dựa vào chính mình để tích gop tiền . Ai cũng có công việc riêng của mình, ngược lại Diệp Diệu Đông lại là người nhàn dỗi nhất, ngay cả bà cụ cũng giúp họ sâu kim.
Anh bước đi, ngồi xổm xuống bên cạnh vợ, cầm lưới đánh cá cô đan trên tay, tò mò hỏi: "Lưới đánh cá này, một ngày em có thể đan được mấy cái?"
Lâm Tú Thanh có hơi hiểu nhìn anh: "Tâm năm đến sáu cái, con nhỏ khóc nháo, công việc thì nhiều, không thể nào làm nhiều hơn, chị dâu cả và chị dâu hai có thể làm nhiều hơn một chút.
"Vậy một ngày em có thể kiếm được bao nhiêu tiền?"
"Mấy sợi lông này còn không đến một tệ."
Diệp Diệu Đông ghét bỏ nhìn thoáng qua lưới đánh cá, bĩu môi, tiền công quá ít!
Vào lúc anh đang định quay đầu nói điều gì đó thì đứa con trai thứ hai của anh, Diệp Thành Dương đã tiến lại gân anh, nó còn nhét miếng dưa hấu đầy nước miếng vào miệng anh, anh sốc đến nỗi ngồi phịch xuống đất, vội vàng nhổ ra.
"Phì phì -ôi- con có cảm thấy buồn nôn hay không, mình ăn không hết còn nhét vào miệng cha."
Mẹ Diệp ở bên kia liếc anh một cái: "Con cái hiếu thuận với anh, mà anh còn ghét bỏ nó."
"Nếu mẹ không chê thì con cũng lấy một miếng dưa dính đầy nước miếng đút cho mẹ ăn! Lòng tốt của con cái, xin mẹ đừng ghét bỏ!"
"Anh đừng có làm cho mẹ buồn nôn, anh bao nhiêu tuổi, nó bao nhiêu tuổi, đến cả sữa và nước miếng của em bé cũng rất sạch đấy."
"Cả ngày sờ hết chỗ này đến chỗ khác, cái gì cũng nhét vào trong miệng mà còn có thể nói là sạch sẽ sao?" Diệp Diệu Đông phủi mông đứng dậy, anh thấy con trai sắp đạp lên lưới đánh cá để bày trò, anh vội vàng xách nó sang một bên: "Đừng nghịch ngợm, còn nghịch nữa cha sẽ đánh con."
"Anh đừng hù dọa nó, nó thì biết cái gì chứ? Hiếm có dịp hôm nay anh không chạy ra ngoài chơi thì ở nhà trông coi con nhỏ đi, để cho vợ đan được nhiều lưới." "Lệ Hương - thủy triều đã rút đừng đan lưới nữa, mau ra biển thôi..."
Tên thật của mẹ Diệp là Trần Lệ Hương, bà là con thứ hai trong nhà, bà còn chưa nói hết câu đã bị người khác cắt ngang, cho nên bà đã ngẩng đầu lên nhìn qua đó, thì ra là chị cả đang gọi bà.
Bà là người của thôn này, lấy chồng ở thôn này, đầu năm nay nhà nào cũng sinh rất nhiều con cái, cả thôn Bạch Sa có đến bốn năm trăm hộ dân, một nửa trong số đó là thì họ hàng thân thích của nhau.
"Ngày mai mới là mùng một, hôm nay thì có cái gì để đào chứ?" Tuy rằng nói như vậy, nhưng bà vẫn cắm kim con thoi vào lưới rồi đứng dậy.
"Cứ đi xem một chút thì biết, cũng không mất quá nhiều thời gian đâu, nghe nói đã có người tới đó rồi, em nhanh lên đi, chị đi trước đây."
Bạn cần đăng nhập để bình luận