Trở Về Làng Chài Nhỏ Năm 1982

Chương 178: Niềm vui khi cưới vợ(2)

Chương 178: Niềm vui khi cưới vợ(2)Chương 178: Niềm vui khi cưới vợ(2)
"Hơn nữa hả?" Diệp Tuệ Mỹ ngạc nhiên nhìn anh.
"He he, ăn cơm của em đi, trong nồi còn gì không?”
"Không còn, mẹ tính toán rất vừa vặn. Anh muốn ăn cơm thì chỉ có thể đến khu đất nền xem thử còn thừa gì không."
"Vậy thôi đi, lát nữa anh đến sau."
Anh xách thùng vào nhà, bên trong còn có mấy cái bánh dầu, tránh việc để bên ngoài lại bị mấy thằng nhóc thúi ăn trộm. Anh giấu bánh in, vải vóc thì cứ nhét vào ngăn tủ là được.
Sau khi cất kỹ đồ đạc và giấu tiền, anh mới đi ra ngoài.
"Mấy đứa ăn nhanh lên, ăn xong chú lại dẫn đi phơi nắng!"
Diệp Tuệ Mỹ cười rạng rỡ: "Làm như bọn nhỏ chưa từng phơi nắng vậy đó, mẹ mới nói là không được để bọn nhỏ chạy lung tung, kẻo bị say nắng."
"Vậy thì thôi, anh đi ên vậy."
"Vậy anh tiện đường xách thùng trà qua đó đi, vừa rồi mẹ muốn xách theo mà không được, chỉ có thể chờ lát rảnh lại đến lấy sau, đúng lúc anh cũng tiện đường."
"Ừm.
Chờ đến khi anh xách theo thùng nước trà đi qua thì mọi người cũng vừa cơm nước xong xuôi, đang ngồi nghỉ ngơi dưới bóng râm.
Anh chào hỏi A Quang đang cởi trần trước: "Sao lại tích cực thế này? Còn làm việc đến tận bây giờ, về nhà đi, trời nóng lắm, đã thuê rất nhiều công nhân rồi mà."
"Không sao."
"Đến đây ăn bánh dầu nè."
"Mua trong thị trấn đấy à?"
"Ừ." Dù sao cha với anh cả cũng ra biển rồi, đúng lúc còn dư hai cái. Lại cầm cái khác đưa cho vợ, anh xách thùng nước trà đến cho mẹ mình: "Mỗi người một cái.
"Cái gì?"
Quả nhiên, mẹ Diệp nhìn thấy nhiều bánh dầu như thế thì lập tức nhíu mày. Bà đang định mắng Diệp Diệu Đông thì anh đã chặn miệng bà.
"Đừng mắng con! Con bán ốc móng rồng với giá tốt, vì thế mới muốn mua cho mỗi người một cái."
Mẹ Diệp bị dời lực chú ý, ngạc nhiên nhìn anh: "Thật sự là bảo vật à?"
"Không thì sao nữa?”
"Bán được bao nhiêu?”
"Không nói cho mẹ biết đâu."
"Vậy thì đưa vợ giữ đi, trong túi quần mới có ít tiền mà đã tiêu xài phung phí thế rồi, còn mua nhiều bánh dầu như vậy nữa, chờ lát về chia cho mấy đứa nhỏ ăn đi."
"Bọn nó đều ăn hết rồi." Anh nói xong cũng đến chỗ A Quang, tránh việc bị mẹ lải nhải mãi không thôi.
Lâm Tú Thanh cũng rất muốn biết bán được bao nhiêu nhưng cô nhịn được, chờ tối về lại hỏi cũng không muộn.
Chỉ là không ngờ vào buổi tối, thế mà còn có điều bất ngờ đang chờ cô.
Nhìn thấy anh đứa khúc vải hoa vàng như đưa báu vật đến trước mặt cô, cô muốn mắng nhưng lại không mắng được, trong tay cô còn đang cầm hơn chín mươi đồng mà anh đưa.
Trong lòng tính toán kỹ lại, gần như là số tiên này, anh cũng không giấu riêng được mấy xu, cô cũng không thật sự bảo anh nói cho cô biết đã tiêu hết bao nhiêu tiền.
"Mua thì thôi vậy, lần sau không được tiêu tiền bừa bãi như thế. Ngày nào em cũng làm việc, mặc quần áo gì cũng được, có mặc là tốt rồi. Anh mua miếng vải này cho làm quần áo, đến khi nào mới mặc được đây?" Thật ra trong lòng cô rất vui, đây là mẫu mã thịnh hành nhất bây giờ, nếu ai có một bộ, mặc ra ngoài cũng rất vẻ vang.
Cô chỉ cảm thấy tiếc tiên mà thôi, hơn nữa mình lại làm việc cả ngày, cũng không có cơ hội mặc nó.
Còn o bằng giữ lại làm quần áo mùa đông, vậy thì cũng có thể mặc đi thăm người thân vào dịp Tết.
Diệp Diệu Đông cười ha ha nói: "Mặc lúc nào mà không được, miếng vải này rất bền đó, không sợ hỏng đâu."
Lâm Tú Thanh oán trách trừng anh: “Ai đi làm mà mặc đẹp vậy đâu?"
"Quần áo mua về để mặc mà, để lâu quá không nỡ mặc cũng sẽ cũ thôi."
"Được rồi, lần sau không được mua nữa."
May một bộ để mặc khi về nhà mẹ vào dịp Trung thu cũng được, để cha mẹ không cần phải lo lắng là cô sống không tốt nữa.
Bạn cần đăng nhập để bình luận