Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982

Chương 177: Niềm vui khi cưới vợ(1)

Chương 177: Niềm vui khi cưới vợ(1)Chương 177: Niềm vui khi cưới vợ(1)
Nhìn thấy cái nồi lớn bày trước cửa hàng đang xào hồ mân nam, anh lại dừng chân, anh nhớ bà cụ thích ăn hồ mân nam lắm.
"Ông chủ, gói cho tôi một bát hồ mân nam."
"Đưa hộp cơm cho tôi!"
"Hả?"
Anh không mang theo hộp cơm!
"Thôi vậy, lần sau mual"
Sau khi nhìn quanh phố và không thấy ai bán vải, anh hỏi người qua đường thì mới biết cửa hàng bán vải nằm sâu trong hẻm.
Nghe theo lời dặn của vợ, anh chọn một miếng vải màu xanh đậm, một miếng vải màu xám đen, mỗi loại đều cắt hai mét.
Vải vóc quần áo đàn ông cũng không có hoa văn nào cả, chỉ có phụ nữ mới đa dạng hơn.
Anh nhìn thoáng qua xung quanh, đủ loại vải nhiều màu sắc, rất thịnh hành vào thời điểm này.
Nghĩ đến việc ngày nào vợ mình cũng mặc đen xám lam, quần áo tươm tất một chút cũng không có, anh liều mạng mặc kệ nguy cơ sẽ bị mắng: "Ông chủ, cắt thêm hai mét vải bông hoa màu vàng này đi."
"Ánh mắt của đồng chí tốt thật đấy, đây là mẫu mới nhất, chất lượng lại dễ mặc, bền chắc còn rất đẹp..."
Đúng thế, đi dạo trên đường đều thấy mọi người mặc quần áo màu tối, tấm vải hoa này thật sự trông rất đẹp.
Anh vui vẻ ôm mấy khúc vải đã cắt trong tay, cũng không định đi dạo nữa. Nếu đi thêm thì chắc chắn sẽ phải dùng tiền, mua những thứ này cũng đủ khiến anh bị mắng rồi. Lúc về cũng không cần phải đi bộ, thời tiết nóng bức thế này, anh cũng sắp bị lột một lớp da luôn rồi.
Vừa ngồi lên, không ngừng có người mang theo đậu phộng hạt dưa, đủ loại bánh ngọt bánh dầu lên xe chào hàng, vẫn có rất nhiều người mua rải rác.
Trong xe cũng chất đầy giỏ hàng và đòn gánh, nhiều người vội vã ra ngoài bán hàng, trong không khí thoang thoảng mùi thức ăn hòa lẫn với mùi mồ hôi, còn có mùi tanh của hải sản, không cần phải nói đến những mùi phức tạp hơn. Cũng may là anh ngồi gần cửa sổ, chỉ cần mở một khe nhỏ để gió lùa vào là được rồi.
Chờ sau khi trên xe đầy người thì mới di chuyển.
Vì là xe buýt nhỏ của làng nên mọi người lên xe xuống xe liên tục, chạy tiếp rồi ngừng lại.
Lắc lư như thế khoảng chừng mười phút là đến cửa thôn, Diệp Diệu Đông mới hét lên xuống xe ở đây thì xe mới ngừng lại.
Anh xách thùng đi thẳng về nhà, đúng lúc nhìn thấy mẹ đang chở đồ ăn biến mất ở ngã tư, anh cũng không kịp chào bà.
Vừa vào nhà thì đã nhìn thấy đám trẻ con tự ngồi vào bàn ăn cơm, chỉ có Diệp Thành Dương là ngồi trên đùi em gái cho em ấy đút, bà cụ đang gắp thức ăn cho bọn nhỏ.
"Anh ba về rồi hả?"
"Chú ba đã về -"
"Cha -
"Ăn cơm đấy à? Đúng lúc bổ sung thêm đồ ăn cho mấy đứa!"
Diệp Diệu Đông kẹp vải vóc dưới nách, vươn tay lấy bánh dầu trong thùng. Anh đặt bọc giấy lên bàn, đôi mắt bọn nhỏ lập tức sáng ngời, mỗi đứa đều hú lên rồi vội vàng bò xuống ghế chạy đến.
"Bánh dầu -"
"Bánh dầu kìa -" "Thơm quá đi -
"Chú ba quá tuyệt vời!"
Diệp Tuệ Mỹ nhìn thấy trong tay mỗi đứa đều cầm một cái gặm ăn, cô ấy trừng mắt: "Anh ba đột nhiên trở nên giàu có hả? Mua nhiều như thế, cũng không sợ chị ba mắng anh, nếu mẹ nhìn thấy thì chắc chắn sẽ cầm roi quất anh."
"Không đâu, sáng nay anh bán ốc móng rồng với giá tốt, bảo đảm sẽ khiến mẹ với vợ vui chết đi được."
Diệp Diệu Đông cũng đưa một cái cho bà cụ, bà cụ đau lòng nói: "Sao lại mua nhiều thế này? Bao nhiêu đây thì mất bao nhiêu tiền rôi? Cháu giữ lại ăn đi, bà không ăn."
"Không nhiều lắm đâu, bà ăn đi ạ, cháu đã ăn trên đường về nhà rồi."
Diệp Tuệ Mỹ đáp lời: "Thật hay giả thế? Đó không phải là ốc chân rùa hay sao? Còn có người nghe anh lừa gạt nữa hả?"
Lời này khiến Diệp Diệu Đông không vui: "Gì mà lừa gạt chứ? Là bọn em không biết hàng mà thôi, anh gặp được người biết hàng."
"Vậy anh bán được bao nhiêu? Lại còn hào phóng như thết"
"Không nói cho em biết!"
"Xời - Nhiều nhất cũng mười mấy đồng!"
Anh hả hê đáp: "Ít quát"
Bạn cần đăng nhập để bình luận